CHỈ NGUYỆT LỤC – HT THÍCH DUY LỰC

CHỈ NGUYỆT LỤC

(Nam Tuyền Ngữ Lục)

Nguyên Tác Hán Văn
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

Nguồn trang nhà Chùa Hải Đức

Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư (C.N. 747-834) quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hòe Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc. Ban sơ theo Pháp Tướng Tông, học giáo lý và giới luật, sư đi các nơi nghe giảng Kinh Pháp, như kinh Lăng Già, kinh Hoa Nghiêm v.v. rồi đi sâu vào Trung Quán Luận, Bách Môn Luận, sư thấu suốt diệu nghĩa của tất cả kinh luận. Sau cùng đến Thiền hội của Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư tham vấn, bỗng nhiên được khai ngộ, đắc du hý tam muội. Sư làm hành đơn (chức làm trong phòng ăn) nơi thiền hội Mã Tổ.

Một ngày kia, sư đang dọn cháo cho chư tăng, Mã Tổ hỏi:

– Trong thùng (đựng cháo) là cái gì?

Sư đáp:

– Ông già này, bịt miệng đi, nói lời thế này!

Mã Tổ bèn thôi.

Từ đó, các đồng tham chẳng ai dám cật vấn sư.

Năm mười một niên hiệu Trinh Nguyên nhà Đường (C.N. 795), sư làm trụ trì ở Trì Dương, ba mươi mấy năm chẳng xuống núi Nam Tuyền. Các tòng lâm tôn ngài là một vị thiền sư nổi bật.

Dưới núi Nam Tuyền có một am chủ; có người nói với am chủ rằng:

– Gần đây có hòa thượng Nam Tuyền ra đời, tại sao không đi để yết kiến.

Vị am chủ nói:

– Chẳng những Nam Tuyền ra đời, dẫu cho ngàn Phật ra đời, tôi cũng không đi.

Sư nghe rồi, sai đệ tử là Triệu Châu đi khám xét.

Triệu Châu đi từ đông qua tây, từ tây qua đông, am chủ cũng chẳng màng.

Châu nói:

– Thảo tặc đại bại!,

Rồi buông rèm xuống đi về, kể lại với sư.

Sư nói:

– Xưa nay ta nghi ông này!

Ngày hôm sau, sư cùng sa di đem một bình trà với ba cái chén đến am, liệng xuống đất, rồi nói:

– Hôm qua đó, hôm qua đó.

Am chủ hỏi:

– Hôm qua đó là gì?

Sư đánh vào lưng vị sa di một cái và nói:

– Chớ gạt ta! Chớ gạt ta!

Và liền quay đầu trở về.

Sư thượng đường (thăng tòa) rằng:

“Phật Nhiên Đăng đã nói rồi, nếu do tâm thức suy nghĩ sanh ra các Pháp, đều hư giả chẳng thật. Tại sao? Vì tâm còn chẳng có, làm sao sanh ra các Pháp, giống như lấy hình ảnh để phân biệt hư không, như lấy âm thanh để trong rương, cũng như thổi mạng lưới muốn cho đầy. Nên Lão Túc (Mã Tổ) nói: “Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật” để dạy các anh em thực hành.

Căn cứ lời Phật, thập địa bồ tát trụ Thủ Lăng Nghiêm tam muội, đắc pháp tạng bí mật của chư Phật, đắc tất cả thiền định giải thoát, thần thông diệu dụng, đến tất cả thế giới phổ hiện sắc thân, thị hiện thành Đẳng Chánh Giác, chuyển đại Pháp luân, nhập niết bàn, đem vô lượng nhập vào một lỗ chân lông, giảng một câu kinh trải qua vô lượng kiếp, nghĩa cũng chưa hết, giáo hóa vô lượng chúng sanh, đắc vô sanh pháp nhẫn, còn bị gọi là sở tri ngu, cực vị tế sở tri ngu, toàn trái với đạo, thực khó! thực khó! Trân trọng (cáo biệt).” (Nếu chấp theo những lời kể trên làm sở tri, thì bị gọi là sở tri ngu)

Sư thượng đường rằng:

“Các ông, lão tăng từ 18 tuổi đã biết cách làm kế sống, nay hễ có kẻ nào cũng biết cách làm kế sống thì ra đây cùng nhau thương lượng. Phải là người trụ núi mới được.” (Người trụ núi nghĩa là người sau khi ngộ). Lương cửu (cách một lát sau), sư nhìn khắp đại chúng, hiệp chưởng (chắp tay) nói: “Trân trọng, vô sự hãy mỗi mỗi tự tu hành đi.” Đại chúng đứng yên chẳng giải tán.

Sư nói:

– Thánh quả rất đáng sợ, người siêu việt số lượng còn chẳng nại hà (giống như không có cách nào đối phó), ta lại chẳng phải nó, nó lại chẳng phải ta – nó làm sao nại hà ta – những nhà kinh luận nói pháp thân là cùng tột, gọi là lý tận tam muội, nghĩa tận tam muội. Như lão tăng, khi xưa bị người dạy cách phản bổn hoàn nguyên, hiểu theo như thế là việc tai họa.

Các anh em, gần đây thiền sư quá nhiều, muốn tìm một người ngu độn chẳng thể được. Chẳng phải hoàn toàn không có, nhưng mà rất ít, nếu có thì ra đây cùng ta thương lượng. Như thời không kiếp, có người tu hành hay không? Có hay không? Sao chẳng ai đáp? Các ông bình thường lưỡi như dao bén (biện luận rất hay), nay ta hỏi đều không mở miệng, tại sao không ra đây nói?

Các anh em, chẳng kể việc lúc Phật ra đời. Mọi người hiện nay cứ gánh Phật trên vai mà đi, nghe lão tăng nói: “Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo” bèn tụ nhau suy đoán. Lão tăng chẳng có chỗ để các ông suy đoán, nếu các ông rút hư không làm cây gậy, đánh được lão tăng, thì mặc kệ các ông suy đoán.

Lúc ấy có tăng hỏi:

– Từ xưa chư tổ cho đến Giang Tây Mã Tổ đều nói: “Tức tâm là Phật, bình thường tâm là Đạo.” Nay hòa thượng nói Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo, khiến học nhơn rất sanh nghi hoặc, xin hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Sư lớn tiếng đáp rằng:

– Ông nếu là Phật, thì còn gì để nghi Phật như thế. Lão tăng chẳng phải Phật, cũng chẳng gặp Tổ Sư, ông nói như thế hãy tự tìm Tổ Sư đi.

Tăng nói:

– Hòa thượng dạy thế này, bảo học nhơn làm sao hội trì được,

Sư nói:

– Ông mau dùng tay nâng hư không đi.

Tăng nói:

– Hư không chẳng tướng động làm sao nâng?

Sư nói:

– Ông nói chẳng tướng động đã là động rồi, hư không làm sao biết nói chẳng tướng động, đây đều là kiến giải, tình chấp của ông thôi.

Tăng nói:

– Hư không chẳng tướng động còn là tình chấp, vậy hồi nãy bảo con nâng vật gì?

Sư nói:

– Ông đã biết chẳng nên nói nâng, còn tính ở đâu hộ trì nó?

Tăng hỏi:

– Tức Tâm là Phật, Tâm ấy làm Phật được chăng?

Sư đáp:

– Tức Tâm là Phật, Tâm ấy là Phật thuộc về tình chấp, đều do suy tưởng mà thành. Phật là trí nhơn, tâm là chủ chiêu tập nghiệp. Lúc đối vật mới có diệu dụng, Đại đức chớ nhận tâm nhận Phật. Nếu nhận được là cảnh, bị gọi là sở tri ngu. Nên Giang Tây Mã Tổ nói, chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, để dạy người đời sau thực hành. Hiện nay kẻ học đạo đắp y đi khắp nơi, nghi việc không đáng kể như thế này còn được chăng?

Tăng nói:

– Đã chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật, nay hòa thượng còn nói Tâm chẳng phải Phật, Trí chẳng phải Đạo, thật chưa rõ là thế nào?

Sư nói:

– Ông chẳng nhận tâm là Phật, Trí là Đạo, lão Tăng thì chẳng đắc tâm, vậy còn dính mắc chỗ nào?

Tăng nói:

– Thảy đều không được, đâu khác gì thái hư.

Sư nói:

– Đã chẳng phải vật, so thái hư cái gì? Lại bảo khác hay chẳng khác.

Tăng nói:

– Chẳng lẽ cũng không có “chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật chẳng phải Vật” luôn chăng?

Sư nói:

– Ông nếu nhận cái này thì lại thành Tâm thành Phật rồi!

Tăng nói:

– Xin Hòa thượng giải thích.

Sư nói:

– Lão tăng tự chẳng biết.

Tăng nói:

– Tại sao chẳng biết?

Sư nói:

– Bảo ta nói gì?

Tăng nói:

– Chẳng lẽ không cho học nhân hội đạo?

Sư nói:

– Hội đạo nào? Làm sao mà hội?Tăng nói:

– Con không biết!

Sư nói:

– Không biết thì tốt. Nếu chấp lấy lời lão tăng thì gọi là người y thông (y là dựa theo). Nếu gặp Di Lặc ra đời, thì sẽ bị ngài nắm tóc.

Tăng nói:

– Làm sao dậy kẻ hậu học đời sau?

Sư nói:

– Ông hãy tự khán, chớ lo người đời sau!

Tăng nói:

– Hồi nãy không cho con hội đạo, nay lại bảo con tự khán, thực con chưa rõ.

Sư nói:

– Âm thầm hội, diệu hội. Cho ông hội thế này.

Tăng nói:

– Thế nào là diệu hội?

Sư nói:

– Còn muốn học lời lão tăng! Dẫu nói được, cũng là lời của lão tăng, ông còn muốn làm sao?

Tăng nói:

– Con nếu tự hội được thì chẳng phiền hòa thượng. Nay con xin hòa thượng dậy bảo.

Sư nói:

– Chẳng lẽ chỉ đông chỉ tây để gạt người. Lúc ông còn mới bập bẹ sao không đến hỏi lão tăng, nay lại làm tài khôn nói ta chẳng hội, mong muốn cái gì? Ông ló đầu ra nói ta xuất gia làm thiền sư, vậy lúc chưa xuất gia đã từng làm cái gì? Hãy thử nói xem, ta sẽ cùng ngươi thương lượng.

Tăng nói:

– Lúc bấy giờ con không biết.

Sư nói:

– Đã không biết thì nay nhận được này nọ là phải chăng?

Tăng nói:

– Nhận được đã chẳng phải, chẳng nhận phải chăng?

Sư nói:

– Nhận với chẳng nhận là lời nói gì?

Tăng nói:

– Đến chỗ này con càng chẳng hội được.

Sư nói:

– Ông nếu chẳng hội ta còn chẳng hội hơn.

Tăng nói:

– Con là học nhân nên chẳng hội, còn hòa thượng là thiện tri thức thì phải hội.

Sư nói:

– Ông này! Đã nói với ông chẳng hội thì còn ai mà luận thiện tri thức. Chớ làm tài khôn! Xem khi Mã Tổ còn tại thế, có một học sĩ hỏi “Như nước không gân xương, nâng ghe muôn ngàn tấn. Lý này là thế nào? Mã Tổ nói: Ở đây chẳng nước cũng chẳng ghe, luận gì gân xương.” Học sĩ liền thôi. Như thế phải ít phí sức không? Cho nên ta thường nói: “Phật chẳng hội đạo, ta tự tu hành, vậy cần biết làm gì?

Tăng nói:

– Thế thì làm sao tu hành?

Sư nói:

– Không thể suy lường được.

Nói với ngươi tu như vậy, hành như vậy, thực khó.

Tăng nói:

– Vậy còn cho học nhân tu hành hay không?

Sư nói:

– Lão tăng chẳng thể chướng ngại ngươi.

Tăng nói:

– Con làm sao tu hành?

Sư nói:

– Muốn hành thì hành, cứ tìm hỏi người khác.

Tăng nói:

– Nếu chẳng nhờ thiện tri thức chỉ thị, làm sao hội được. Như hòa thượng thường nói tu hành cần phải hiểu mới được. Nếu không hiểu thì e lọt vào nhân quả, chẳng có phần tự do. Chưa rõ tu hành thế nào mới khỏi lọt vào nhân quả.

Sư nói:

– Chẳng cần thương lượng. Nếu nói đi tu hành, chỗ nào không đi được.

Tăng nói:

– Làm sao đi được?

Sư nói:

– Chẳng lẽ tùy người mà tìm được.

Tăng nói:

– Hòa thượng chưa nói, bảo con làm sao tìm?

Sư nói:

– Dẫu cho nói, đi chỗ nào tìm? Như ông từ sáng tới chiều đi đông đi tây, thương lượng với ai? Được hay không được. Người khác làm sao mà biết.

Tăng nói:

– Lúc đi đông đi tây đều không suy nghĩ, phải chăng?

Sư nói:

– Lúc ấy ai nói phải với chẳng phải.|

Tăng nói:

– Hòa thượng thường nói “Ta ở tất cả nơi mà vô sở hành, tất cả nơi câu thúc ta chẳng được, gọi là biến hành tam muội, phổ hiện sắc thân”, tức là lý này chăng?

Sư nói:

– Nếu kẻ tu hành chỗ nào chẳng đi được, chẳng nói câu với bất câu, cũng chẳng nói tam muội.

Tăng nói:

– Vậy khác gì có pháp để đắc bồ đề đạo?

Sư nói:

– Chẳng kể khác hay chẳng khác.

Tăng nói:

– Cái thuyết tu hành của hòa thượng siêu việt và khác với đại thừa, chưa rõ thế nào?

Sư nói:

– Chẳng quản khác hay chẳng khác. Ta chưa từng học. Nếu muốn xem giáo thì có tọa chủ, kinh luận. Các nhà giáo môn thật rất đáng sợ. Ông hãy đi nghe tốt hơn.

Tăng nói:

– Rốt cục khiến học nhân làm sao mà hội.

Sư nói:

– Theo sự hỏi của ông vốn chỉ ở bên nhân duyên, thấy ông còn chẳng nại hà. Duyên là nhận được vật trên sáu cửa. Ông hãy hội bên Phật rồi đến thương lượng với ta. Chớ truy tìm thế này, chẳng phải thế này, chớ lấy lời cổ nhân hành hạnh bồ tát. Duy có một người hành thiền, ma Ba Tuần lãnh các quyến thuộc thường theo dõi sau lưng bồ tát, tìm chỗ tâm hành khởi lên liền chấp ngã. Nhưng trải qua vô lượng kiếp tìm chỗ một niệm khởi cũng chẳng thể được, mới cùng quyến thuộc l tạ, tán thán cúng dường, ấy còn là cấp bậc tiến tu, người trung hạ căn lại chẳng nại hà, huống là chỗ tuyệt công dụng, như Văn Thù, Phổ Hiền thì khỏi cần nói. Thế nào là đạo hành của ông? Là có hay không? Tìm người hành một ngày cũng chẳng thể được. Hiện nay cứ từ đầu năm đến cuối năm đi khắp nơi chỉ là tìm cứu cánh làm cái gì? chỉ là đầu môi chót lưỡi sinh ra kiến giải.

Tăng nói:

– Lúc bấy giờ chẳng tên Phật, chẳng tên chúng sanh, khiến con làm sao suy nghĩ thực hành.

Sư nói:

– Ông nói chẳng tên Phật chẳng tên chúng sanh đã là suy nghĩ rồi, cũng là nhớ lời người khác.

Tăng nói:

– Nếu như thế tất cả đều thuộc về việc lúc Phật ra đời, chẳng thể không nói.

Sư nói:

– Ông làm sao nói?

Tăng nói:

– Giả sử nói, nói cũng không tới.

Sư nói:

– Nếu nói là nói không tới, là lời tới. Ông uổng công truy tìm, ai làm cảnh cho ông tìm.

Tăng nói:

– Đã không vì làm cảnh, ai là người bên kia?

Sư nói:

– Nếu ông không dẫn chứng giáo lý thì nơi nào để luận Phật. Đã chẳng luận Phật, lão tăng luận với ai mà nói bên đây bên kia.

Tăng nói:

– Quả dù chẳng trụ đạo, nhưng đạo hay làm nhân, là nghĩa thế nào?

Sư nói:

– Ấy là lời cổ nhân. Hiện nay không thể không trì giới. Ta chẳng phải nó, nó chẳng phải ta. Cứ làm theo như con trâu con chồn! Hễ nổi lên một niệm thấy khác thì khó mà tu hành.

Tăng nói:

– Một niệm thấy khác thì khó mà tu hành là thế nào?

Sư nói:

– Mới một niệm thấy khác liền có hai gốc tốt xấu. Chẳng phải tình kiến đuổi theo nhân quả họ, lại còn có phần tự do gì?

Tăng nói:

– Thường nghe hòa thượng dậy Báo thân Hóa thân đã chẳng phải Phật thật, vậy Pháp thân là Phật thật chăng?

Sư nói:

– Đã là Ứng thân rồi!

Tăng nói:

– Nếu như thế này thì Pháp thân cũng chẳng phải Phật thật.

Sư nói:

– Pháp thân là thật hay chẳng thật, lão tăng không lưỡi, không nói được, ông bảo ta nói là được thì được.

Tăng nói:

– Ngoài lìa tam thân, pháp nào là Phật thật.

Sư nói:

– Ông này! Cùng ông già tám chín chục tuổi chửi lộn, nói với ông rồi đó, còn hỏi gì lìa, chẳng lìa, bộ muốn đem đinh đóng hư không hay sao?

Tăng nói:

– Theo kinh Hoa Nghiêm là Pháp thân Phật thuyết, là thế nào?

Sư nói:

– Ông vừa nói lời gì?

Tăng nhắc lại.

Sư nhìn qua nhìn lại rồi than:

– Nếu là Pháp thân thuyết, ông hướng vào chỗ nào để nghe?

Tăng nói:

– Con chẳng hội.

Sư nói:

– Thực khó, thực khó. Ông xem Tọa chủ Lượng là người Tứ Xuyên biết giảng ba mươi hai bộ kinh luận, lúc đang giảng ở tỉnh Giang Tây, có dịp đến tham vấn Mã Tổ trong Khai Nguyên Tự. Mã Tổ hỏi: “Nghe nói Tọa chủ hay giảng kinh, phải chăng?” Tọa chủ nói: “Không dám”. Mã Tổ nói: “Đem cái gì để giảng?” Tọa chủ nói: “Đem tâm để giảng”. Mã Tổ nói: “Tâm như người múa rối, ý như người hòa nhạc, làm sao giảng được?” Tọa chủ nói: “Vậy có lẽ hư không giảng được chăng?” Mã Tổ nói: “Đúng là hư không giảng được”. Tọa chủ quay lưng đi liền. Mã Tổ lớn tiếng gọi: “Tọa chủ!” Tọa chủ quay đầu lại. Mã Tổ lớn tiếng: “Là cái gì?”, tọa chủ liền khai ngộ. Ông xem thử, mau không?

Tăng nói:

– Căn cứ lời hòa thượng tức là Pháp thân thuyết pháp.

Sư nói:

– Nếu hội như thế đã là Ứng thân rồi.

Tăng nói:

– Đã là Ứng thân há chẳng có người thuyết pháp?

Sư nói:

– Ta không biết.

Tăng nói:

– Con không hội.

Sư nói:

– Không hội thì tốt, khỏi cùng nó phân giải nữa.

Tăng hỏi:

– Trong kinh nói chỗ Pháp thân Đại Sĩ hội ngộ tức thấy Pháp thân Phật. Địa vị bồ tát tức thấy Báo thân Phật. Nhị thừa chỉ thấy Hóa thân Phật là lý này chăng?

Sư nói:

– Mắt ta chưa từng xem kinh giáo, lỗ tai cũng chưa từng nghe. Ông tự xem lấy. Nếu ghi nhớ như thế thì sau này mới chẳng nại hà. Giống như người chơi hạt châu, nói ánh sáng hạt châu chiếu cùng khắp, có đĩa vàng thì phản chiếu được, bỗng bị lấy mất đĩa vàng thì chỗ nào chơi châu, chỗ nào tìm ánh sáng khắp với chẳng khắp.

Tăng lễ bái.

Sư cười rằng:

– Thực khó, thực khó. Cổ nhân mắng ông là hạng thợ săn ngư phủ, cũng là người đem phẩn vào. Trân trọng.

Triệu Châu hỏi:

– Đạo chẳng phải ngoài vật. Ngoài vật chẳng phải đạo. Thế nào là đạo ngoài vật? Sư liền đánh. Triệu Châu nắm lấy gậy rằng:

– Về sau chớ đánh lầm người.

Sư nói:

– Rồng rắn dễ phân biệt. Nạp tử (tu sĩ) khó lừa gạt.

Bình:

Tuyết Đậu Hiển thiền sư nói:

“Triệu Châu như rồng không sừng, như rắn có chân. Lúc ấy không kể “tận pháp vô dân”, cần phải cho ăn gậy rồi đuổi ra”.

* * *

Lúc đang thưởng trăng, Tăng hỏi:

– Bao giờ được giống như cái này?

Sư nói:

– Vương lão sư hai mươi năm trước cũng như thế này.

Tăng nói:

– Vậy hiện nay thì làm sao?

Sư bèn về phương trượng.

* * *

Một hôm sư hỏi Huỳnh Bá:

– Vàng ròng làm thế giới. Bạc trắng làm vách tường. Đấy là chỗ người gì ở?

Bá nói:

– Là chỗ thánh nhân ở.

Sư nói:

– Còn có một người ở quốc độ nào? Bá khoanh tay đứng yên.

Sư nói:

– Nói chẳng được sao không hỏi Vương lão sư?

Bá hỏi lại:

– Còn có một người ở quốc độ nào?

Sư nói:

– Đáng tiếc thay!

* * *

Sư hỏi Huỳnh Bá:

– Định huệ đẳng học, minh kiến Phật tánh, lý này thế nào?

Bá nói:

– Trong mười hai thời chẳng y dựa một vật.

Sư nói:

– Ấy là chỗ thấy của Trưởng lão chăng?

Hoàng Bá nói:

– Không dám.

Sư nói:

– Tiền nước tương tạm gác một bên. Tiền dép cỏ bảo ai trả?

Bình:

Diệu Hỷ Đại Huệ thiền sư nói:

– Không thấy lời rằng “Lộ phùng Kiếm Khách tu trình Kiếm, Bất thị thi nhân mạc hiến thi”.

* * *

Sư tham vấn Bá Trượng Niết Bàn hòa thượng.

Trượng hỏi:

– Từ xưa chư thánh còn có pháp nào chẳng vì người mà thuyết chăng?

Sư nói:

– Có.

Trượng nói:

– Thế nào là Pháp chẳng vì người mà thuyết?

Sư nói:

– Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật chẳng phải Vật.

Trượng nói:

– Đã thuyết rồi đó.

Sư nói:

– Con chỉ biết như thế. Hòa thượng làm thế nào?

Trượng nói:

– Ta chẳng phải Đại thiện tri thức, đâu biết thuyết hay chẳng thuyết.

Sư nói:

– Con chẳng hội.

Trượng nói:

– Ta đã quá sức vì ngươi mà nói rồi vậy.

Bình:

Tuyết Đậu Hiển thiền sư tụng rằng:

Phật Tổ từ xưa chẳng vì người.

Nạp tăng xưa nay đua nhau chạy.

Trên đài gương sáng tượng khác biệt

Mỗi mỗi hướng Nam nhìn Bắc Đẩu

Chuôi Bắc Đẩu Không chỗ thảo (thảo nghĩa là tìm lấy)

Bắt được lỗ mũi lại mất khẩu

* * *

Sư và Lỗ Tổ, Qui Tông, Sam Sơn bốn người lìa nơi Mã Tổ, mỗi người đều muốn đi tìm nơi ở. Nửa đường chia tay, Sư cắm cây gậy xuống nói:

– Nói được cũng bị cái này chướng ngại, nói không được cũng bị cái này chướng ngại.

Qui Tông nhổ cây gậy lên, đánh Sư rồi nói:

– Cũng chỉ là Vương lão sư này thôi. Nói gì ngại, chẳng ngại.

Lỗ Tổ nói:

– Chỉ một lời nói này, truyền bá khắp thiên hạ.

Qui Tông nói:

– Còn có kẻ không truyền bá chăng?

Lỗ Tổ nói:

– Có!

Qui Tông nói:

– Thế nào là kẻ không truyền bá. Lỗ Tổ làm thế muốn bạt tai.

* * *

Sư cùng Lỗ Tổ, Sam Sơn, Qui Tông đang uống trà. Lỗ Tổ giơ chén trà lên nói:

– Lúc thế giới chưa thành đã có cái này.

Sư nói:

– Người thời nay chỉ biết cái này, chưa biết thế giới.

Qui Tông nói:

– Phải!

Sư nói:

– Bộ Sư huynh đồng ý kiến này chăng?

Qui Tông lại nâng chén trà lên nói:

– Hướng vào lúc thế giới chưa thành, nói được chăng?

Sư giơ tay làm thế muốn bạt tai.

Qui Tông đưa mặt làm thế muốn nhận.

* * *

Ma Cốc cầm tích trượng đến Chương Kỉnh, nhiễu thiền sàng ba vòng rồi dương tích trượng một cái, nghiêm mặt đứng thẳng.

Chương Kỉnh nói:

– Phải! Phải!

Bình:

Tuyết Đậu nói:

– Sai!

Ma Cốc lại đến chỗ Sư, cũng nhiễu thiền sàng ba vòng rồi cũng dương tích trượng một cái, nghiêm mặt đứng thẳng.

Sư nói:

– Chẳng phải! Chẳng phải!

Bình:

Tuyết Đậu nói:

– Sai!

Ma Cốc nói:

– Chương Kỉnh nói phải, tại sao hòa thượng lại nói chẳng phải?

Sư nói:

– Chương Kỉnh thì phải, là ông chẳng phải. Đó là sức gió sở chuyển, chung qui bại hoại.

Bình:

Tuyết Đậu tụng:

Này sai kia sai

Rất kỵ liệng bỏ

Bốn biển sóng yên

Trăm sông triều xuống

Cổ sắc phong cao thập nhị môn

Môn môn hữu lộ không tiêu điều.

Phi tiêu điều

Trăm năm ham cầu thuốc không bịnh

Viên Ngộ Cần thiền sư rằng:

– Cần phải nhận lấy hai “Sai” mới được. Tuyết Đậu muốn đề chỗ hoạt bát nên như thế. Nếu mà thằng dưới da có máu, tự nhiên chẳng hướng vào ngôn cú để hiểu. Có người nói Tuyết Đậu thay cho Ma Cốc dùng hai chữ “Sai” này, có dính dáng gì đâu! Đâu biết cổ nhân dùng lời nói là khóa chặt quan ải. Bên đây cũng phải, bên kia cũng phải, rốt cuộc chẳng ở hai đầu này.

Khánh tạng chủ nói:

– Cầm tích trượng nhiễu thiền sàng như phải và chẳng phải đều sai. Kỳ thực ý cũng chẳng ở đây.

Quy Sơn Triệt thiền sư rằng:

– Chương Kỉnh nói “phải” cũng lọt vào trong vòng của Ma Cốc. Nam Tuyền nói “chẳng phải” cũng lọt vào trong vòng của Ma Cốc. Đại Quy thì không như vậy. Bỗng có người cầm tích trượng, nhiễu thiền sàng ba vòng, nghiêm mặt đứng thẳng, chỉ hướng họ rằng:

– Khi chưa đến đây, nên cho ba chục gậy.

* * *

Diêm Quan thiền sư dậy chúng rằng:

– Hư không làm trống, tu di làm chùy. Người nào đánh được?

Không ai trả lời. Có tăng kể lại với Sư.

Sư nói:

– Vương lão sư không đánh cái trống bể này!

Bình:

Pháp Nhãn thiền sư nói cách khác rằng:

– Vương lão sư không đánh.

Huỳnh Long Tâm thiền sư rằng:

– Nam Tuyền Pháp Nhãn chỉ biết nhìn trước, chẳng biết dòm sau. Cũng như Diêm Quan nói hư không làm trống Tu Di làm chùy, chỗ nào là chỗ bể. Còn kiểm điểm ra được chăng? Dẫu cho kiểm điểm được chỗ bể rõ ràng, ta còn muốn hỏi ngươi tìm trống đó!

* * *

Sư với Qui Tông, Ma Cốc cùng nhau đi tham lễ Nam Dương quốc sư.

Sư ở trên đường vẽ một vòng tròn, rằng:

– Nói được thì đi.

Qui Tông liền ngồi trong vòng tròn, Ma Cốc bèn lạy kiểu người nữ.

Sư nói:

– Thế này thì không đi.

Qui Tông nói:

– Là tâm hạnh gì?

Sư liền rủ tất cả quay về, không đi tham lễ quốc sư nữa.

Bình:

Tuyết Đậu tụng rằng:

Dưỡng Do Cơ bắn vượn

Nhiễu cây sao quá thẳng!

Ngàn con và muôn con

Ấy là ai bi trúng?

Gọi nhau, rủ nhau Đi về đi!

Trên đường Tào Khê chớ leo dốc.

Lại nói đường Tào Khê bằng phẳng

Tại sao chớ leo dốc.

* * *

Có một tọa chủ từ giã Sư.

Sư hỏi:

– Đi chỗ nào?

Đáp:

– Đi dưới núi.

Sư nói:

– Đệ nhất không được báng Vương lão sư?

Đáp:

– Đâu dám báng hòa thượng!

Sư làm bộ hắt xì, hỏi:

– Bao nhiêu?

Tọa chủ bèn ra đi.

Bình:

Vân Cư Ưng thiền sư rằng:

– Phi Sư bổn ý

Tiên Tào Sơn rằng:

– Lì!

Thạch Sương thiền sư rằng:

– Chẳng vì người thương lượng.

Trường Khánh thiền sư rằng:

– Xin lãnh lời.

Vân Cư Tích thiền sư rằng:

– Tọa chủ lúc ấy ra đi là hội hay chẳng hội?

* * *

Một hôm sư đóng cửa phương trượng, đem vôi vòng ở ngoài của, bảo chúng rằng:

– Nếu có người nói được thì mở. Có nhiều người nói, nhưng đều chưa thỏa ý sư.

Triệu Châu nói:

– Trời xanh!

Sư liền mở cửa.

* * *

Lục đại phu với sư gặp người chơi xúc xắc. Lục đại phu chỉ quân xúc xắc nói:

– Thế này! Chẳng thế này! Đang thế này! Lúc trúng là thế nào?

Sư lượm hột xúc xắc nói:

– Xương thú mười tám!

* * *

Lục đại phu nói với sư:

– Pháp sư Tăng Triệu cũng rất kỳ lạ, biết nói trời đất với ta cùng gốc, vạn vật với ta một thể.

Sư chỉ hoa mẫu đơn trước sân, rằng:

– Đại phu! Người đời thấy cây hoa này tương tự như mơ.

Lục đại phu chưng hửng.

Bình:

Tuyết Đậu tụng:

Kiến văn giác tri phi mỗi mỗi

Núi sông chẳng quán ở nơi gương

Trời sương trăng lặn đêm sắp nửa

Cùng ai đầm lặng chiếu ảnh hàn

Viên Ngộ Cần thiền sư rằng:

– Nam Tuyền tiểu thùy ngữ, Tuyết Đậu đại thùy ngữ. Mặc dầu nằm chiêm bao mà là chiêm bao tốt. Trước kia nói nhất thể. Ở đây nói chẳng đồng, “Kiến văn giác tri phi mỗi mỗi, núi sông chẳng quán ở nơi gương.” Nếu nói quán trong gương rồi mới hiểu được thì chẳng lìa chỗ gương. Núi sông đất đai, tùng lâm thảo mộc chớ đem gương chiếu soi. Nếu đem gương chiếu soi liền thành hai đoạn. Nên chỉ có thể nói núi là núi, sông là sông. “Pháp đó trụ ngôi pháp Tướng thế gian thường trụ.” Núi sông chẳng ngại mắt sáng. Hãy nói hướng vào chỗ nào mà quán. Còn hội chăng? Đến chỗ này hướng vào “trời sương trăng lặn đêm sắp nửa” bên này cùng ngươi ăn khớp rồi. Bên kia ngươi tự đoán lấy. Còn biết Tuyết Đậu dùng việc bổn phận vì người chăng? “Cùng ai đàm trong chiếu ảnh hàn” ấy là tự chiếu hay là cùng người chiếu. Cần phải tuyệt cơ tuyệt giải mới đến được cảnh giới này. Không muốn đầm trong cũng không đợi trời sương trăng lặn, thì hiện nay làm sao?

Kỉnh Sơn Cảo thiền sư rằng:

– Nếu hướng trên lý mà xem, chẳng những Nam Tuyền gạt Lục Tuyên đại phu một chút không được, cũng chưa mò trúng một sợi lông dưới gót chân. Nếu hướng trên sự mà xem, chẳng những Lục Tuyên đại phu gạt Nam Tuyền một chút không được, cũng chưa mong kiến được cái mồ hôi thúi của ngài. Hoặc có người ra đây nói Đại, Tiểu Kỉnh Sơn thuyết sự, thuyết lý, chỉ hướng họ rằng hãy hướng vào trên lý, sự, hiểu lấy.

Còn có bài tụng rằng:

Trời đất đồng gốc trình câu hỏi.

Chưa từng dợm bước đã quên nhà

Đất chẳng âm dương hoa lại nở.

Ngọc vốn không vết lại có vết.

Một hôm Pháp Sương Ngộ thiền sư cùng Nột thủ tọa đang xem hoa đàn hỏi về việc Nam Tuyền nói: “Người đời thấy cây hoa này tương tự như mơ”:

– Ngươi thấy tựa như cái gì, nói thử xem.

Nột nói:

– Chỉ là một cây hoa.

Ngộ nói:

– Vậy thì ngươi cũng ở trong hang ổ của Nam Tuyền.

Nột nói:

– Cổ nhân ý là thế nào?

Ngộ nói:

– Đem gạch lại!

Nột đưa gạch rồi hỏi nữa.

Ngộ nói:

– Phật xưa đã đi lâu rồi!

* * *

Sư vào Tuyên Châu. Lục Tuyên đại phu ra đón, chỉ cửa thành rằng:

– Người người đều gọi là Ung Môn, chưa rõ hòa thượng gọi là gì?

Sư nói:

– Lão tăng nếu nói e xỉ nhục phong hóa của đại phu.

Lục đại phu nói:

– Bỗng nhiên có kẻ tặc đến thì làm sao?

Sư nói:

– Lão tăng tội lỗi!

Lục đại phu hỏi tiếp:

– Trong nhà đệ tử có một tảng đá, có lúc để ngồi, lúc để nằm. Hiện nay tính khắc làm tượng Phật, được chăng?

Sư nói:

– Được!

Lục đại phu nói:

– Có lẽ không được chăng?

Sư nói:

– Không được!

Vân Nham thiền sư nói:

– Ngồi tức Phật, chẳng ngồi tức phi Phật.

Động Sơn nói:

– Chẳng ngồi tức Phật, ngồi tức phi Phật!

Thiên Đồng Giác thiền sư nói:

– Chuyển công theo ngôi vị, chuyển ngôi vị theo công, ấy là cha con Động Sơn. Còn ý của Nam Tuyền là thế nào? Thực là kim dùi không vô.

* * *

Tăng hỏi:

– Lúc cha mẹ chưa sanh, lỗ mũi ở đâu?

Sư nói:

– Cha mẹ đã sanh rồi, lỗ mũi đâu?

* * *

Sư hỏi Thần Sơn thiền sư:

– Từ đâu đến?

Thần Sơn nói:

– Đánh Cồng đến.

Sư nói:

– Tay đánh hay chân đánh?

Thần Sơn không trả lời được.

Sư nói:

– Ngươi hỏi ta, ta nói với ngươi.

Thần Sơn nói:

– Tay đánh hay chân đánh?

Sư nói:

– Ghi lấy rõ ràng về sau gặp người mắt sáng, kể lại cho họ.

* * *

Sư hỏi một tọa chủ:

– Ông giảng kinh gì?

Tọa chủ nói:

– Kinh Di Lặc hạ sanh.

Sư nói:

– Di Lặc lúc nào hạ sanh?

Tọa chủ nói:

– Hiện còn ở trên thiên cung chưa đến.

Sư nói:

– Trên trời chẳng Di Lặc, dưới đất chẳng Di Lặc.

Bình:

Kỉnh Sơn Cảo thiền sư nói: – Bỗng có thằng nào ra hỏi: “Trên trời chẳng Di Lặc, dưới đất chẳng Di Lặc” vậy bảo ai hạ sanh? Lại làm sao để trả lời họ? Chỉ nói với họ: “Lão tăng tội lỗi.”

* * *

Tăng hỏi:

– Trong mười hai thời lấy gì làm cảnh?

Sư nói:

– Sao không hỏi Vương lão sư?

Tăng nói:

– Đã hỏi rồi.

Sư nói:

– Đã từng với ngươi làm cảnh chăng?

* * *

Tăng hỏi:

– Sư về phương trượng đem gì chỉ nam?

Sư nói:

– Canh ba đêm qua mất con trâu, trời sáng thức dậy lại mất lửa.

* * *

Sư vì Đông đường và Tây đường giành con mèo, bị sư gặp, bạch chúng rằng:

– Nói được thì cứu con mèo. Nói không được thì chém liền.

Chúng chẳng ai trả lời. Sư bèn chém.

Triệu Châu ở ngoài về. Sư kể lại chuyện này cho biết. Triệu Châu cởi giầy để trên đầu rồi đi ra.

Sư nói:

– Hồi nãy ông nếu có mặt thì cứu được con mèo.

Bình:

Qui Tông thiền sư đang cuốc cỏ, có giảng tăng đến tham vấn. Bỗng có con rắn đi ngang, sư dùng cuốc chém đứt.

Giảng tăng nói:

– Nghe tiếng Qui Tông đã lâu, ai dè là một sa môn thô hạnh.

Qui Tông thiền sư nói:

– Ngươi thô hay ta thô?

Giảng tăng nói:

– Thế nào là thô?

Sư giơ lên cây cuốc.

Giảng tăng tiếp:

– Thế nào là tế?

Sư làm thế chém rắn.

Giảng tăng nói:

– Thế thì theo đó mà hành.

Sư nói:

– Theo đó mà hành để một bên. Ngươi chỗ nào thấy ta chém rắn?

Tăng không trả lời được.

Chân Tịnh thiền sư rằng:

-Đại chúng! Chỉ như Qui Tông chém rắn, nói tăng ấy rằng “ngươi thô, ta thô” chỗ thấy của cổ nhân là thế nào?

Nói xong, giơ phất trần lên:

– Hôm nay ta giơ phất trần với Qui Tông chém rắn là đồng hay khác?

Cách một lát sau, rằng:

Người người có cái thiên chân Phật

Diệu dụng tung hoành trọn chẳng biết.

Hôm nay rõ ràng cùng chỉ ra.

Chém rắn, giơ phất lại do ai?

Chân Tịnh nói tiếp:

– Nam Tuyền chém mèo, Qui Tông chém rắn, trong tùng lâm thương lượng còn có tốt xấu tạm ngưng. Chỉ như Triệu Châu đi giầy trên đầu đi ra là thế nào? Nếu là rõ được chỗ này thì Đức Sơn quở Phật mắng Tổ có lỗi gì? Nếu ở đây chẳng rõ, Đơn Hà thiêu Phật gỗ viện chủ rụng lông mày. Cho nên nói họa phước không cửa, do người tự chiêu lấy.

Hét một tiếng rồi xuống tòa.

Tuyết Đậu tụng về việc Nam Tuyền chém mèo rằng:

Lưỡng đường đều là kẻ tham thiền

Khoái đặng bụi trần chẳng nại hà

Nhờ được Nam Tuyền hành chánh lịnh

Một dao hai khúc mặc ông bình!

Tuyết Đậu tụng Triệu Châu đi giầy:

Bổn lai công án hỏi Triệu Châu.

Trong thành Trường An mặc dạo chơi

Dép cỏ đi đầu chẳng ai hội.

Về đến quê nhà tức liền thôi.

* * *

Sư nói:

– Văn Thù Phổ Hiền canh ba đêm qua đánh lộn. Mỗi người cho hai chục gậy đuổi ra viện rồi đó.

Triệu Châu nói:

– Gậy hòa thượng bảo ai ăn?

Sư nói:

– Vương lão sư lỗi chỗ nào?

Triệu Châu liền đảnh lễ.

* * *

Bình:

Kỉnh Sơn Cảo thiền sư tụng:

Nam Tuyền không lỗi

Miệng hay chiêu họa

Triệu Châu lễ bái

Thảo tặc đại bại.

Kỉnh Sơn bất quản

Theo việc kết án

Văn Thù Phổ Hiền

Tạm gác một bên.

Nam Tuyền thượng đường nói:

– Vương lão sư từ nhỏ nuôi một con trâu, tính chăn bên khe đông không khỏi phạm cỏ nước nhà vua, tính chăn bên khe tây không khỏi phạm cỏ nước nhà vua. Chẳng bằng tùy phận nạp chút chút, trọn chẳng thấy được.

Thượng đường:

– Vương lão sư bán thân đi, có ai mua chăng?

Một tăng ra nói:

– Con mua.

Sư nói:

– Chẳng phải mắc, chẳng phải rẻ, ngươi làm sao mua?

Tăng không trả lời.

Sư hỏi duy na:

– Hôm nay phổ thỉnh, làm việc gì?

Duy na trả lời rằng:

– Kéo cối xay.

Sư nói:

– Cối thì cho ông kéo, nhưng không được động tới trục cối chính giữa.

Duy na không thể trả lời.

Ngài khai thị rằng:

– Chân lý nhất như (bất nhị) mạc hạnh, mạc dụng, chẳng có người biết gọi là vô lậu trí, cũng là tánh bất động, vô lậu bất khả tư nghì, tánh không v.v… Chẳng phải dòng sanh tử, đạo là đại đạo vô ngại niết bàn, diệu dụng tự đầy đủ mới được chỗ hành khắp nơi mà được tự tại. Nên nói nơi chư hành xứ mà vô sở hành, cũng gọi là biến hành tam mui, phổ hiện sắc thân. Chỉ vì chẳng có người biết chỗ dụng của nó vốn chẳng có tông tích, chẳng thuộc kiến văn giác tri, chân lý tự thông, diệu dụng tự đầy đủ. Đại đạo vô hình, chân lý vô đối, nên chẳng thuộc kiến văn giác tri, chẳng có tư tưởng thô hay tế, như nói chẳng nghe mà nghe là đại niết bàn. Cái việc này chẳng phải nghe hay không nghe.

Tăng hỏi:

– Đại đạo chẳng thuộc kiến văn giác tri, vậy làm sao khế hội (lãnh hội)

Ngài đáp:

– Cần âm thầm khế hội thì tự thông. Cũng nói liễu nhân chẳng từ kiến văn giác tri mà có, kiến văn giác tri thuộc về duyên, đối vật mới có, Đại đạo linh diệu, bất khả tư nghì, chẳng phải có đối nên nói diệu dụng tự thông, chẳng y dựa vật nào, cho nên đạo thông chẳng phải y thông. Y thông phải nhờ vật mới được sự thấy, đại đạo thì chẳng nhờ vật. Nên nói đạo chẳng phải pháp sáng tối, lìa có lìa không, lý tiềm ẩn âm thầm tự thông, chẳng có người biết, cũng nói thầm hội chân lý, chẳng phải kiến văn giác tri. “Tâm ngưng (thôi nghỉ) đặc bổn nguyên, nên gọi như như Phật, là người tự tại cứu cánh vô y cũng gọi là bổn quả, chẳng từ nhân sanh mà sanh. Văn thù nói: “Chỉ (duy nhất) liễu nhân mà liễu, chẳng từ nhân sanh mà sanh” (liễu nhân là chẳng có nhân sanh khởi, sanh nhân là có cái nhân sanh khởi).

Sư Nam Tuyền nói tiếp:

Từ xưa đến nay chỉ bảo người ngộ đạo, chớ nên cầu cái khác. Nếu suy nghĩ ra được đạo lý cao siêu đều thuộc về cú nghĩa (nghĩa chữ). Nghĩa lý tam thừa ngũ tánh là chỗ hành, nói chỗ thọ dụng hằng ngày đầy đủ thì được, nói đạo thì chẳng phải. Nếu chấp thật thì bị ý thức trói buộc, gọi là thế gian trí. Theo giáo môn nói: nếu học giả cứ chấp thật tam tạng giáo điển (kinh luật luận) thì thành thợ săn, ngư phủ vì lợi dưỡng mà tổn hại đại thừa, cũng là tập khí tham dục. Cho nên Cổ Đức nói: Phật chẳng hội đạo ta tự tu hành, ta tự có diệu dụng cũng gọi là chánh nhân, liễu sáu ba la mật đều không, cảnh vật lôi cuốn ta chẳng được. Tổ Sư từ Tây Trúc đến, e sợ các ngươi mê chấp nhân quả, địa vị, nên “Truyền pháp cứu mê tình, đốn ngộ hoa tình vĩ (vĩ tức là xong)”. (Tánh là chủng tánh hoa, cũng là bồ đề hoa), nên Mã Tổ nói: Chẳng phải Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật; dù Tổ trước kia từng nói: Tức tâm, tức Phật. Ấy là lời phương tiện tạm thời như dùng nắm tay không, lá cây vàng để dụ con nít nín khóc. Nhưng hiện nay có người gọi Tâm là Phật, gọi trí là Đạo, cho kiến văn giác tri cũng là đạo. Nếu hiểu đạo như thế khác gì Diễn Nhã Đạt Đa mê đầu nhận bóng, phát điên bỏ chạy. Dẫu cho nhận được bóng cũng chẳng phải cái đầu bổn lai của mình. Nên Duy Ma Cật quở Ca Chiên Diên dùng tâm sanh diệt thuyết pháp thực tướng, ấy đều là tình chấp kiến giải. Nếu nói: tức tâm tức Phật, cũng như nói: Thỏ ngựa có sừng; nói: phi tâm phi Phật, như nói trâu dê không sừng. Tâm ngươi nếu là Phật, thì đâu cần phải “tức nó hay là phi nó”. Hình tướng có hay không, lấy tướng gì làm đạo? Nên giáo môn cũng chẳng cho. “Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy”. “Tâm như đóng vai chánh, ý như đóng vai phụ”, nếu nói Phật có tâm đạo, ấy là chẳng lìa được kiến văn giác tri, là do nhân duyên mà có, đều là soi vật mới có chẳng thể thường soi, cho nên tâm trí đều chẳng phải đạo, lại đại đạo chẳng phải pháp sáng tối, lìa số hữu vô, số lượng chẳng thể đến, như lúc kiếp không (chưa có trời đất), chẳng có tên Phật, chẳng có tên chúng sanh, ngay lúc ấy chính là đạo. Chỉ là không ai biết, không ai thấy, số lượng chẳng tiếp xúc nó được, gọi là vô danh đại đạo. Nói vậy đã lọt vào danh cú rồi! Cho nên chân lý nhất như, chẳng có tư tưởng, vừa có tư tưởng liền bị ấm (ngũ ấm) trói, sau đó mới có tên chúng sanh, mới có tên Phật. Phật ra đời gọi là tam giới trí nhân, khi Phật chưa ra đời gọi là gì? Phật ra đời chỉ khiến người ngộ đạo, bản thể chẳng phải thánh phàm, gọi là “hoàn nguyên qui bổn, thể giải đại đạo”. Hôm nay đã ngộ đạo như thế, tức từ vô lượng kiếp đến nay, lục đạo tứ sanh đều có khứ lai, là chỗ hành tạm thời. Bản Hành Tập của bậc Thánh xưa có nói: Ta vô sở bất hành. Tất cả chúng sanh dù đang ở chỗ hành như thế vì không biết liễu nhân, nên sinh ra tham dục, đó chỉ là tạm thời lạc đường ở nơi trói buộc, chẳng được tự tại. Thật ra cũng như thấy mây trôi cho là trăng động, thấy thuyền xuôi cho là bờ chuyển. Chúng sanh vọng tưởng, vật vốn vô trụ, huống là có lý hay biến đổi. Nay đã ngộ như thế, cứ theo đó thực hành, chẳng giống như lúc xưa, vì nay đã ngộ liễu nhân bản quả, nên liễu được ngũ ấm không, thập bát giới không, sáu ba la mật đều không, cho nên được tự tại. Nếu chẳng theo đó thực hành, làm sao thải trừ năm thứ tham, hai thứ dục. Chẳng trụ thanh văn, chẳng tùy số kiếp, vì chư Phật, Bồ Tát đầy đủ phúc trí. do liễu nhân, liễu sáu ba la mật không, theo thọ dụng này, chẳng còn tri kiến mới được tự tại. Nếu có tri kiến thì lọt vào địa vị (có giai cấp), bèn có ngằn mé của tâm lượng, bị nhân quả ngăn cách, gọi là thù nhân đáp quả Phật, chẳng được tự tại. Đại thánh quở là: nhị kiến ngoại kiến, tình lượng chưa sạch. Kẹt nơi nhị chướng nhị ngu, cho nên dòng sông kiến chấp hay trôi hương tượng; chân lý vô hình làm sao thấy biết, đại đạo vô hình, lý tuyệt suy lường. Hôm nay hành sáu ba la mật, trước tiên dùng liễu nhân ngộ bản quả, biết liễu vật này chỉ là phương tiện thọ dụng, mới được tự do, đi ở tự tại vô chướng ngại, cũng gọi là phương tiện cần trang nghiêm, cũng là vi diệu tịnh pháp thân, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, chỉ là không cho có ngằn mé của tâm lượng. Nếu chẳng có tâm như thế thì tất cả chỗ hành, cho đến búng tay hiệp chưởng đều là chánh nhân, muôn thiện thảy đồng vô tắc, vậy mới được tự tại, cho nên thiên ma ngoại đạo tìm ta chẳng thể được, gọi là vô trụ tâm, cũng là vô lậu trí, diệu dụng tự tại bất khả tư nghì, bồ đề niết bàn! Đều là cảnh giới của người tu hành đều thuộc danh cú. Nếu ngộ bổn lai chẳng phải vật phàm, thì như nước chẳng thể rửa nước.

Tại sao vậy? Vì vốn chẳng có vật. Như kinh nói: Trong kho vua thật chẳng có dao này; cũng nói: đối với công đức thiên, hắc ám nữ, vị chủ nhân có trí, cả hai đều không nhận. Vì đạo chẳng phải sáng tối, nên nói tánh hải chẳng phải giác hải, giác hải thuộc duyên cần phải đối vật, tánh hải luôn luôn diệu dụng chẳng có ai biết, gọi là cực vi tế thấu kim sắc thủy trần (nghĩa là không bị vật nào chướng ngại). Sở nhân của bồ tát gọi là đồ thọ dụng, nếu nước chẳng rửa nước, tức bản thể chẳng phải sáng tối, cũng gọi là vô lậu trí, vô ngại trí. Nếu như thế thì chỗ nào cũng câu thúc ta chẳng được. Hiện nay lại đuổi theo tri giải ngữ ngôn, kiến lập nghĩa cú để tìm hơn thua, cho là chúng sanh hạ liệt, nói có Phật Thánh cứu độ chúng sanh, cho đến cầu Phật Bồ đề, đều thuộc tham dục, cũng là tỳ kheo phá giới, cách xa với đạo. Đại đạo chẳng có sáng cũng chưa từng có tối, chẳng thuộc tam giới, chẳng quá khứ hiện tại vị lai. Như lai tạng thực chẳng che lấp, sư tử đâu từng ở hang, ngũ ấm vốn không, đâu có xứ sở, lại pháp thân vô vi, chẳng đọa số lượng. Pháp chẳng lay động, chẳng dựa lục trần, nên kinh mới nói: Phật tánh là thường, tâm là vô thường, cho nên trí chẳng phải đạo, tâm chẳng phải Phật. Nay chớ nên gọi tâm là Phật, chớ hiểu theo kiến văn giác tri. Vật này vốn chẳng danh tự, diệu dụng tự thông, số lượng hạn chế nó chẳng được, gọi là đại giải thoát. Đạo nhân tâm vô sở trụ, dấu tích chẳng thể tìm, nên gọi vô lậu trí là trí bất tư nghì.

Thôi sứ quân hỏi Ngũ Tổ rằng: “Năm trăm tăng chúng tại sao chỉ có Huệ Năng đại sư được truyền y bát, còn những người khác đều chẳng được?”

Ngũ Tổ đáp: “Bốn trăm chín mươi chín người kia đều hiểu Phật pháp, chỉ có Huệ năng là người siêu việt số lượng nên được truyền y bát”. Thôi nói: “Vậy nên biết đạo chẳng trí ngu” và liền bảo đại chúng: “Trọn phải ghi nhớ!”

Ngài Nam Tuyền nói: “Ghi nhớ thuộc thức thứ sáu, dùng không được!”

Lại nói: “Tạm thời đắp y cấu bẩn, vì các ngươi nói trắng ra, chẳng phải vật thánh phàm, đâu có làm nhân cho người cũng đâu có làm quả cho người. Nếu làm nhân cho người thì chẳng tự tại, bị nhân quả trói buộc, chẳng được tự do. Khi Phật chưa ra đời không ai hiểu được, sau Phật ra đời mới cho hiểu được ít phần, h thầm hi chí lý thì vô sư tự thông, biết vốn tự vô vật, nếu hiểu theo kiến văn giác tri, tức là báo thân hóa thân, vì có ba mươi hai tướng khác nhau. Nếu báo, hóa đều lìa hết, chẳng còn chỗ kiến lập, tức đồng Như Lai. Thực chẳng phải không cho kiến lập, cũng như Di Lạc trở lại làm phàm phu, nhưng Ngài vẫn hành sáu ba la mật, gặp cái nào cũng chẳng chướng ngại, sao mà chẳng cho kiến lập? Ngài chưa từng kẹt nơi thánh phàm, ở bên kia ngộ rồi qua bên này thực hành mới được phần tư do. Hiện nay người học Phật phần nhiều xuất gia không chịu nhập gia, chỗ tốt thì nhận, chỗ xấu thì không nhận, như thế làm sao được! Bồ tát hành nơi phi đạo, ấy là thông đạt Phật đạo. Họ đi ở tự do là thế nào? Nếu biết thì bị chỗ biết sở trói, nếu không như vậy thì làm sao chẳng cho! Cái định của họ không có biến đổi. Nếu không định thì thuộc về tạo hóa rồi! Vì ta không bao giờ biến đổi nên mười hai phần giáo quyết định chẳng phải ta, nhưng ta lại hướng vào mười hai phần giáo mà thực hành. Nếu mười hai phần giáo là ta thì phải chịu biến đổi rồi! Nói đại đạo nhất như, vô sư tự như thế, vì như như bất biến nên chưa từng mê, báo thân hóa thân chẳng phải chân Phật, chớ lầm nhận pháp thân. Quả báo thánh phàm đều là bóng, nếu nhận lấy thì thuộc sanh diệt vô thường rồi. Theo thô tế mà nói thì mảy may chẳng lập. Lý cùng tánh tận thì tất cả đều không, như lúc thế giới chưa thành, hư vô trống rỗng, chẳng tên Phật, chẳng tên chúng sanh. Như vậy mới có phần tương ứng, ở bên kia ngộ rồi thì ở bên nầy thực hành, chẳng chứng quả thánh phàm. Theo căn bản mà nói, thực chẳng có pháp nào để đắc, huống là có những tên gọi sai biệt như tam thừa ngũ tánh ư! Hễ có nhân có quả đều thuộc sanh diệt vô thường, tâm như cây khô mới có ít phần tương ưng. Phải biết từ vô lượng kiếp đến nay tánh không biến đổi tức là tu hành, diệu dụng mà chẳng trụ là hạnh bồ tát. Thông đạt các pháp không, diệu dụng tự tại là sắc thân tam muội, luôn luôn hành sáu ba la mật không, nơi nào cũng vô ngại, dạo nơi địa ngục cũng như vườn hoa, chẳng thể nói họ không có tác dụng. Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mê tự bản tánh, chẳng tự liễu ngộ, bị mây trần che khuất, dính mắc các thứ ác dục, cũng như thấy mây bay cho là trăng động, thấy thuyền xuôi cho là bờ chuyển, tạm thời lạc đường chẳng được tự tại, chịu đủ thứ khổ mà chẳng tự biết. Nay nếu ngộ được thì bản tánh xưa nay chẳng khác”.

Ngài sắp tịch, thủ tọa hỏi: “Hòa thượng trăm năm sau đi về đâu?” Ngài nói: “Đi dưới núi làm một con trâu.” Thủ tọa nói: “Con theo hòa thượng đi được chăng?” Ngài nói: “Nếu theo ta thì phải ngậm một cọng cỏ lại đây!” Xong, Ngài thị hiện có bệnh, ngày 25 tháng chạp, năm Giáp Dần, thuộc năm thứ tám niên hiệu Đại Hòa (C.N. 834).

Tảng sáng, bảo môn đồ rằng: “Cái thân huyễn hóa đã lâu rồi, đừng cho ta có khứ lai!” Nói xong, Ngài liền tịch, tuổi đời tám mươi bảy, tuổi tăng năm mươi tám.

Hết

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT TRỌN BỘ

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT

Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập – Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995

.

Sưu tầm bởi NAMOYTS

Nguồn kinh http://www.thuvienhoasen.org/

——————————————————

Kích chọn quyển kinh mà quý đạo hữu muốn đọc tụng

MỤC LỤC – TẬP I
GỒM 10 QUYỂN. TỪ QUYỂN THỨ NHẤT ĐẾN QUYỂN THỨ 10

Quyển Thứ Nhứt
1.- Phẩm Tự.
2.- Phẩm Phụng Bát.
3.- Phẩm Tu Tập Đúng.
Quyển Thứ Hai
4.- Phẩm Vãng Sanh.
5.- Phẩm Tán Thán Ba La Mật.
6.- Phẩm Tướng Lưỡi.
7.- Phẩm Tam Giả.
Quyển Thứ Ba
8.- Phẩm Khuyến Học.
9.- Phẩm Tập Tán.
10.- Phẩm Hành Tướng.
Quyển Thứ Tư
11.- Phẩm Ảo Học.
12.- Phẩm Cú Nghĩa.
13.- Phẩm Kim Cang.
14.- Phẩm Đoạn Chư Kiến.
15.- Phẩm Phú Lâu Na.
16.- Phẩm Thừa Đại Thừa
Quyển Thứ Năm
17.- Phẩm Trang Nghiêm.
18.- Phẩm Vấn Thừa.
Quyển Thứ Sáu
19.- Phẩm Quảng Thừa.
20.- Phẩm Phát Thú.
21.- Phẩm Xuất Đáo.
Quyển Thứ Bảy
22.- Phẩm Thắng Xuất.
23.- Phẩm Đẳng Không.
24.- Phẩm Hội Tông.
25.- Phẩm Thập Vô.
Quyển Thứ Tám
26.- Phẩm Vô Sanh
27.- Phẩm Thiên Vương.
Quyển Thứ Chín
28.- Phẩm Ảo Nhân Thính Pháp.
29.- Phẩm Tán Hoa.
30.- Phẩm Tam Thán.
31.- Phẩm Diệt Tránh.
Quyển Thứ Mười
32.- Phẩm Bửu Tháp Đại Minh.
33.- Phẩm Thuật Thành.
34.- Phẩm Khuyến Trì.
35.- Phẩm Khiển Trừ Ma Ngoại.
36.- Phẩm Tôn Đạo.

MỤC LỤC TẬP II
GỒM 10 QUYỂN – TỪ QUYỂN THỨ 11 ĐẾN QUYỂN THỨ 20

Quyển Thứ Mười Một
37 Phẩm Xá Lợi
38 Phẩm Pháp Thí (phần trên)
Quyển Thứ Mười Hai
38 Phẩm Tương Tợ (phần dưới)
39 Phẩm Tùy Hỉ
Quyển Thứ Mười Ba
40 Phẩm Chiếu Minh
41 Phẩm Tín Hủy
Quyển Thứ Mười Bốn
42 Phẩm Thán Tịnh
43 Phẩm Vô Tác
44 Phẩm Khắp ca Ngợi Trăm Ba La Mật
Quyển Thứ Mười Lăm
45 Phẩm Kinh Nhĩ Văn Trì
46 Phẩm Ma Sự
Quyển Thứ Mười Sáu
47 Phẩm Lưỡng Bất Hòa Hiệp Quá
48 Phẩm Phật Mẫu
49 Phẩm Vấn Tướng
Quyển Thứ Mười Bảy
50 Phẩm Thành Biện
51 Phẩm Thí Dụ
52 Phẩm Thiện Tri Thức
53 Phẩm Xu Hướng Nhất Thiết Trí
Quyển Thứ Mười Tám
54 Phẩm Đại Như
55 Phẩm Bất Thối Chuyển
Quyển Thứ Mười Chín
56 Phẩm Kiên Cố
57 Phẩm Thâm Áo
58 Phẩm Mộng Hành
Quyển Thứ Hai Mươi
59 Phẩm Hằng Già Đề Bà
60 Phẩm Học Không Bất Chứng
61 Phẩm Mộng Trung Bất Chứng

MỤC LỤC – TẬP III
GỒM 10 QUYỂN – TỪ QUYỂN 21 ÐẾN QUYỂN 30

Quyển Hai Mươi Mốt
62 Phẩm Ma Sầu
63 Phẩm Ðẳng Học
64 Phẩm Tùy Hỉ
65 Phẩm Hư Không
Quyển Hai Mươi Hai
66 Phẩm Chúc Lụy
67 Phẩm Bất Khả Tận
68 Phẩm lục Ðộ Tương Nhiếp
Quyển Hai Mươi Ba
69 Phẩm Ðại Phương Tiện
70 Phẩm Tam Huệ
Quyển Hai Mươi Bốn
71 Phẩm Ðạo Thọ
72 Phẩm Bồ Tát Hạnh
73 Phẩm Chủng Thiện Căn
74 Phẩm Biến Học
Quyển Hai Mươi Lăm
75 Phẩm Tam Thứ Ðệ Hành
76 Phẩm Nhứt Niệm
Quyển Hai Mươi Sáu
77 Phẩm Lục Dụ
78 Phẩm Tứ Nhiếp
Quyển Hai Mươi Bảy
78 Phẩm Tứ Nhiếp (tiếp theo)
79 Phẩm Thiện Ðạt
Quyển Hai Mươi Tám
80 Phẩm Thật Tế
81 Phẩm Cụ Túc
Quyển Hai Mươi Chín
82 Phẩm Tịnh Phật Quốc
83 Phẩm Quyết Ðịnh
84 Phẩm Tứ Ðế
85 Phẩm Thất Dụ
86 Phẩm Bình Ðẳng
87 Phầm Như Hóa
Quyển Ba Mươi
88 Phẩm Tát Ðà Ba Luân
89 Phẩm Ðàm Vô Kiệt
90 Phẩm Chúc Lụy

 

 

————————————————————————-

KINH TĂNG NHẤT A-HÀM TRỌN BỘ

Kinh Tăng Nhất A-Hàm

Việt dịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ
Hiệu đính: Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
PL 2541 – TL 1997

Sưu tầm bởi NAMOYTS

Nguồn kinh http://www.buddhanet.net/

Kích chọn quyển kinh mà quý đạo hữu muốn đọc

TẬP I

QUYỂN 1
01. PHẨM TỰA
02. PHẨM THẬP NIỆM
03. PHẨM QUẢNG DIỄN
04. PHẨM ĐỆ TỬ
05. PHẨM TỲ-KHEO-NI
06. PHẨM THANH TÍN SĨ (ƯU-BÀ-TẮC)
07. PHẨM THANH TÍN NỮ (ƯU-BÀ-DI)
08. PHẨM ATULA
09. PHẨM MỘT NGƯỜI CON

QUYỂN 2
10. PHẨM HỘ TÂM
11. PHẨM BẤT ĐÃI
12. PHẨM NHẬP ĐẠO
13. PHẨM LỢI DƯỠNG
14. PHẨM NGŨ GIỚI
15. PHẨM HỮU VÔ
16. PHẨM HỎA DIỆT

QUYỂN 3
17. PHẨM AN-BAN (1)
17. PHẨM AN-BAN (2)
18. PHẨM TÀM QUÍ
19. PHẨM KHUYẾN THỈNH

QUYỂN 4
20. PHẨM THIỆN TRI THỨC
21. PHẨM TAM BẢO
22. PHẨM CÚNG DƯỜNG

QUYỂN 5
23. PHẨM ĐỊA CHỦ
24. PHẨM CAO TRÀNG (1)
24. PHẨM CAO TRÀNG (2)
24. PHẨM CAO TRÀNG (3)

QUYỂN 6
25. PHẨM TỨ ĐẾ
26. PHẨM TỨ Ý ĐOẠN (1)
26. PHẨM TỨ Ý ĐOẠN (2)

TẬP II

QUYỂN 1
27. PHẨM ĐẲNG TỨ ĐẾ
28. PHẨM THANH VĂN
29. PHẨM KHỔ LẠC

QUYỂN 2
30. PHẨM TU ĐÀ
31. PHẨM TĂNG THƯỢNG

QUYỂN 3
32. PHẨM THIỆN TỤ
33. PHẨM NGŨ VƯƠNG

QUYỂN 4
34. PHẨM ĐẲNG KIẾN

QUYỂN 5
35. PHẨM TÀ TƯ
36. PHẨN THÍNH PHÁP (Dhammasavana)
37. PHẨN LỤC TRỌNG (1)
37. PHẨN LỤC TRỌNG (2)

QUYỂN 6
38. PHẨM LỰC (1)
38. PHẨM LỰC (2)
39. PHẨM ĐẲNG PHÁP

TẬP III

QUYỂN 1
40. PHẨM THẤT NHẬT (1)
40. PHẨM THẤT NHẬT (2)
41. PHẨM MẠC ÚY

QUYỂN 2
42. PHẨM BÁT NẠN (1)
42. PHẨM BÁT NẠN (2)
43. PHẨM THIÊN TỬ MÃ HUYẾT HỎI BÁT CHÁNH (1)
43. PHẨM THIÊN TỬ MÃ HUYẾT (2)

QUYỂN 3
44. PHẨM CHÍN NƠI CƯ TRÚ CỦA CHÚNG SANH
45. PHẨM MÃ VƯƠNG

QUYỂN 4
46. PHẨM KẾT CẤM
47. PHẨM THIỆN ÁC
48. PHẨM BẤT THIỆN (1)
48. PHẨM BẤT THIỆN (2)

QUYỂN 5
49. PHẨM CHĂN TRÂU (1)
49. PHẨM CHĂN TRÂU (1)
50. PHẨM LỄ TAM BẢO

QUYỂN 6
51. PHẨM PHI THƯỜNG
52. PHẨM ĐẠI ÁI ĐẠO NHẬP NIẾT BÀN

 

———-0O0———-

KINH TẠP A-HÀM TRỌN BỘ

KINH TẠP A-HÀM

Hán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Ðà-La.
Việt dịch: Thích Ðức Thắng.
Hiệu đính & Chú thích: Thích Tuệ Sỹ

Sưu tầm bởi NAMOYTS

Nguồn kinh http://www.buddhanet.net/

kích chọn quyển kinh mà quý đạo hữu muốn đọc tụng

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 01

 

01. Vô thường – 02. Chánh tư duy – 03. Vô tri (1) – 04. Vô tri (2) – 05. Vô tri (3) – 06. Vô tri (4) – 07. Hỷ lạc sắc – 08. Quá khứ vô thường – 09. Yểm ly – 10. Giải thoát – 11. Nhân duyên (1) – 12. Nhân duyên (2) – 13. Vị (1) – 14. Vị (2) – 15. Sử – 16. Tăng chư số – 17. Phi ngã – 18. Phi bỉ – 19. Kết hệ – 20. Thâm – 21. Động dao – 22. Kiếp-ba sở vấn – 23. La-hầu-la sở vấn (1) – 24. La-hầu-la sở vấn (2) – 25. Đa văn – 26. Thiện thuyết pháp – 27. Hướng pháp – 28. Niết-bàn – 29. Tam-mật-ly-đề vấn thuyết pháp sư – 30. Thâu-lũ-na (1) – 31. Thâu-lũ-na (2) – 32. Thâu-lũ-na (3)

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 02

 

33. Phi ngã – 34. Ngũ Tỳ-kheo – 35. Tam Chánh sĩ – 36. Thập lục Tỳ-kheo – 37. Ngã – 38. Ty hạ – 39. Chủng tử – 40. Phong trệ – 41. Ngũ chuyển – 42. Thất xứ – 43. Thủ trước – 44. Hệ trước – 45. Giác – 46. Tam thế ấm thế thực – 47. Tín – 48. A-nan (1) – 49. A-nan (2) – 50. A-nan (3) – 51. Hoại pháp – 52. Uất-đê-ca – 53. Bà-la-môn – 54. Thế gian – 55. Ấm – 56. Lậu vô lậu – 57. Tật lậu tận – 58. Ấm căn

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 03

 

59. Sanh diệt – 60. Bất lạc – 61. Phân biệt (1) – 62. Phân biệt (2) – 63. Phân biệt (3) – 64. Ưu-đà-na – 65. Thọ – 66. Sanh – 67. Lạc – 68. Lục nhập xứ – 69. Kỳ đạo – 70. Thật giác – 71. Hữu thân – 72. Tri pháp – 73. Trọng đảm – 74. Vãng nghệ – 75. Quán – 76. Dục – 77. Sanh (1) – 78. Sanh (2) – 79. Sanh (3) – 80. Pháp ấn – 81. Phú-lan-na – 82. Trúc viên – 83. Tỳ-da-ly – 84. Thanh tịnh – 85. Chánh quán sát – 86. Vô thường – 87. Khổ

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 04

 

88. Hiếu dưỡng – 89. Ưu-ba-ca (1) – 90. Ưu-ba-ca (2) – 91. Uất-xà-ca – 92. Kiêu Mạn – 93. Tam hỏa – 94. Mặt Trăng – 95. Sanh Văn – 96. Dị bà-la-môn – 97. Khất thực – 98. Canh điền – 99. Tịnh thiên – 100. Phật (1) – 101. Phật (2) – 102. Lãnh quần đặc

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 05

 

103. Sai-ma – 104. Diệm-ma-ca – 105. Tiên-ni – 106. A-nậu-la – 107. Trưởng giả – 108. Tây – 109. Mao đoan – 110. Tát-giá

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 06

 

111. Hữu lưu – 112. Đoạn tri – 113. Đoạn sắc khổ – 114. Tri khổ – 115. Đoạn ưu khổ – 116. Ngã tận – 117. Đoạn hữu lậu – 118. Tham nhuế si – 119. Tận dục ái hỷ – 120. Ma (1) – 121. Tử diệt – 122. Chúng sanh – 123. Hữu thân – 124. Ma (2) – 125. Ma pháp – 126. Tử pháp – 127. Phi ngã phi ngã sở – 128. Đoạn pháp (1) – 129. Đoạn pháp (2) – 130. Cầu Đại sư (1) – 131. Tập cận – 132. Bất tập cận – 133. Sanh tử lưu chuyển – 134. Hồ nghi đoạn (1) – 135. Hồ nghi đoạn (2) – 136. Sanh tử lưu chuyển – 137. – 138.

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 07

 

139. Ưu não sanh khởi – 140. – 141. – 142. Ngã ngã sở – 143 và 144 – 145. Hữu lậu chướng ngại – 146. Tam thọ – 147. Tam khổ – 148. Thế bát pháp – 149. Ngã thắng – 150. Tha thắng – 151. Vô thắng – 152. Hữu ngã – 153. Bất nhị – 154. Vô quả – 155. Vô lực – 156. Tử hậu đoạn hoại – 157. Vô nhân vô duyên (1) – 158. Vô nhân vô duyên (2) – 159. Vô nhân vô duyên (3) – 160. Vô nhân vô duyên (4) – 161. Thất thân – 162. Tác giáo – 163. Sanh tử định lượng – 164. Phong – 165. Đại Phạm – 166. Sắc thị ngã (1) – 167. Sắc thị ngã (2) – 168. Thế gian thường – 169. Thế gian ngã thường – 170. Ngộ lạc Niết-bàn – 171. Ngã chánh đoạn – 172. Đương đoạn – 173. Quá khứ đương đoạn – 174. Cầu Đại sư (2) – 175. Cứu đầu nhiên thí – 176. Thân quán trụ (1) – 177. Thân quán trụ (2) – 178. Đoạn ác bất thiện pháp – 179. Dục định – 180. Tín căn – 181. Tín lực – 182. Niệm giác phần – 183. Chánh kiến – 184. Khổ tập tận đạo – 185. Vô tham pháp cú – 186. Chỉ – 187. Tham dục

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 08

 

188. Ly hỷ tham – 189. Ly dục tham – 190. Tri (1) – 191. Tri (2) – 192. Bất ly dục (1) – 193. Bất ly dục (2) – 194. Sanh hỷ – 195. Vô thường (1) – 196. Vô thường (2) – 197. Thị hiện – 198. La-hầu-la (1) – 199. La-hầu-la (2) – 200. La-hầu-la (3) – 201. Lậu tận – 202. Ngã kiến đoạn – 203. Năng đoạn nhất pháp – 204. Như thật tri kiến – 205. Ưu-đà-na – 206. Như thật tri – 207. Tam-ma-đề – 208. Vô thường – 209. Lục xúc nhập xứ – 210. Địa ngục – 211. Thế gian ngũ dục – 212. Bất phóng dật – 213. Pháp – 214. Nhị pháp – 215. Phú-lưu-na – 216. Đại hải – 217. Đại hải (2) – 218. Khổ tập diệt – 219. Niết-bàn đạo tích – 220. Tợ thú Niết-bàn đạo tích – 221. Thủ – 222. Tri thức – 223. Đoạn (1) – 224. Đoạn (2) – 225. Đoạn (3) – 226. Kế (1) – 227. Kế (2) – 228. Tăng trưởng – 229. Hữu lậu vô lậu

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 09

 

230. Tam-di-ly-đề (1) – 231. Tam-di-ly-đề (2) – 232. Không – 233. Thế gian – 234. Thế gian biên – 235. Cận trụ – 236. Thanh tịnh khất thực trụ – 237. Tỳ-xá-ly – 238. Nhân duyên – 239. Kết – 240. Thủ – 241. Thiêu nhiệt – 242. Tri – 243. Vị – 244. Ma câu – 245. Tứ phẩm pháp – 246. Thất niên – 247. Tập cận – 248. Thuần-đà – 249. Câu-hi-la (1) – 250. Câu-hi-la (2) – 251. Câu-hi-la (3) – 252. Ưu-ba-tiên-na – 253. Tỳ-nữu Ca-chiên-diên – 254. Nhị-thập-ức-nhĩ – 255. Lỗ-hê-già

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 10

 

256. Vô minh (1) – 257. Vô minh (2) – 258. Vô minh (3) – 259. Vô gián đẳng – 260. Diệt – 261. Phú-lưu-na – 262. Xiển-đà – 263. Ưng thuyết – 264. Tiểu thổ đoàn – 265. Bào mạt – 266. Vô tri (1) – 267. Vô tri (2) – 268. Hà lưu – 269. Kỳ lâm – 270. Thọ – 271. Đê-xá – 272. Trách chư tưởng

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 11

 

273. Thủ thanh dụ – 274. Khí xả – 275. Nan-đà – 276. Nan-đà thuyết pháp – 277. Luật nghi bất luật nghi – 278. Thoái bất thoái – 279. Điều phục – 280. Tần-đầu thành – 281. Oanh phát Mục-kiền-liên – 282. Chư căn tu

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 12

 

283. Chủng thọ – 284. Đại thọ – 285. Phật phược – 286. Thủ – 287. Thành ấp – 288. Lô – 289. Vô văn (1) – 290. Vô văn (2) – 291. Xúc – 292. Tư lương – 293. Thậm thâm – 294. Ngu si hiệt tuệ – 295. Phi nhữ sở hữu – 296. Nhân duyên – 297. Đại không pháp – 298. Pháp thuyết nghĩa thuyết – 299. Duyên khởi pháp – 300. Tha – 301. Ca-chiên-diên – 302. A-chi-la – 303. Điếm-mâu-lưu

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 13

 

304. Lục lục – 305. Lục nhập xứ – 306. Nhân – 307. Kiến pháp – 308. Bất nhiễm trước – 309. Lộc Nữu (1) – 310. Lộc Nữu (2) – 311. Phú-lan-na – 312. Ma-la-ca-cữu – 313. pháp – 314. Đoạn dục – 315. Nhãn sanh – 316. Nhãn vô thường – 317. Nhãn khổ – 318. Nhãn phi ngã – 319. Nhất thiết – 320. Nhất thiết hữu – 321. Nhất thiết – 322. Nhãn nội nhập xứ – 323. Lục nội nhập xứ – 324. Lục ngoại nhập xứ – 325. Lục thức thân – 326. Lục xúc thân – 327. Lục thọ thân – 328. Lục tưởng thân – 329. Lục tư thân – 330. Lục ái thân – 331. Lục cố niệm – 332. Lục phú – 333. Vô thường – 334. Hữu nhân hữu duyên hữu phược pháp – 335. Đệ nhất nghĩa không – 336. Lục hỷ hành – 337. Lục ưu hành – 338. Lục xả hành – 339. Lục thường hành (1) – 340. Lục thường hành (2) – 341. Lục thường hành (3) – 342. Lục thường hành (4)

TẠP A-HÀM QUYỂN 14

 

343. Phù-di – 344. Câu-hi-la – 345. Tập sanh – 346. Tam pháp – 347. Tu-thâm – 348. Thập lực – 349. Thánh xứ – 350. Thánh đệ tử – 351. Mậu-sư-la – 352. Sa-môn Bà-la-môn (1) – 353. Sa-môn Bà-la-môn (2) – 354. Sa-môn Bà-la-môn (3) – 355. Lão tử – 356. Chủng trí – 357. Vô minh tăng (1) – 358. Vô minh tăng (2) – 359. Tư lương (1) – 360. Tư lương (2) – 361. Tư lương (3) – 362. Đa văn đệ tử – 363. Thuyết pháp Tỳ-kheo (1) – 364. Thuyết pháp Tỳ-kheo (2)

TẠP A-HÀM QUYỂN 15

365. Thuyết pháp – 366. Tỳ-bà-thi – 367. Tu tập – 368. Tam-ma-đề – 369. Thập nhị nhân duyên (1) – 370. Thập nhị nhân duyên (2) – 371. Thực – 372. Phả-cầu-na – 373. Tử nhục – 374. Hữu tham (1) – 375. Hữu tham (2) – 376. Hữu tham (3) – 377. Hữu tham (4) – 378. Hữu tham (5) – 379. Chuyển pháp luân – 380. Tứ đế (1) – 381. Tứ đế (2) – 382. Đương tri – 383. Dĩ tri – 384. Lậu tận – 385. Biên tế – 386. Hiền thánh (1) – 387. Hiền thánh (2) – 388. Ngũ chi lục phần – 389. Lương y – 390. Sa-môn Bà-la-môn (1) – 391. Sa-môn Bà-la-môn (2) – 392. Như thật tri – 393. Thiện nam tử – 394. Nhật nguyệt (1) – 395. Nhật nguyệt (2) – 396. Thánh đệ tử – 397. Khư-đề-la – 398. Nhân-đà-la trụ – 399. Luận xứ – 400. Thiêu y – 401. Bách thương – 402. Bình đẳng chánh giác – 403. Như thật tri – 404. Thân-thứ – 405. Khổng – 406. Manh

TẠP A-HÀM QUYỂN 16

 

407. Tư duy (1) – 408. Tư duy (2) – 409. Giác (1) – 410. Giác (2) – 411. Luận thuyết – 412. Tranh – 413. Vương lực – 414. Túc mạng – 415. Đàn-việt – 416. Thọ trì (1) – 417. Như như – 418. Thọ trì (2) – 419. Nghi (1) – 420. Nghi (2) – 421. Thâm hiểm – 422. Đại nhiệt – 423. Đại ám – 424. Minh ám (1) – 425. Minh ám (2) – 426. Minh ám (3) – 427. Thánh đế – 428. Thiền tư – 429. Tam-ma-đề – 430. Trượng (1) – 431. Trượng (2) – 432. Ngũ tiết luân – 433. Tăng thượng thuyết pháp – 434. Hiệt tuệ – 435. Tu-đạt – 436. Điện đường (1) – 437. Điện đường (2) – 438. Chúng sanh – 439. Tuyết sơn – 440. Hồ trì đẳng – 441. Thổ – 442. Trảo giáp – 443. Tứ Thánh đế dĩ sanh – 444. Nhãn dược hoàn – 445. Bỉ tâm – 446. Kệ (1) – 447. Hành – 448. Kệ (2) – 449. Giới hòa hợp – 450. Tinh tấn – 451. Giới – 452. Xúc (1) – 453. Xúc (2) – 454. Tưởng (1) – 455. Tưởng (2)

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 17

456. Chánh thọ – 457. Thuyết – 458. Nhân – 359. Tự tác – 460. Cù-sư-la – 461. Tam giới (1) – 462. Tam giới (2) – 463. Tam giới (3) – 464. Đồng pháp – 465. Trước sử – 466. Xúc nhân – 467. Kiếm thích – 468. Tam thọ – 469. Thâm hiểm – 470. Tiễn – 471. Hư không – 472. Khách xá – 473. Thiền – 474. Chỉ tức – 475. Tiên trí – 476. Thiền tư – 477. A-nan sở vấn – 478. Tỳ-kheo – 479. Giải thoát – 480. Sa-môn Bà-la-môn – 481. Nhất-xa-năng-già-la – 482. Hỷ lạc – 483. Vô thực lạc – 484. Bạt-đà-la – 485. Ưu-đà-di – 486. Nhất pháp (1) – 488. Nhất pháp (2) – 489. Nhất pháp (3)

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 18

490. Diêm-phù-xa – 491. Sa-môn xuất gia sở vấn – 492. Nê thủy – 493. Thừa thuyền nghịch lưu – 494. Khô thọ – 495. Giới – 496. Tránh – 497. Cử tội – 498. Na-la-kiền-đà – 499. Thạch trụ – 500. Tịnh khẩu – 501. Thánh mặc nhiên – 502. Vô minh – 503. Tịch diệt

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 19

504. Xan cấu – 505. Ái tận – 506. Đế Thích – 507. Chư Thiên – 508. Đồ ngưu nhi – 509. Đồ ngưu giả – 510. Đồ dương giả – 511. Đồ dương đệ tử – 512. Đọa thai – 513. Điều tương sĩ – 514. Hiếu chiến – 515. Liệp sư – 516. Sát trư – 517. Đoạn nhân đầu – 518. Đoàn đồng nhân – 519. Bổ ngư sư – 520. Bốc chiêm nữ – 521. Bốc chiêm sư – 522. Háo tha dâm – 523. Mại sắc – 524. Sân nhuế đăng du sái – 525. Tắng tật Bà-la-môn – 526. Bất phân du – 527. Đạo thủ thất quả – 528. Đạo thực thạch mật – 529. Đạo thủ nhị bính – 530. Tỳ-kheo – 531. Giá thừa ngưu xa – 532. Ma-ma-đế – 533. Ác khẩu hình danh – 534. Hảo khởi tranh tụng – 535. Độc nhất (1) – 536. Độc nhất (2)

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 20

537. Thủ thành dục trì – 538. Mục-liên sở vấn – 539. A-nan sở vấn – 540. Sở hoạn (1) – 541. Sở hoạn (2) – 542. Hữu học lậu tận – 543. A-la-hán Tỳ-kheo – 544. Hà cố xuất gia – 545. Hướng Niết-bàn – 546. Tháo quán trượng – 547. Túc sĩ – 548. Ma-thâu-la – 549. Ca-lê – 550. Ly 736 – 551. Ha-lê (1) – 552. Ha-lê (2) – 553. Ha-lê (3) – 554. Ha-lê (4) – 555. Ha-lê (5) – 556. Vô tướng tâm tam-muội – 557. Xà-tri-la – 558. A-nan

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 21

559. Ca-ma – 560. Độ lượng – 561. Bà-la-môn – 562. Cù-sư – 563. Ni-kiền – 564. Tỳ-kheo-ni – 565. Bà-đầu – 566. Na-già-đạt-đa (1) – 567. Na-già-đạt-đa (2) – 568. Già-ma – 569. Lê-tê-đạt-đa (1) – 570. Lê-tê-đạt-đa (2) – 571. Ma-ha-ca – 572. Hệ – 573. A-kỳ-tỳ-ca – 574. Ni-kiền – 575. Bệnh tướng

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 22

576. Nan-đà lâm – 577. Câu tỏa – 578. Tàm quý – 579. Bất tập cận – 580. Thiện điều – 581. La-hán (1) – 582. La-hán (2) – 583. Nguyệt Thiên tử – 584. Tộc bản – 585. Độc nhất trụ – 586. Lợi kiếm – 587. Thiên nữ – 588. Tứ luân – 589. Đại phú – 590. Giác thụy miên – 591. – 592. Tu-đạt – 593. Cấp Cô Độc – 594. Thủ Thiên tử – 595. Đào sư – 596. Thiên tử (1) – 597. Thiên tử (2) – 598. Thụy miên – 599. Kết triền – 600. Nan độ – 601. Tiểu lưu – 602. Lộc bác – 603. Chư lưu

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 23

604. A-dục vương nhân duyên

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 24

605. Niệm xứ (1) – 606. Niệm xứ (2) – 607. Tịnh – 608. Cam lộ – 609. Tập – 610. Chánh niệm – 611. Thiện tụ – 612. Cung – 613. Bất thiện tụ – 614. Đại trượng phu – 615. Tỳ-kheo-ni – 616. Trù sĩ – 617. Điểu – 618. Tứ quả – 619. Tư-đà-già – 620. Di hầu – 621. Niên thiếu tỳ-kheo – 622. Am-la nữ – 623. Thế gian – 624. Uất-để-ca – 625. Bà-hê-ca – 626. Tỳ-kheo – 627. A-na-luật – 628. Giới – 629. Bất thoái chuyển – 630. Thanh tịnh – 631. Độ bỉ ngạn – 632. A-la-hán – 633. Nhất thiết pháp – 634. Hiền thánh – 635. Quang trạch – 636. Tỳ-kheo – 637. Ba-la-đề-mộc-xoa – 638. Thuần-đà – 639. Bố-tát

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 25

640. Pháp diệt tận tướng – 641. A-dục vương thí bán a-ma-lặc quả nhân duyên kinh

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 26

642. Tri – 643. Tịnh – 644. Tu-đà-hoàn – 645. A-la-hán – 646. Đương tri – 647. Phân biệt – 648. Lược thuyết – 649. Lậu tận – 650. Sa-môn Bà-la-môn (1) – 651. Sa-môn Bà-la-môn (2) – 652. Hướng – 653. Quảng thuyết – 654. Tuệ căn (1) – 655. Tuệ căn (2) – 656. Tuệ căn (3) – 657. Tuệ căn (4) – 658. Tuệ căn (5) – 659. Tuệ căn (6) – 660. Khổ đoạn – 661. Nhị lực (1) – 662. Nhị lực (2) – 663. Nhị lực (3) – 664. Tam lực (1) – 665. Tam lực (2) – 666. Tam lực (3) – 667. Tứ lực (1) – 668. Tứ nhiếp sự – 669. Nhiếp – 670. Tứ lực (2) – 671. Tứ lực (3) – 672. Tứ lực (4) – 673. Ngũ lực – 674. Ngũ lực đương thành tựu – 675. Đương tri ngũ lực – 676. Đương học ngũ lực – 677. Ngũ học lực – 678. Đương thành học lực (1) – 679. Quảng thuyết học lực – 680. Đương thành học lực (2) – 681. Bạch pháp (1) – 682. Bạch pháp (2) – 683. Bất thiện pháp – 684. Thập lực – 685. Nhũ mẫu – 686. Sư tử hống (1) – 687. Sư tử hống (2) – 688. Thất lực (1) – 689. Đương thành thất lực – 690. Thất lực (2) – 691. Quảng thuyết thất lực – 692. Bát lực – 693. Quảng thuyết bát lực – 694. Xá-lợi-phất vấn – 695. Dị Tỳ-kheo vấn – 696. Vấn chư Tỳ-kheo – 697. Cửu lực – 698. Quảng thuyết cửu lực – 699. Thập lực – 700. Quảng thuyết thập lực – 701. Như Lai lực (1) – 702. Như Lai lực (2) – 703. Như Lai lực (3) – 704. Bất chánh tư duy – 705. Bất thoái – 706. Cái – 707. Chướng cái – 708. Thọ – 709. Thất giác chi – 710. Thính pháp – 711. Vô Úy (1)

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 27

712. Vô úy (2) – 713. Chuyển thú – 714. Hỏa – 715. Thực – 716. Pháp (1) – 717. Pháp (2) – 718. Xá-lợi-phất – 719. Ưu-ba-ma – 720. A-na-luật – 721. Chuyển luân vương (1) – 722. Chuyển luân (2) – 723. Niên thiếu – 724. Quả báo phụng sự – 725. Bất thiện tụ – 726. Thiện tri thức – 727. Câu-di-na – 728. Thuyết – 729. Diệt – 730. Phân – 731. Chi tiết – 732. Khởi – 733. Thất đạo phẩm (1) – 734. Quả báo (1) – 735. Quả báo (2) – 736. Thất chủng quả – 737. Thất đạo phẩm(2) – 738. Quả báo (3) – 739. Quả báo (4) – 740. Quả báo (5) – 741. Bất tịnh quán – 742. Niệm tử tướng – 743. Từ (1) – 744. Từ (2) – 745. Không – 746. An-na-ban-na niệm (1) – 747. Vô thường

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 28

748. Nhật xuất – 749. Vô minh (1) – 750. Vô minh (2) – 751. Khởi – 752. Ca-ma – 753. A-lê-sắt-tra – 754. Xá-lợi-phất – 755–757. Tỳ-kheo – 758. Úy – 759. Thọ – 760. Tam pháp – 761. Học – 762. Lậu tận – 763. Tám Thánh đạo phần – 764. Tu (1) – 765. Tu (2) – 766. Thanh tịnh – 767. Tụ – 768. Bán – 769. Bà-la-môn – 770. Tà – 771. Bỉ ngạn – 772-774 – 775. Chánh bất chánh tư duy (1) – 776. Chánh bất chánh tư duy (2) – 777. Chánh bất chánh tư duy (3) – 778. Thiện ác tri thức (1) – 779. Thiện tri thức – 780. Thiện ác tri thức (2) – 781. Chánh bất chánh tư duy (4) – 782. Phi pháp thị pháp – 783. Đoạn tham – 784. Tà chánh – 785. Quảng thuyết bát Thánh đạo – 786. Hướng tà – 787. Tà kiến chánh kiến (1) – 788. Tà kiến chánh kiến (2) – 789. Sanh văn – 790. Tà kiến (1) – 791. Tà kiến (2) – 792. Tà kiến (3) – 793. Thuận lưu nghịch lưu – 794. Sa-môn sa-môn pháp – 795. Sa-môn pháp sa-môn nghĩa – 796. Sa-môn sa-môn quả

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 29

797. Sa-môn pháp sa-môn quả – 798. Sa-môn pháp sa-môn nghĩa – 799. Sa-môn quả – 800. Bà-la-môn – 801. Ngũ pháp – 802. An-na-ban-na niệm (2) – 803. An-na-ban-na niệm (3) – 804. Đoạn giác tưởng – 805. A-lê-sắt-tra – 806. Kế-tân-na – 807. Nhất-xa-năng-già-la – 808. Ca-ma – 809. Kim cương – 810. A-nan – 811–812. Tỳ-kheo – 813. Kim-tỳ-la – 814. Bất bì – 815. Bố-tát – 816. Học (1) – 817. Học (2) – 818. Học (3) – 819. Học (4) – 820. Học (5) – 821. Học (6) – 822. Niết-bàn (1) – 823. Niết-bàn (2) – 824. Học (6) – 825. Học (7) – 826. Học (8) – 827. Canh ma – 828. Lô – 829. Bạt-kỳ tử

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 30

830. Băng-già-xà – 831. Giới – 832. Học – 833. Ly-xa – 834. Bất bần – 835. Chuyển luân vương – 836. Tứ bất hoại tịnh – 837. Quá hoạn – 838. Thực – 839. Giới (1) – 840. Giới (2) – 841. Nhuận trạch – 842. Bà-la-môn – 843. Xá-lợi-phất (1) – 844. Xá-lợi-phất (2) – 845. Khủng bố (1) – 846. Khủng bố (2) – 847. Thiên đạo (1) – 948. Thiên đạo (2) – 849. Thiên đạo (3) – 850. Thiên đạo (4) – 851. Pháp kính (1) – 852. Pháp kính (2) – 853. Pháp kính (3) – 854. Na-lê-ca – 855. Nan-đề (1) – 856. Nan-đề (2) – 857. Nan-đề (3) – 858. Nan-đề (4) – 859. Lê-sư-đạt-đa – 860. Điền nghiệp

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 31

861. Đâu-suất thiên – 862. Hóa lạc thiên – 863. Tha hóa tự tại thiên – 864. Sơ thiền – 865. Giải thoát – 866. Trung Bát-niết-bàn – 867. Đệ Nhị thiền thiên – 868. Giải thoát – 869. Đệ Tam thiền – 870. Giải thoát – 871. Phong vân thiên – 872. Tán cái phú đăng – 873. Tứ chủng điều phục – 874. Tam chủng tử – 875. Tứ chánh đoạn (1) – 876. Tứ chánh đoạn (2) – 877. Tứ chánh đoạn (3) – 878. Tứ chánh đoạn (4) – 879. Tứ chánh đoạn (5) – 880. Bất phóng dật – 881. Đoạn tam – 882. Bất phóng dật căn bản – 883. Tứ chủng thiền – 884. Vô học tam minh (1) – 885. Vô học tam minh (2) – 886. Tam minh – 887. Tín – 888. Tăng ích – 889. Đẳng khởi – 890. Vô vi pháp – 891. Mao đoan – 892. Lục nội xứ – 893. Ngũ chủng chủng tử – 894. Như thật tri – 895. Tam ái – 896. Tam lậu – 897. La-hầu-la – 898. Nhãn dĩ đoạn – 899. Nhãn sanh – 900. Vị trước – 901. Thiện pháp kiến lập – 902. Như Lai đệ nhất – 903. Ly tham pháp đệ nhất – 904. Thanh văn đệ nhất

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 32

905. Ngoại đạo – 906. Pháp tướng hoại – 907. Giá-la-châu-la – 908. Chiến đấu hoạt – 909. Điều mã – 910. Hung ác – 911. Ma-ni Châu Kế – 912. Vương đảnh – 913. Kiệt đàm – 914. Đao sư thị (1) – 915. Đao sư thị (2) – 916. Đao sư thị (3) – 917. Tam chủng điều mã – 918. Thuận lương mã

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 33

919 – 920. Tam – 921. Tứ – 922. Tiên ảnh – 923. Chỉ-thi – 924. Hữu quá – 925. Bát chủng đức – 926. Sằn-đà Ca-chiên-diên – 927. Ưu-bà-tắc – 928. Thâm diệu công đức – 929. Nhất thiết sự – 930. Tự khủng – 931. Tu tập trụ – 932. Thập nhất – 933. Thập nhị – 934. Giải thoát – 935. Sa-đà – 936. Bách thủ – 937. Huyết – 938. Lệ – 939. Mẫu nhũ

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 34

940. Thảo mộc – 941. thổ hoàn liệp – 942. An lạc – 943. Khổ não – 944. Khủng bố – 945. Ái niệm – 946. Hằng hà – 947. Lụy cốt – 948. Thành trì – 949. Núi – 950. Quá khứ – 951. Vô hữu nhất xứ – 952. Vô bất nhất xứ – 953. Bong bóng nước mưa – 954. Cơn mưa trút – 955. Ngũ tiết luân – 956. Tỳ-phú-la – 957. Thân mạng – 958. Mục-liên – 959. Kỳ tai – 960. Kỳ đặc – 961. Hữu ngã – 962. Kiến – 963. Vô tri – 964. Xuất gia – 965. Uất-đê-ca – 966. Phú-lân-ni – 967. Câu-ca-na – 968. Cấp cô độc – 969. Trường trảo

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 35

970. Xá-la-bộ – 971. Thượng tọa – 972. Tam đế – 973. Chiên-đà – 974. Bổ-lũ-đê-ca (1) – 975. Bổ-lũ-đê-ca (2) – 976. Thi-bà (1) – 977. Thi-bà (2) – 978. Thương chủ – 979. Tu-bạt-đà-la – 980. Niệm Tam bảo – 981. Cây phướn – 982. A-nan Xá-lợi-phất (1) – 983. A-nan Xá-lợi-phất (2) – 984. Ái (1) – 985. Ái (2) – 986. Hai sự khó đoạn – 987. Hai pháp – 988. Đế Thích (1) – 989. Đế Thích (2) – 990. Lộc trú (1) – 991. Lộc trú (2) – 992. Phước điền

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 36

993. Tán thượng tọa – 994. Bà-kỳ-xá tán Phật – 995. A-luyện-nhã – 996. Kiêu mạn – 997. Công đức tăng trưởng – 998. Cho gì được sức lớn – 999. Hoan hỷ – 1000. Viễn du – 1001. Xâm bức – 1002. Đoạn trừ – 1003. Tỉnh ngủ – 1004. Hỗ tương hoan hỷ – 1005. Người vật – 1006. Yêu ai hơn con – 1007. Sát-lợi – 1008. Chủng tử – 1009. Tâm – 1010. Phược – 1011. Yểm – 1012. Vô minh – 1013. Tín – 1014. Đệ Nhị – 1015. Trì giới – 1016. Chúng sanh (1) – 1017. Chúng sanh (2) – 1018. Chúng sanh (3) – 1019. Phi đạo – 1020. Vô thượng – 1021. Kệ nhân – 1022. Biết xe

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 37

1023. Phả-cầu-na – 1024. A-thấp-ba-thệ – 1025. Tật bệnh (1) – 1026. Tật bệnh (2) – 1027. Tỳ-kheo bệnh – 1028. Tật bệnh (3) – 1029. Tật bệnh (4) – 1030. Cấp Cô Độc (1) – 1031. Cấp Cô Độc (2) – 1032. Cấp Cô Độc (3) – 1033. Đạt-ma-đề-ly – 1034. Trường thọ – 1035. Bà-tẩu – 1036. Sa-la – 1037. Da-thâu – 1038. Ma-na-đề-na – 1039. Thuần-đà – 1040. Xả hành – 1041. Sanh Văn – 1042. Bề-la-ma (1) – 1043. Bề-la-ma (2) – 1044. Bề-nữu-đa-la – 1045. Tùy loại – 1046. Xà hành – 1047. Viên châu (1) – 1048. Viên châu (2) – 1049. Na nhân – 1050. Pháp xuất không xuất – 1051. Bờ kia bờ này – 1052. Chân thật – 1053. Ác pháp – 1054. Pháp chân nhân – 1055. Mười pháp (1) – 1056. Mười pháp (2) – 1057. Hai mươi pháp – 1058. Ba mươi pháp – 1059. Bốn mươi – 1060. Pháp phi pháp khổ – 1061. Phi luật chánh luật

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 38

1062. Thiện Sanh – 1063. Xú lậu – 1064. Đề-bà – 1065. Tượng Thủ – 1066. Nan-đà (1) – 1067. Nan-đà (2) – 1068. Đê-sa – 1069. Tỳ-xá-khư – 1070. Niên thiếu – 1071. Trưởng lão – 1072. Tăng-ca-lam – 1073. A-nan – 1074. Bện tóc – 1075. Đà-phiêu (1) – 1076. Đà-phiêu (2) – 1077. Giặc – 1078. Tán-đảo-tra – 1079. Bạt-chẩn – 1080. Tàm quý

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 39

1081. Khổ chúng – 1082. Ung nhọt – 1083. Ăn củ rễ – 1084. Trường thọ – 1085. Thọ mạng – 1086. Ma trói – 1087. Ngủ nghỉ – 1088. hành – 1089. Đại long – 1090. Ngủ yên – 1091. Cù-đề-ca – 1092. Ma nữ – 1093. Tịnh bất tịnh – 1094. Khổ hành – 1095. Khất thực – 1096. Sợi dây – 1097. Thuyết pháp – 1098. Làm vua – 1099. Số đông – 1100. Thiện giác – 1101. Sư tử – 1102. Bát – 1103. Nhập xứ

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 40

1104 – 1105. Ma-ha-ly – 1106. Do nhân gì – 1107. Dạ-xoa – 1108. Được mắt – 1109. Được Thiện Thắng – 1110. Cột trói – 1111. Kính Phật – 1112. Kính Pháp – 1113. Kính Tăng – 1114. Tú-tỳ-lê – 1115. Tiên nhân – 1116. Diệt sân – 1117. Ngày mồng tám – 1118. Bệnh – 1119. Bà-trĩ – 1120. Thệ ước

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 41

1121. Thích thị – 1122. Tật bệnh – 1123. Bồ-đề – 1124. Vãng sanh – 1125. Tu-đà-hoàn (1) – 1126. Tu-đà-hoàn (2) – 1127. Bốn pháp – 1128. Bốn quả (1) – 1129. Bốn quả (2) – 1130. Hàn xứ – 1131. Bốn thức ăn – 1132. Nhuận trạch (1) – 1133. Nhuận trạch (2) – 1134. Nhuận trạch (3) – 1135. Bốn mươi thiên tử – 1136. Nguyệt dụ – 1137. Thí dữ – 1138. Thắng – 1139. Vô tín – 1140. Phật là căn bản – 1141. Quá già – 1142. Nạp y nặng – 1143. Khi ấy – 1144. Chúng giảm thiểu

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 42

1145. Ưng thí – 1146. Sáng tối – 1147. Núi đá – 1148. Xà-kỳ-la – 1149. Bảy vua – 1150. Thở suyển – 1151. A-tu-la – 1152. Tân-kỳ-ca – 1153. Mạ lỵ (1) – 1154. Mạ lỵ (2) – 1155. Trái nghĩa – 1156. Bất hại – 1157. Hỏa Dữ – 1158. Bà-tứ-tra – 1159. Ma-cù – 1160. Cầm lọng vàng – 1161. La-hán pháp – 1162. Vợ chồng già – 1163. Già chết

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 43

1164. Bà-la-diên – 1165. Tân-đầu lô – 1166. Ví dụ tay chân – 1167. Con rùa – 1168. Lúa – 1169. Cây đàn – 1170. Cùi hủi – 1171. Sáu chúng sanh – 1172. Rắn độc – 1173. Khổ pháp – 1174. Khúc gỗ trôi – 1175. Khẩn-thú dụ – 1176. Lậu pháp – 1177. Sông tro

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 44

1178. Bà-tứ-tra – 1179. Mất bò – 1180. Trí giả – 1181. Thiên tác – 1182. Nghề ruộng – 1183. Nhặt củi – 1184. Tôn-đà-lợi (1) – 1185. Tôn-đà-lợi (2) – 1186. Búi tóc (1) – 1187. Búi tóc (2) – 1188. Tôn trọng – 1189. Phạm thiên (1) – 1190. Phạm chúa – 1191. Không nhàn xứ – 1192. Tập hội – 1193. Cù-ca-lê – 1194. Phạm thiên (2) – 1195. Bà-cú phạm – 1196. Tà kiến – 1197. Nhập diệt

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 45

1198. A-lạp-tỳ – 1199. Tô-ma – 1200. Cù-đàm-di – 1201. Liên Hoa Sắc – 1202. Thi-la – 1203. Tỳ-la – 1204. Tỳ-xà-da – 1205. Giá-la – 1206. Ưu-ba-giá-la – 1207. Thi-lợi-sa-giá-la – 1208. Ao Yết-già – 1209. Kiều-trần-như – 1210. Xá-lợi-phất – 1211. Na-già sơn – 1212. Tự tứ – 1213. Bất lạc – 1214. Tham dục – 1215. Xuất ly – 1216. Kiêu mạn – 1217. Bản dục cuồng hoặc – 1218. Bốn pháp cú – 1219. Sườn núi Na-già – 1220. Nhổ tên – 1221. Ni-câu-luật Tưởng

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 46

1222. Tổ chim – 1223. Người nghèo – 1224. Đại tế tự (1) – 1225. Đại tế tự (2) – 1226. Tam-bồ-đề – 1227. Mẹ – 1228. Thân yêu – 1229. Tự hộ – 1230. Tài lợi – 1231. Tham lợi – 1232. Bỏn sẻn – 1233. Mệnh chung – 1234. Tế tự – 1235. Hệ phược – 1236. Chiến đấu (1) – 1237. Chiến đấu (2) – 1238. Không buông lung (1) – 1239. Không buông lung (2) – 1240. Ba pháp

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 47

1241. Gia nhân – 1242. Sống cung kính – 1243. Tàm quý – 1244. Thiêu đốt – 1245. Ác hành – 1246. Luyện kim – 1247. Ba tướng – 1248. Chăn bò (1) – 1249. Chăn bò (2) – 1250. Na-đề-ca (1) – 1251. Na-đề-ca (2) – 1252. Mộc chẩm – 1253. Bách phủ – 1254. Gia đình – 1255. Dao găm – 1256. Móng tay – 1257. Cung thủ – 1258. A-năng-ha – 1259. Hòn sắt – 1260. Miêu ly – 1261. Chày gỗ – 1262. Dã hồ (1) – 1263. Phân tiểu – 1264. Dã hồ (2) – 1265. – 1266. Xiển-đà

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 48

1267. Sử lưu – 1268. Giải thoát – 1269. Chiên-đàn – 1270. Câu-ca-ni (1) – 1271. Câu-ca-ni (2) – 1272. Câu-ca-ni (3) – 1273. Câu-ca-ni (4) – 1274. Câu-ca-ni (5) – 1275. Xúc – 1276. An lạc – 1277. Hiềm trách – 1278. Cù-ca-lê – 1279. – 1280. – 1281. – 1282. – 1283. – 1284. – 1285. – 1286. – 1287. – 1288. – 1289. – 1290. – 1291. – 1292. – 1293.

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 49

1294. Sở cầu – 1295. Xe – 1296. Sanh con – 1297. Số – 1298. Vật gì – 1299. Giới gì – 1300. Mạng – 1301. Trường Thắng – 1302. Thi-tì – 1303. Nguyệt Tự Tại – 1304. Vi-nựu – 1305. Ban-xà-la-kiện – 1306. Tu-thâm – 1307. Xích Mã – 1308. Ngoại đạo – 1309. Ma-già – 1310. Di-kì-ca – 1311. Đà-ma-ni – 1312. Đa-la-kiền-đà – 1313. Ca-ma (1) – 1314. Ca-ma (2) – 1315. Chiên-đàn (1) – 1316. Chiên-đàn (2) – 1317. Ca-diếp (1) – 1318. Ca-diếp (2) – 1319. Khuất-ma – 1320. Ma-cưu-la – 1321. Tất-lăng-già quỷ – 1322. Phú-na-bà-tẩu – 1323. Ma-ni-giá-la – 1324. Châm Mao quỷ

 

TẠP A-HÀM QUYỂN 50

1325. Quỷ ám – 1326. A-lạp quỷ – 1327. Thúc-ca-la – 1328. Tỳ-la – 1329. Hê-ma-ba-đê – 1330. Ưu-ba-già-tra – 1331. Chúng đa – 1332. Ham ngủ – 1333. Viễn ly – 1334. Bất chánh tư duy – 1335. Giữa trưa – 1336. A-na-luật – 1337. Tụng – 1338. Bát-đàm-ma – 1339. Thợ săn – 1340. Kiêu-mâu-ni – 1341. Chỉ trì giới – 1342. Na-ca-đạt-đa – 1343. Phóng túng – 1344. Gia phụ – 1345. Kiến-đa – 1346. Ham ngủ – 1347. Bình rượu – 1348. Dã can – 1349. Chim Ưu-lâu – 1350. Hoa Ba-tra-lợi – 1351. Khổng tước – 1352. Doanh sự – 1353. Núi Tần-đà – 1354. Theo dòng trôi – 1355. Trăng sáng – 1356. Phướn – 1357. Bát sành – 1358. Người nghèo – 1359. Kiếp-bối – 1360. Vũng sình – 1361. Bên bờ sông – 1362.

 

———0O0———-

KINH TRUNG A-HÀM TRỌN BỘ

KINH TRUNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

sưu tầm bởi NAMOYTS

Nguồn kinh http://www.buddhanet.net/


kích chọn tên kinh mà quý đạo hữu muốn đọc tụng


1. PHẨM BẢY PHÁP
1. Kinh Thiện Pháp 6. Kinh Thiện Nhân Vãng
2. Kinh Trú Ðạc Thọ 7. Kinh Thế Gian Phước
3. Kinh Thành Dụ 8. Kinh Thất Nhật
4. Kinh Thủy Dụ 9. Kinh Thất Xa
5. Kinh Một Tích Dụ 10. Kinh Lậu Tận
2. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
11. Kinh Diệm Dụ 16. Kinh Già-Lam
12. Kinh Hòa-Phá 17. Kinh Già-Di-Ni
13. Kinh Độ 18. Kinh Sư Tử
14. Kinh La-Vân 19. Kinh Ni-Kiền
15. Kinh Tư 20. Kinh Ba-La-Lao
3. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
21. Kinh Đẳng Tâm 26. Kinh Cù-Ni-Sư
22. Kinh Thành Tựu Giới 27. Kinh Phạm Chí Ðà-Nhiên
23. Kinh Trí 28. Kinh Giáo Hóa Bịnh
24. Kinh Sư Tử Hống 29. Kinh Đại Câu-Hi-La
25. Kinh Thủy Dụ 30. Kinh Tương Tích Dụ
31. Kinh Phân Biệt Thánh Ðế
4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
32. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp 37. Kinh Chiêm-Ba
33. Kinh Thị Giả 38. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (I)
34. Kinh Bạc-Câu-La 39. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (II)
35. Kinh A-Tu-La 40. Kinh Thủ Trưởng Giả (I)
36. Kinh Địa Ðộng 41. Kinh Thủ Trưởng Giả (II)
5. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
42. Kinh Hà Nghĩa 50. Kinh Cung Kính (II)
43. Kinh Bất Tư 51. Kinh Bổn Tế
44. Kinh Niệm 52. Kinh Thực (I)
45. Kinh Tàm Quý (I) 53. Kinh Thực (II)
46. Kinh Tàm Quý (II) 54. Kinh Tận Trí
47. Kinh Giới (I) 55. Kinh Niết Bàn
48. Kinh Giới (II) 56. Kinh Di-Hê
49. Kinh Cung Kính (I) 57. Kinh Tức Vị Tỳ-Kheo Thuyết
6. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
58. Kinh Thất Bảo 65. Kinh Ô Điểu Dụ
59. Kinh Tam Thập Nhị Tướng 66. Kinh Thuyết Bổn
60. Kinh Tứ Châu 67. Kinh Đại Thiên Nại Lâm
61. Kinh Ngưu Phấn Dụ 68. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
62. Kinh Tần-Bệ-Sa-La Vương Nghinh Phật 69. Kinh Tam Thập Dụ
63. Kinh Bệ-Bà-Lăng-Kỳ 70. Kinh Chuyển Luân Vương
64. Kinh Thiên Sứ 71. Kinh Bệ-Tứ
7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
72. Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi 79. Kinh Hữu Thắng Thiên
73. Kinh Thiên 80. Kinh Ca-Hi-Na
74. Kinh Bát Niệm 81. Kinh Niệm Thân
75. Kinh Tịnh Bất Ðộng Ðạo 82. Kinh Chi-Ly-Di-Lê
76. Kinh Úc-Già-Chi-La 83. Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
77. Kinh Sa-Kê-Ðế Tam Tộc Tánh Tử 84. Kinh Vô Thích
78. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật 85. Kinh Chân Nhân
86. Kinh Thuyết Xứ
8. PHẨM UẾ
87. Kinh Uế Phẩm 92. Kinh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ
88. Kinh Cầu Pháp 93. Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí
89. Kinh Tỳ-Kheo Thỉnh 94. Kinh Hắc Tỳ-Kheo
90. Kinh Tri Pháp 95. Kinh Trụ Pháp
91. Kinh Chu-Na Vấn Kiến 96. Kinh Vô
9. PHẨM NHÂN
097. Kinh Đại Nhân 102. Kinh Niệm
098. Kinh Niệm Xứ 103. Kinh Sư Tử Hống
099. Kinh Khổ Ấm (I) 104. Kinh Ưu-Ðàm-Bà-Là
100. Kinh Khổ Ấm (II) 105. Kinh Nguyện
101. Kinh Tăng Thượng Tâm 106. Kinh Tưởng
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I) 112. Kinh A-Nô-Ba
108. Kinh Lâm (II) 113. Kinh Chư Pháp Bổn
109. Kinh Tự Quán Tâm (I) 114. Kinh Ưu-Ðà-La
110. Kinh Tự Quán Tâm (II) 115. Kinh Mật Hoàn Dụ
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh 116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
117. Kinh Nhu Nhuyến 129. Kinh Oán Gia
118. Kinh Long Tượng 130. Kinh Giáo
119. Kinh Thuyết Xứ 131. Kinh Hàng Ma
120. Kinh Thưyết Vô Thường 132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
121. Kinh Thỉnh Thỉnh 133. Kinh Ưu-Bà-Ly
122. Kinh Chiêm-Ba 134. Kinh Thích Vấn
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức 135. Kinh Thiện Sanh
124. Kinh Bát Nạn 136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
125. Kinh Bần Cùng 137. Kinh Thế Gian
126. Kinh Hành Dục 138. Kinh Phước
127. Kinh Phước Ðiền 139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc 140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
142. Kinh Vũ Thế 147. Kinh Văn Ðức
143. Kinh Thương-Ca-La 148. Kinh Hà Khổ
144. Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên 149. Kinh Hà Dục
145. Kinh Cù-Mặc Mục-Kiền-Liên 150. Kinh Uất-Sấu-Ca-La
146. Kinh Tượng Tích Dụ 151. Kinh Phạm Chí A-Nhiếp-Hòa
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau)
152. Kinh Anh Vũ 157. Kinh Hoàng Lô Viên
153. Kinh Man-Nhàn-Ðề 158. Kinh Đầu-Na
154. Kinh Bà-La-Bà-Ðường 159. Kinh A-Già-Là-Ha-Na
155. Kinh Tu-Ðạt-Ða 160. Kinh A-Lan-Na
156. Kinh Phạm Ba-La-Diên 161. Kinh Phạm-Ma
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
162. Kinh Phân Biệt Lục Giới 167. Kinh A-Nan Thuyết
163. Kinh Phân Biệt Lục Xứ 168. Kinh Ý Hành
164. Kinh Phân Biệt Quán Pháp 169. Kinh Câu-Lâu-Sấu Vô Tránh
165. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên 170. Kinh Anh Vũ
166. Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn 171. Kinh Phân Biệt Ðại Nghiệp
14. PHẨM TÂM
172. Kinh Tâm 177. Kinh Thuyết
173. Kinh Phù-Di 178. Kinh Lạp Sư
174. Kinh Thọ Pháp (I) 179. Kinh Ngũ Chi Vật Chủ
175. Kinh Thọ Pháp (II) 180. Kinh Cù-Ðàm-Di
176. Kinh Hành Thiền 181. Kinh Đa Giới
15. PHẨM SONG
182. Kinh Mã Ấp (I) 187. Kinh Thuyết Trí
183. Kinh Mã Ấp (II) 188. Kinh A-Di-Na
184. Kinh Ngưu Giác Sa-La Lâm (I) 189. Kinh Thánh Ðạo
185. Kinh Ngưu Giác Sa-La Lâm (II) 190. Kinh Tiểu Không
186. Kinh Cầu Giải 191. Kinh Đại Không
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
192. Kinh Ca-Lâu-Ô-Ðà-Di 197. Kinh Ưu-Bà-Ly
193. Kinh Mâu-Lê-Phá-Quần-Na 198. Kinh Điều Ngự Ðịa
194. Kinh Bạt-Ðá-Hòa-Lợi 199. Kinh Si Tuệ Ðịa
195. Kinh A-Thấp-Bối 200. Kinh A-LÊ-TRA
196. Kinh Châu-Na 201. Kinh Trà-Ðế
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
202. Kinh Trì Trai 207. Kinh Tiễn Mao (I)
203. Kinh Bô-Lị-Ða 208. Kinh Tiễn Mao (II)
204. Kinh La-Ma 209. Kinh Bệ-Ma-Na-Tu
205. Kinh Ngũ Hạ Phần Kết 210. Kinh Tỳ-Kheo-Ni Pháp Lạc
206. Kinh Tâm Uế 211. Kinh Đại Câu-Hy-La
18. PHẨM LỆ
212. Kinh Nhất Thiết Trí 217. Kinh Bát Thành
213. Kinh Pháp Trang Nghiêm 218. Kinh A-Na-Luật-Đà (I)
214. Kinh Bệ-Ha-Đề 219. Kinh A-Na-Luật-Đà (II)
215. Kinh Đệ Nhất Ðắc 220. Kinh Kiến
216. Kinh Ái Sanh 221. Kinh Tiễn Dụ
222. Kinh Lệ

-ooOoo-

KINH TRUNG A-HÀM (danh mục kinh trọn bộ)

KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch. Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

MỤC LỤC

1. PHẨM BẢY PHÁP

1. Kinh Thiện Pháp 6. Kinh Thiện Nhân Vãng
2. Kinh Trú Ðạc Thọ 7. Kinh Thế Gian Phước
3. Kinh Thành Dụ 8. Kinh Thất Nhật
4. Kinh Thủy Dụ 9. Kinh Thất Xa
5. Kinh Một Tích Dụ 10. Kinh Lậu Tận

2. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

11. Kinh Diệm Dụ 16. Kinh Già-Lam
12. Kinh Hòa-Phá 17. Kinh Già-Di-Ni
13. Kinh Độ 18. Kinh Sư Tử
14. Kinh La-Vân 19. Kinh Ni-Kiền
15. Kinh Tư 20. Kinh Ba-La-Lao

3. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG

21. Kinh Đẳng Tâm 26. Kinh Cù-Ni-Sư
22. Kinh Thành Tựu Giới 27. Kinh Phạm Chí Ðà-Nhiên
23. Kinh Trí 28. Kinh Giáo Hóa Bịnh
24. Kinh Sư Tử Hống 29. Kinh Đại Câu-Hi-La
25. Kinh Thủy Dụ 30. Kinh Tương Tích Dụ
31. Kinh Phân Biệt Thánh Ðế

4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

32. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp 37. Kinh Chiêm-Ba
33. Kinh Thị Giả 38. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (I)
34. Kinh Bạc-Câu-La 39. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (II)
35. Kinh A-Tu-La 40. Kinh Thủ Trưởng Giả (I)
36. Kinh Địa Ðộng 41. Kinh Thủ Trưởng Giả (II)

5. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG

42. Kinh Hà Nghĩa 50. Kinh Cung Kính (II)
43. Kinh Bất Tư 51. Kinh Bổn Tế
44. Kinh Niệm 52. Kinh Thực (I)
45. Kinh Tàm Quý (I) 53. Kinh Thực (II)
46. Kinh Tàm Quý (II) 54. Kinh Tận Trí
47. Kinh Giới (I) 55. Kinh Niết Bàn
48. Kinh Giới (II) 56. Kinh Di-Hê
49. Kinh Cung Kính (I) 57. Kinh Tức Vị Tỳ-Kheo Thuyết

6. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG

58. Kinh Thất Bảo 65. Kinh Ô Điểu Dụ
59. Kinh Tam Thập Nhị Tướng 66. Kinh Thuyết Bổn
60. Kinh Tứ Châu 67. Kinh Đại Thiên Nại Lâm
61. Kinh Ngưu Phấn Dụ 68. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
62. Kinh Tần-Bệ-Sa-La Vương Nghinh Phật 69. Kinh Tam Thập Dụ
63. Kinh Bệ-Bà-Lăng-Kỳ 70. Kinh Chuyển Luân Vương
64. Kinh Thiên Sứ 71. Kinh Bệ-Tứ

7. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG

72. Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi 79. Kinh Hữu Thắng Thiên
73. Kinh Thiên 80. Kinh Ca-Hi-Na
74. Kinh Bát Niệm 81. Kinh Niệm Thân
75. Kinh Tịnh Bất Ðộng Ðạo 82. Kinh Chi-Ly-Di-Lê
76. Kinh Úc-Già-Chi-La 83. Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
77. Kinh Sa-Kê-Ðế Tam Tộc Tánh Tử 84. Kinh Vô Thích
78. Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật 85. Kinh Chân Nhân
86. Kinh Thuyết Xứ

8. PHẨM UẾ

87. Kinh Uế Phẩm 92. Kinh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ
88. Kinh Cầu Pháp 93. Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí
89. Kinh Tỳ-Kheo Thỉnh 94. Kinh Hắc Tỳ-Kheo
90. Kinh Tri Pháp 95. Kinh Trụ Pháp
91. Kinh Chu-Na Vấn Kiến 96. Kinh Vô

9. PHẨM NHÂN

097. Kinh Đại Nhân 102. Kinh Niệm
098. Kinh Niệm Xứ 103. Kinh Sư Tử Hống
099. Kinh Khổ Ấm (I) 104. Kinh Ưu-Ðàm-Bà-Là
100. Kinh Khổ Ấm (II) 105. Kinh Nguyện
101. Kinh Tăng Thượng Tâm 106. Kinh Tưởng

10. PHẨM LÂM

107. Kinh Lâm (I) 112. Kinh A-Nô-Ba
108. Kinh Lâm (II) 113. Kinh Chư Pháp Bổn
109. Kinh Tự Quán Tâm (I) 114. Kinh Ưu-Ðà-La
110. Kinh Tự Quán Tâm (II) 115. Kinh Mật Hoàn Dụ
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh 116. Kinh Cù-Ðàm-Di

11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)

117. Kinh Nhu Nhuyến 129. Kinh Oán Gia
118. Kinh Long Tượng 130. Kinh Giáo
119. Kinh Thuyết Xứ 131. Kinh Hàng Ma
120. Kinh Thưyết Vô Thường 132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
121. Kinh Thỉnh Thỉnh 133. Kinh Ưu-Bà-Ly
122. Kinh Chiêm-Ba 134. Kinh Thích Vấn
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức 135. Kinh Thiện Sanh
124. Kinh Bát Nạn 136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
125. Kinh Bần Cùng 137. Kinh Thế Gian
126. Kinh Hành Dục 138. Kinh Phước
127. Kinh Phước Ðiền 139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc 140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ

12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)

142. Kinh Vũ Thế 147. Kinh Văn Ðức
143. Kinh Thương-Ca-La 148. Kinh Hà Khổ
144. Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên 149. Kinh Hà Dục
145. Kinh Cù-Mặc Mục-Kiền-Liên 150. Kinh Uất-Sấu-Ca-La
146. Kinh Tượng Tích Dụ 151. Kinh Phạm Chí A-Nhiếp-Hòa

13. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau)

152. Kinh Anh Vũ 157. Kinh Hoàng Lô Viên
153. Kinh Man-Nhàn-Ðề 158. Kinh Đầu-Na
154. Kinh Bà-La-Bà-Ðường 159. Kinh A-Già-Là-Ha-Na
155. Kinh Tu-Ðạt-Ða 160. Kinh A-Lan-Na
156. Kinh Phạm Ba-La-Diên 161. Kinh Phạm-Ma

14. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT

162. Kinh Phân Biệt Lục Giới 167. Kinh A-Nan Thuyết
163. Kinh Phân Biệt Lục Xứ 168. Kinh Ý Hành
164. Kinh Phân Biệt Quán Pháp 169. Kinh Câu-Lâu-Sấu Vô Tránh
165. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên 170. Kinh Anh Vũ
166. Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn 171. Kinh Phân Biệt Ðại Nghiệp

15. PHẨM TÂM

172. Kinh Tâm 177. Kinh Thuyết
173. Kinh Phù-Di 178. Kinh Lạp Sư
174. Kinh Thọ Pháp (I) 179. Kinh Ngũ Chi Vật Chủ
175. Kinh Thọ Pháp (II) 180. Kinh Cù-Ðàm-Di
176. Kinh Hành Thiền 181. Kinh Đa Giới

16. PHẨM SONG

182. Kinh Mã Ấp (I) 187. Kinh Thuyết Trí
183. Kinh Mã Ấp (II) 188. Kinh A-Di-Na
184. Kinh Ngưu Giác Sa-La Lâm (I) 189. Kinh Thánh Ðạo
185. Kinh Ngưu Giác Sa-La Lâm (II) 190. Kinh Tiểu Không
186. Kinh Cầu Giải 191. Kinh Đại Không

17. PHẨM ĐẠI (Phần sau)

192. Kinh Ca-Lâu-Ô-Ðà-Di 197. Kinh Ưu-Bà-Ly
193. Kinh Mâu-Lê-Phá-Quần-Na 198. Kinh Điều Ngự Ðịa
194. Kinh Bạt-Ðá-Hòa-Lợi 199. Kinh Si Tuệ Ðịa
195. Kinh A-Thấp-Bối 200. Kinh A-LÊ-TRA
196. Kinh Châu-Na 201. Kinh Trà-Ðế

18. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI

202. Kinh Trì Trai 207. Kinh Tiễn Mao (I)
203. Kinh Bô-Lị-Ða 208. Kinh Tiễn Mao (II)
204. Kinh La-Ma 209. Kinh Bệ-Ma-Na-Tu
205. Kinh Ngũ Hạ Phần Kết 210. Kinh Tỳ-Kheo-Ni Pháp Lạc
206. Kinh Tâm Uế 211. Kinh Đại Câu-Hy-La

19. PHẨM LỆ

212. Kinh Nhất Thiết Trí 217. Kinh Bát Thành
213. Kinh Pháp Trang Nghiêm 218. Kinh A-Na-Luật-Đà (I)
214. Kinh Bệ-Ha-Đề 219. Kinh A-Na-Luật-Đà (II)
215. Kinh Đệ Nhất Ðắc 220. Kinh Kiến
216. Kinh Ái Sanh 221. Kinh Tiễn Dụ
222. Kinh Lệ

Kinh Trường A-Hàm (Trọn Bộ)

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm

(佛 陀 耶 舍 共 竹 佛 念 譯)

Việt dịch & hiệu-chú: Tuệ Sỹ

Kích chọn tên kinh dưới đây để đọc

— o0o —

PHẦN 1

01. KINH ĐẠI BẢN DUYÊN

02. KINH DU HÀNH.

03. KINH ĐIỂN TÔN

PHẦN 2

04. KINH XÀ-NI-SA..

05. KINH TIỂU DUYÊN

06. KINH CHUYỂN LUÂN VƯƠNG TU HÀNH..

07. KINH TỆ-TÚ..

08. KINH TÁN-ĐÀ-NA..

09. KINH CHÚNG TẬP.

10. KINH THẬP THƯỢNG.

11. KINH TĂNG NHẤT

12. KINH TAM TỤ

13. ĐẠI DUYÊN PHƯƠNG TIỆN.

14. THÍCH ĐỀ-HOÀN NHÂN VẤN.

15. KINH A-NẬU-DI

16. KINH THIỆN SINH.

17. KINH THANH TỊNH.

18. KINH TỰ HOAN HỶ.

19. KINH ĐẠI HỘI

PHẦN 3

20. KINH A-MA-TRÚ

21. KINH PHẠM ĐỘNG

22. KINH CHỦNG ĐỨC.

23. KINH CỨU-LA-ĐÀN-ĐẦU

24. KINH KIÊN CỐ

25. KINH LÕA HÌNH PHẠM CHÍ

26. KINH TAM MINH.

27. KINH SA-MÔN QUẢ

28. KINH BỐ TRA-BÀ-LÂU

29. KINH LỘ GIÀ.

PHẦN 4

30. KINH THẾ KÝ

Phẩm 1: CHÂU DIÊM PHÙ ĐỀ

Phẩm 2: UẤT-ĐAN-VIẾT.

Phẩm 3: CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG.

Phẩm 4: ĐỊA NGỤC.

Phẩm 5: LONG ĐIỂU

Phẩm 6: A-TU-LUÂN

Phẩm 7: TỨ THIÊN VƯƠNG

Phẩm 8: ĐAO-LỢI THIÊN

Phẩm 9: TAM TAI

Phẩm 10: CHIẾN ĐẤU

Phẩm 11: BA TRUNG KIẾP

Phẩm 12: THẾ BỔN DUYÊN