PHÁP NGỮ THIỀN SƯ HƯ VÂN

PHÁP NGỮ THIỀN SƯ HƯ VÂN

Việt dịch Thích Hằng Đạt

—o0o—

Quyển Pháp Ngữ mà hiện tại quý độc giả đang cầm trên tay, được chúng tôi phiên dịch từ quyển “Hư Vân Hòa Thượng Khai Thị Lục” do pháp sư Tịnh Huệ, và một phần trong quyển “Hư Vân Văn Tập” do hai cư sĩ Hồng Khánh Sùng cùng Hoàng Khánh Lâm biên tập ghi chép lại.

Mục Lục

Quý vị kích chọn phần tương ứng để đọc

PHẦN MỘT

I. Quý cư sĩ tại Thượng Hải thỉnh giảng năm 1911.

II. Phật thất khai thị tại Phước Kiến Công Đức Lâm, năm 1933.

PHẦN HAI

III. Thư đáp tướng Tưởng Giới Thạch.

IV. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh, vào ngày mười bảy tháng giêng, năm 1943.

V. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh, vào ngày mười tám tháng giêng, năm 1943.

VI. Khai thị tại chùa Từ Vân, Trùng Khánh vào ngày mười chín tháng giêng, năm 1943.

VII. Khai thị tại chùa Kiềm Minh, Quý Dương, vào mồng một tháng hai, năm 1943.

PHẦN BA

 VIII. Khai thị tại Đại Hội Hoan Nghinh Các Giới Chức, tại hội quán Trung Sơn, Quảng Châu, vào ngày mười tám tháng tám, năm 1946.

IX. Khai thị tại Đông Liên Giác Uyển, Hồng Kông, năm 1947.

PHẦN BỐN

X. Khai thị tại Áo Môn, hý viện Bình An, vào mồng một tháng tám, năm 1947.

XI. Bài diễn thuyết tại xã Liên Nghĩa, Quảng Châu vào ngày hai mươi bảy tháng chín, năm 1947.

PHẦN NĂM

 XII. Bài giảng tại bệnh viện Chí Đức, hội Phật giáo tỉnh Quảng Châu.

XIII. Tham thiền cùng niệm Phật.

XIV. Những điều kiện tiên quyết khi tham thiền.

PHẦN SÁU

XV. Khai thị tại thiền đường.

1/ Phương pháp dụng công nhập đạo.

A/ Điều kiện tiên quyết của việc tu đạo.

a/ Tin sâu lý nhân quả.

b/ Nghiêm trì giới luật.

c/ Tín tâm kiên cố.

d/ Quyết định hành trì một pháp môn.

e/ Phương pháp tham thiền.

g/ Người ngồi thiền phải biết.

B/ Hạ thủ công phu.

a/ Phải nhận rõ chủ khách.

b/ Thoại đầu cùng nghi tình.

C/ Chiếu cố thoại đầu cùng phản văn văn tự tánh.

D/ Tâm thiết tha vì việc sanh tử, cùng phát tâm lâu dài.

E/ Việc khó và dễ trong khi tu đạo của người mới dụng công và ngườI tu hành lâu năm.

a/ Việc khó và dễ của người mới dụng công.

*/ Việc khó của người sơ phát tâm tu đạo là tâm vọng không dứt.

*/ Việc dễ của người sơ cơ là có thể xả bỏ hết tất cả, chỉ còn một niệm.

b/ Việc khó và dễ của người tu hành lâu năm.

*/ Việc khó của người tu hành lâu năm là trên

đầu cây tre trăm thước không thể tiến thêm một bước.

*/ Việc dễ của người dụng công lâu năm là công phu thầm lặng liên tục.

2/ Kết Luận.

XVI. Tham thiền cảnh ngữ (lời răn nhắc đến những người tu thiền).

PHẦN BẢY

XVII. Tu cùng không tu.

XVIII. Khai thị trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không tại Thượng Hải.

XIX. Bài ‘Phải Hiểu Rõ Sự Niệm Phật’ nhân ngày giỗ thứ mười hai của tổ Ấn Quang, năm 1952.

PHẦN TÁM

XX. Thiền thất khai thị lần thứ nhất tại chùa Ngọc Phật, thành phố Thượng Hải, năm 1953.

1/ Ngày thứ nhất, (22/2).

2/ Ngày thứ hai, (23/2).

3/ Ngày thứ ba, (24/2).

4/ Ngày thứ tư, (25/2).

5/ Ngày thứ năm, (26/2).

6/ Ngày thứ sáu, (27/2).

7/ Ngày thứ bảy, (28/2).

PHẦN CHÍN

XXI. Thiền thất khai thị lần thứ hai.

1/ Ngày thứ nhất, (29/2).

2/ Ngày thứ hai, (3/1).

3/ Ngày thứ ba, (3/2).

4/ Ngày thứ tư, (3/3).

5/ Ngày thứ năm, (3/4).

6/ Ngày thứ sáu, (3/5).

7/ Ngày thứ bảy, (3/6).

8/ Giải thất, (3/7).

9/ Pháp ngữ giải thất.

 PHẦN MƯỜI

XXII. Phương tiện khai thị tại núi Vân Cư, năm 1955.

1/ Ngày mười một tháng ba.

2/ Ngày mười hai tháng ba.

3/ Ngày mười ba tháng ba.

4/ Ngày mười bốn tháng ba.

5/ Ngày hai mươi mốt tháng ba.

6/ Ngày hai mươi bốn tháng ba.

7/ Ngày hai mươi sáu tháng ba.

8/ Ngày ba mươi tháng ba.

9/ Mồng ba tháng tư.

10/ Mồng năm tháng tư.

11/ Mồng chín tháng tư.

 PHẦN MƯỜI MỘT

12/ Ngày mười một tháng tư.

13/ Ngày mười lăm tháng tư. Khai thị nhân dịp kiết hạ an cư.

14/ Ngày mười sáu tháng tư.

15/ Ngày mười bảy tháng tư.

16/ Ngày hai mươi mốt tháng tư.

17/ Ngày hai mươi hai tháng tư.

18/ Ngày hai mươi ba tháng tư.

19/ Ngày hai mươi lăm tháng tư.

20/ Ngày hai mươi sáu tháng tư.

21/ Ngày hai mươi bảy tháng tư.

22/ Ngày hai mươi tám tháng tư.

 PHẦN MƯỜI HAI

 23/ Ngày hai mươi chín tháng tư.

24/ Khai thị trong ngày tết giữa năm.

25/ Rằm tháng năm.

26/ Ngày mười sáu tháng năm.

27/ Ngày mười bảy tháng năm.

28/ Ngày mười tám tháng năm.

29/ Ngày hai mươi tháng năm.

30/ Ngày hai mươi mốt tháng năm.

31/ Ngày hai mươi ba tháng năm.

32/ Ngày hai mươi sáu tháng năm.

 PHẦN MƯỜI BA

33/ Mồng hai tháng sáu.

34/ Mồng ba tháng sáu.

35/ Ngày mười sáu tháng sáu.

36/ Ngày hai mươi ba tháng sáu.

37/ Ngày hai mươi lăm tháng sáu.

38/ Ngày hai mươi bảy tháng sáu.

39/ Mồng tám tháng bảy.

40/ Mồng mười tháng bảy.

41/ Ngày mười một tháng bảy.

XXIII. Khai thị trong kỳ truyền giới tại núi Vân Cư, vào tháng mười năm 1955.

1/ Duyên khởi của kỳ truyền giới.

2/ Nguyên nhân những vị bên ngoài đến không thể tham gia thọ giới.

3/ Khai thị phương tiện tự thệ thọ giới.

4/ Y bát.

 PHẦN MƯỜI BỐN

5/ Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp.

6/ Giới pháp, giới thể, giới hạnh, giới tướng.

A/ Giới pháp.

B/ Giới thể.

C/ Giới hạnh.

D/ Giới tướng.

7/ Những điểm giống nhau và khác nhau giữa giới luật đại thừa và tiểu thừa.

8/ Tam quy y, ngũ giới.

9/ Mười giới, cụ túc giới, tam tụ tịnh giới.

10/ Kết khuyến.

XXIV. Thiền tông cùng Tịnh Độ tông.

XXV. Phương tiện khai thị thuyết pháp vào ngày mười chín tháng mười, năm 1958.

XXVI. Biểu tướng của Tăng Đồ trong đời mạt pháp.

XXVII. Mười hai bài kệ tham thiền.

XXVIII. Bài ca đi, đứng, nằm, ngồi.

Phụ chú

1/ Đại lão hòa thượng Hư Vân tiếp nối mạch nguồn năm hệ phái Thiền tông.

2/ Nhân duyên của quyển Tăng Đính Phật Tổ Đạo Ảnh.

Đại cương về “Thắng pháp tập yếu luận”

Đại cương về

“Thắng pháp tập yếu luận”

Thích Tâm Thiện

Nguồn http://daitangkinhvietnam.org/

Bộ “Thắng pháp tập yếu luận” này là một công trình khảo cứu, tóm tắt và hệ thống hóa nội dung của bảy bộ luận thuộc Thượng Tọa Bộ bởi một vị Tăng sĩ người Ấn Độ, tương truyền là ngài Anuruddha (A Nậu Đa La).

Về mức độ chính xác của công trình tóm tắt và hệ thống hóa này không thể hoặc khó có thể minh định rõ ràng, vì chúng ta không có điều kiện để đọc hết bảy bộ luận đó, ít ra là về phía người viết. Tuy nhiên, theo truyền thống Nam phương Phật giáo, thì bộ “A tỳ đàm thắng pháp luận” này là một trong những nền tảng triết học cơ bản nhất của Nam phương Thượng Tọa bộ. Do đó, chúng tôi dựa vào bộ luận này – và đặc biệt là thông qua bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu, một học giả có thẩm quyền chuyên môn về tạng thư Pàli, ít nhất là đối với người Việt Nam, để trình bày đại cương về tâm lý học Phật giáo theo quan điểm của Nam phương Thượng Tọa bộ.

Đại cương về “Thắng pháp tập yếu luận”

(Abhidhammatthasangaha)

Thích Tâm Thiện

Bộ “Thắng pháp tập yếu luận” này là một công trình khảo cứu, tóm tắt và hệ thống hóa nội dung của bảy bộ luận thuộc Thượng Tọa Bộ bởi một vị Tăng sĩ người Ấn Độ, tương truyền là ngài Anuruddha (A Nậu Đa La).

Về mức độ chính xác của công trình tóm tắt và hệ thống hóa này không thể hoặc khó có thể minh định rõ ràng, vì chúng ta không có điều kiện để đọc hết bảy bộ luận đó, ít ra là về phía người viết. Tuy nhiên, theo truyền thống Nam phương Phật giáo, thì bộ “A tỳ đàm thắng pháp luận” này là một trong những nền tảng triết học cơ bản nhất của Nam phương Thượng Tọa bộ. Do đó, chúng tôi dựa vào bộ luận này – và đặc biệt là thông qua bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu, một học giả có thẩm quyền chuyên môn về tạng thư Pàli, ít nhất là đối với người Việt Nam, để trình bày đại cương về tâm lý học Phật giáo theo quan điểm của Nam phương Thượng Tọa bộ.

(I) Dòng chảy của tâm thức qua Tỳ Đàm Thắng Pháp Tập Yếu

1- Tâm bất thiện (Akusalacitta): Có ba loại tâm cơ bản là: tâm tham, tâm sân và tâm cuồng si.

2- Tâm vô nhân (Ahetukacitta): Có ba loại: Tâm quả bất thiện vô nhân, tâm quả thiện vô nhân và tâm duy tác vô nhân.

3- Tâm dục giới bất tịnh: Có hai loại: Tâm bất thiện và tâm vô nhân.

4- Tâm (hữu nhân) dục giới thanh tịnh: Có ba loại: tâm thiện, tâm quả, tâm duy tác. Cả dục giới thanh tịnh và bất tịnh đều thuộc về tâm hữu nhân.

5- Tâm sắc giới (Rùpàvacaracitta): Có ba loại: Tâm thiện, tâm quả, và tâm duy tác.

6- Tâm vô sắc giới (Arùpàvaracitta): Có ba loại: tâm thiện, tâm quả, và tâm duy tác. Cả ba loại tâm trên của sắc giới và vô sắc giới đều gọi là tâm thế gian (hiệp thế).

7- Tâm đạo siêu thế (Lokattaracitta): Có 4 loại: tâm của cảnh giới Sơ thiền (ly sanh hỷ lạc), Nhị thiền (định sanh hỷ lạc), Tam thiền (ly hỷ diệu lạc) và Tứ thiền (xả niệm thanh tịnh).

8- Tâm quả siêu thế (dị thục siêu thế): Có 4 loại: tâm của quả vị Sơ thiền (Dự lưu quả), Nhị thiền (Nhất lai quả), Tam thiền (Bất lai quả) và Tứ thiền (A la hán quả).

Cả tâm đạo siêu thế và quả siêu thế gọi chung là tâm siêu thế. Và, cả tâm thế gian (hợp thế) và siêu thế gian (siêu thế) được gọi là Tâm (citta). Tám phân loại trên của tâm được gọi là Tâm Vương, tức là cội nguồn của Tâm.

(II) Tác năng trong dòng chảy của tâm (Tâm Sở Hữu)

1- Tâm sở biến hành (Sabbacittasàdhàranà) – Có 7 loại tâm sở: Xúc (Phasso), thọ (Vedanà), tưởng (Sannà), tư (Cetanà), nhất tâm (Kaggatà), mạng căn (Jivitindriyam) và tác ý (Manasikàra).

2- Tâm sở biệt cảnh (Akusalacetasika) – Có 6 loại tâm: Tầm (Vitakka), tứ (Vicàra), thắng giải (Adhimokkho), tinh tấn (Viriyam), hỷ (Piti) và dục (Chando). Cả tâm sở hữu biến hành và biệt cảnh gọi là sở hữu tự (chủ thể), tha (đối tượng).

3- Tâm sở bất thiện (Akusalacetasika) – Có 14 loại:

– Tâm si mê (Moho), vô tàm (Ahirikam), vô quí (Anottapam), trạo cử (Uddhacca).
– Tâm tham (Lobho), tà kiến (Ditthi), kiêu mạn (Màno).
– Tâm sân (Doso), tật đố (Issà), bỏn xẻn (Macchariyam), hối quá (Kukhuccam), hôn trầm (Thina), thùy miên (Middha) và nghi (Viccikicchà).

4- Tâm sở thiện (Tịnh quang) (Sabhanacetasika) – Có 19 loại:

Tín (Saddhà), niệm (Sati), tàm (Hiri), quí (Ottappam), không tham (Alobho), không sân (Adoso), xả ly (Tatramajjhattatà: trung tính), tâm sở thư thái (Kàyapassaddhi), tâm thư thái (Cittapassaddhi), tâm sở khinh an (Kàyalahùta), tâm khinh an (Cittalahutà), tâm sở nhu hòa (Kàyamudutà), tâm nhu hòa (Cittamudutà), tâm sở thích ứng (Kàyakamm-annatà), tâm thích ứng (Cittakammannatà), tâm sở tinh cần (Kàyapàgunnatà), tâm tinh cần (Cittapàgunnatà), tâm chính trực (Cittujjukatà).

(III) Hiện hữu (Pháp) qua A Tỳ Đàm Thắng Pháp Tập Yếu

1- Sắc cơ bản (Bhùta – rupam) – Có 4 loại: Đất (Pathavi – dhàtu), nước (Apo – dhàtu), gió (Vàyo – dhàtu) và lửa (Tejo – dhàtu).

2- Sắc chủ thể (Pasàda-rùpam) – Có 5 loại: Mắt (Cakkhu), tai (Sotam), mũi (Ghànam), lưỡi (Jihà), và thân (Kàyo).

3- Sắc đối tượng (hay Hành cảnh: Gocararùpam) – Có 5 loại: Sắc (Rùpam), thanh (Saddo), hương (Gandho), vị (Raso), xúc (Photthabbam).

4- Sắc bản tính (Bhàvarùpam) – Có 2 loại: Nam tính (Purisattam); nữ tính (Itthattam).

5- Sắc tâm sở y (Hadayrùpam): là cơ cấu nền tảng của tâm thức (Hadayavatthu).

6- Sắc sinh mạng (Jivitarùpam): là mạng căn, tức là thân thể và các quan năng (Jivitindriyam).

7- Thực sắc (Ahàra-rùpam): là đoàn thực (kabalinkàro-àharo) cũng gọi là thực tố.

Sắc tâm sở y, sắc sinh mạng và thực sắc còn được gọi là thân biểu và khẩu biểu.

Như vậy 18 loại sắc pháp trên được phân loại theo tự tánh (Sabhàvarùpam), tự tướng (Salakkhana – rùpam), sở tạo (Nipphannarùpam), sắc sắc (Rùpa – rupam) và tư duy sắc (Sammasanarùpam).

Sắc là vật chất, là những gì thuộc vật lý. Do đó tự tánh sắc là những gì có tính chất nóng, lạnh, cứng, ướt, âm, dương v.v… Sắc tự tướng là chỉ cho vô thường, vô ngã của sắc tướng. Đó là sự diễn biến của sinh, trụ, dị, diệt; thành, trụ, hoại, không… Các pháp thuộc về tâm (tâm lý) và sắc (vật lý) gọi chung là Hữu vi pháp (Sankhatam). Và ngược lại, các pháp vượt ngoài diễn biến chế định của tâm lý và vật lý, không bị giới hạn, chế định bởi sinh và diệt, thì được gọi là Vô vi (Asamskrta). Các pháp hữu vi được gọi là Tục đế, các pháp vô vi (như Niết Bàn) được gọi là Chân đế.

(IV) Nhận xét chung về Thắng pháp luận

Ở trên chúng ta vừa trình bày tóm lược một số thể cách và các danh từ diễn đạt cơ bản về tâm lý học theo Thắng pháp tập yếu luận của Nam phương Thượng Tọa bộ. Ở đây, chỉ trình bày tóm tắt một số nội dung “tư tưởng” cơ bản của luận thư này.

Trước hết, chúng ta thấy rằng, Thắng pháp luận cắt nghĩa và giải minh tâm lý học qua bốn khái niệm cơ bản, đó là: (a) Tâm (Citta), (b) Tâm sở (Cetasika), (c) Sắc (Rùpa) và (d) Niết bàn.

Qua bốn khái niệm trên, con người theo Thắng pháp luận trước hết là một con người bao gồm tâm thức (tâm lý) và sắc pháp (vật lý). Điều này tương tự như hợp thể của 5 uẩn (Pancaskandhas) trong Phật giáo Nguyên thủy, hay chính những giáo huấn của Phật trong Nikàya. Tuy nhiên, trong năm uẩn, Sắc uẩn (Rùpa) thuộc về sắc pháp (thế giới vật lý), 4 uẩn còn lại (thọ, tưởng, hành và thức) thuộc về tâm pháp (thế giới tâm lý). Trên cơ sở của Tâm pháp này, luận thư đã đi sâu vào phân tích thế giới của tâm lý và các hiện tượng diễn biến của nó qua 89 hay 121 loại tâm và 52 tâm sở.

Sự phân tích này được dựa vào cảnh giới (trạng thái) của tâm lý qua các cấp độ như: cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc và siêu thế, hay được cụ thể hóa theo tác năng hoạt động như: tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô nhân, tâm tịnh quang; hoặc như: tâm thiện, tâm dị thục, tâm duy tác – Theo tác năng dẫn khởi sự tái sinh hay không… Bên cạnh đó, các loại tâm sở (tác năng của tâm vương) như: xúc, thọ, tưởng, tư, mạng căn, nhất tâm và tác ý luôn luôn cùng hiện khởi cùng với sự tri giác của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (5 căn). Với sự phân tích chi tiết như thế, luận thư Abhidhamma (Thắng pháp) đã xây dựng lên một lộ trình tâm (Cittavithi) thông qua sự sinh và diệt trong 16 sát na tâm:

1- Hữu phần chuyển động (Bhavangacalana) (sinh khởi, rung chuyển)
2- Hữu phần dừng nghỉ (Bhavangupaccheda) (sự đứng yên)
3- Ngũ môn hướng tâm (Pancadvàràvajjana) (5 căn hướng tâm)
4- Nhãn thức (hay các thức) (Cakkhuvinnana) (các thức hiện hữu)
5- Tiếp thọ tâm (Sampaticchana) (cảm thọ)
6- Suy đạc tâm (Santirana) (suy thức)
7- Xác định tâm (Votthapana) (chuyển động 7 sát na tâm)
8-14- Tốc hành tâm (Javana)
15-16- Đồng sở duyên tâm (Tadàlambana) (cùng sinh khởi…)

Đây là lộ trình của tâm, nó là sự hiện khởi và hoàn diệt của tất cả các hiện tượng và diễn biến tâm lý. Sự khám phá này là một cống hiến vĩ đại của luận thư Abhidhamma cho ngành khảo cứu Tâm lý học nói chung và Tâm lý học Phật giáo nói riêng.

Một điểm nổi bật kỳ vĩ khác, đó là khái niệm Kiết sinh thức (Patisandhi). Khái niệm này diễn đạt về sự vận hành của tâm trong điểm khởi đầu và kết thúc của đời sống con người, cũng còn gọi là “ý niệm tối sơ” của sinh linh vạn hữu (sentient beings). Nó là sức mạnh các nghiệp thức (nghiệp lực) và vận hành dưới hình thức của những năng lượng tâm lý (mental energy), duy trì đời sống tâm thức của con người và các loài hữu tình khác. Mặc dầu vấn đề này vượt ngoài khả năng tri giác của tri thức thường nghiệm, song, nó có thể được nhận thức trong các cảnh giới của thiền định ở tầm cao. Do đó, sự hiểu biết về Kiết sanh thức là điều cần thiết cho con người và cũng là điều mà các triết gia luôn luôn tìm kiếm.

Con người và thế giới quan của con người là Dục giới, tức thế giới của những sinh linh, khát vọng trần tục. Do đó, muốn biết được hiện hữu của Sắc giới, Vô sắc giới và Siêu thế giới, tất yếu phải đi vào hiện quán (thiền định), thuật ngữ gọi là Vipassanà (Minh sát tuệ). Vì lẽ, những cảnh giới siêu hình đó vốn thoát hiện ngoài tri thức, luận lý hay phán đoán của con người; nó chỉ có thể được cảm nhận và hiển thị bởi trong thiền định. Và để đạt được những cảnh giới đó, đòi hỏi con người một sự nỗ lực tối cao, vượt qua mọi cảm nhiễm trần tục của mạng căn và ý thức phân biệt. Đây là nội dung của Định học trong luận thư Abhidhamma.

Về mặt giải thoát, luận thư, như đã trình bày, đề cập rất cụ thể về tác năng hoạt động của tâm theo khuynh hướng thiện, bất thiện và vô nhân (tâm lơ lửng không tiến đến mục đích cũng không lui về nguyên động lực). Tâm thiện là tâm đưa con người đến gần sự giải thoát, tâm bất thiện đưa con người đến khổ đau, và tâm tịnh quang (Sobhanacitta) hay tâm sáng suốt (tuệ giác) đưa con người đến giải thoát, giác ngộ. Đây là nội dung của Giới học và Tuệ học trong luận thư Abhidhamma.

Từ ba phương diện trên cho thấy rằng Abhidhamma là nền tảng cơ cấu của tư tưởng triết học Phật giáo sau thời Phật diệt độ. Điểm đặc biệt của nó là giải minh hiện hữu qua lăng kính của Đệ nhất nghĩa đế (Paramatthasacca), nghĩa là hiện hữu được nhìn từ tự tướng của duyên sinh tương tác – cái căn nguyên để thiết lập nên một tổng tướng, chứ không phải là từ cái diện mạo bao quát của mỗi mỗi sự thể trông có vẻ như độc lập, cô liêu.
Và cái mục đích tối hậu của luận thư Abhidhamma là dùng phương tiện hiện quán để đưa con người đi vào thăng chứng Niết bàn như đã trình bày trong 4 tâm quả siêu thế. Đó chính là sự đoạn diệt 14 bất thiện tâm hay nói cụ thể là: Tham, sân và si. Đây là lộ trình tiêu biểu của tâm lý học Phật giáo được trình bày qua Thắng pháp luận của Nam phương Thượng Tọa bộ.

DUY THỨC HỌC TOÀN TẬP – HT THIỆN HOA

DUY THỨC HỌC
Dịch Giả: HT. Thích Thiện Hoa
In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản
Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương

MỤC LỤC

kích vào tập (dòng chữ được gạch chân) để đọc

.

.

DUY THỨC HỌC NHẬP MÔN
Lời nói đầu
Bài 1. Luận Đại thừa trăm pháp
Bài 2. Luận Đại thừa trăm pháp (tiếp theo)
Bài 3. Tâm vương
Bài 4. Ý thức
Bài 5. Mạt na thức
Bài 6. A lại da thức
Bài 7. Tâm sở
Bài 8. Tuỳ phiền não
Bài 9. Bất định tâm sở
Bài 10. Tâm bất tương ưng hành pháp

DUY THỨC HỌC TẬP I
Bài 1. Duy Thức Phương tiện đàm
Bài 2. Thành lập tám thức
Bài 3. Nói lược các Tâm sở
Bài 4. Kinh nghiệm Duy Thức
Bài 5. Đem việc chiêm bao để xét nghiệm lý Duy Thức
Bài 6. Lược giải lời vấn nạn của ngoại nhân
Bài 7. Kết luận

DUY THỨC HỌC TẬP II
Bài 1. Nói về Duy Thức và Thiền Tôn
Bài 2. Nói về yếu chỉ của Duy Thức
Bài 3. Nói về Chơn vọng và Sanh diệt
Bài 4. Nói về tướng của thức chia và hiệp
Bài 5. Tâm vương và Tâm sở tương ưng
Bài 6. Giải thích 4 phần
Bài 7. Nói về chủng tánh và huân tập

DUY THỨC HỌC TẬP III
Bài 8. Nói về 10 duyên, 4 nhân và 5 quả
Bài 9. Nói về 3 lượng và 3 cảnh
Bài 10. Nói về tướng trạng của thức biến
Bài 11. Nói về tướng “sở biến” của các thức
Bài 12. Nói về 2 “Đế” và 3 “Tánh”
Bài 13. Dẫn sách thế tục để so sánh

DUY THỨC HỌC TẬP IV

DUY THỨC HỌC TẬP V

Sưu tầm bởi Thanh Tịnh Lưu Ly từ http://www.thuvienhoasen.org

DUY THỨC HỌC TẬP III – HT THIỆN HOA

DUY THỨC HỌC
Dịch Giả: HT. Thích Thiện Hoa
In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản
Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương

DUY THỨC HỌC TẬP III
DUY THỨC PHƯƠNG TIỆN ĐÀM
QUYỂN HẠ (Tiếp Theo)
Tác giả: ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN
Dịch giả: THÍCH THIỆN HOA

BÀI THỨ TÁM
NÓI VỀ 10 DUYÊN, 4 NHÂN VÀ  5 QUẢ
(CÓ 3 ĐOẠN)

HỎI: Các pháp, mỗi pháp đều có chủng tử (hạt giống) riêng, tại sao không sanh khởi một lượt; lại có cái sanh trước cái sanh sau, ẩn và hiện sai khác như thế?

ĐÁP: Vì các pháp không những có “nhân” mới sanh ra quả, mà còn phải nhờ các “duyên” chung quanh giúp đỡ mới sanh ra quả được. Nay phương tiện nói 10 nhân, 4 duyên và 5 quả.
I. NÓI VỀ 10 NHÂN

Sao gọi là Nhân? – Như trước đã nói: “Chủng tử với hiện hành, cùng nhau làm nhân”. Nay y theo tánh chất sai khác của nhân, tóm lại chia làm 10 nhân.

1. Tùy thuyết nhân. – Tất cả các pháp đều có danh tự (tên) cho nên người ta mới nhớ tưởng cái tên của nó và kêu đó là vật gì. Như nhân cái tên lúa bắp v.v…  người ta mới kêu gọi đó là lúa bắp. Bởi nhân theo danh tự mà kêu gọi, nên gọi là “Tùy thuyết nhân”.
2. Quán đãi nhân. – Nhân quán sát và chờ đợi công dụng của sự vật. Như quán sát cái tay có công dụng cầm nắm nên người ta tạo ra cái ý chờ đợi cái công dụng cầm nắm, khi thấy hay nghĩ đến cái tay: nên gọi là “Quán đãi nhân”.
3. Khiên dẫn nhân. – Tất cả các pháp, ở nơi chủng tử của nó sẵn có cái động lực kéo dẫn, làm cho phát sanh ra quả về sau, nên gọi là “Khiên dẫn nhân”.
4. Nhiếp thọ nhân. – Nhân thâu nhiếp nạp thọ. Tức là trừ chủng tử ra, còn bao nhiêu các duyên trợ giúp, làm cho chủng tử sanh khởi, thì gọi là “Nhiếp thọ nhân”.
5. Sanhkhởi nhân. – Như từ hạt giống sanh khởi ra mộng, chồi v.v…
6. Dẫn phát nân. – Như từ mộng chồi, dẫn sanh ra nhánh lá, từ nhánh lá dẫn sanh ra hoa trái cho đến khi già và chín.
7. Định biệt nhân. – Giống loại này nhất định khác với giống loại kia. Như giống khác với lúa, đậu khác với mè v.v…
8. Đồng sự nhân. _ Từ nhân thứ  2 là “Quán đải”, nhân thứ 3 là “Khiên dẫn”, thứ 4 là “Nhiếp thọ”, thứ 5 là “Sanh khởi”, thứ 6 là “Dẫn phát” và thứ 7 là “Định biệt”, tất cả có 6 nhân. Vì 6 nhân này chung làm một việc, nên gọi là “Đồng sự nhân”.
9. Tương vi nhân. – Đây là các nghịch duyên làm chướng ngại những vật đương phát sinh. Như lúa mạ đang tốt lại gặp nắng hạn khô khan v.v…
10. Bất tương vi nhân. – Đây là những thuận duyên giúp thêm, làm cho các vật được mau phát triển. Như mưa phùn gió bấc, làm cho lúa mạ thêm tốt.

Trong 10 Nhân này, tóm lại phân làm hai loại:

1.      Năng sanh nhân. – Tức là nhân thứ 3 (khiên dẫn nhân) và nhân thứ 5 (sanh khởi nhân). Vì hai nhân này có công năng hay sanh khởi, nên gọi chung là “Năng sanh nhân”.

2.      Phương tiện nhân. – Những phương tiện phụ giúp làm cho chủng tử khởi sanh. Trong 10 Nhân trên, trừ ra “khiên dẫn” và “sanh khởi” hai nhân, còn lại tám nhân, chung gọi là “Phương tiện nhân”.

(Xem biểu sau đây)

1-Khiên dẫn nhân (nhân thứ ba)           2 nhơn này, chung gọi là

2-Sanh khởi nhân (nhân thứ 5)               “Năng sanh nhân”.

3-Tùy thuyết nhân (nhân thứ 1)

4-Quán đãi nhân (nhân thứ 2)

5-Nhiếp thọ nhân (nhân thứ 4)

6-Dẫn phát nhân (nhân thứ 6)

7-Định biệt nhân (nhân thứ 7)                 8 nhân này, chung gọi là

8-Đồng sự nhân (nhân thứ 8)                   “Phương tiện nhân”.

9-Tương vi nhân (nhân thứ 9)

10-Bất tương vi nhân (nhân thứ 10)

1- Quán đãi nhân

2- Khiên dẫn nhân

3- Nhiếp thọ nhân                                     6 nhân này, chung gọi là

4- Sanh khởi nhân                                      “Đồng sự nhân”.

5- Dẫn phát nhân

6- Định biệt nhân

II NÓI VỀ 4 DUYÊN

1.                  Nhân duyên (cái duyên thuộc về duyên). Tất cả các pháp, từ chủng tử khởi ra hiện hành, hoặc từ hiện hành huân trở lại thành chủng tử, đều do chủng tử làm nhân, rồi trực tiếp sanh ra quả. Như hạt giống bắp sanh ra cây bắp, hạt giống đậu sanh ra cây đậu v.v… gọi hạt giống đó là “Nhân duyên”.

2.                  Đẳng vô gián duyên (cái duyên bình đẳng tương tục không gián đoạn). Đây là nói tám Thức hiện hành cùng với các Tâm sở, mỗi niệm sanh diệt luôn luôn không có gián đoạn. Hình trạng sanh diệt của nó: khi niệm trước vừa diệt, thì nó tránh đường để dẫn dắt niệm sau sanh ra. Vì sanh diệt tương tục như vậy, trước sau bình đẳng, không có vật gì chen vào làm gián đoạn, nên gọi là “Đẳng vô gián duyên”.

3.                  Sở duyên duyên (cái duyên thuộc về sở duyên). Nói một cách tóm gọn là: mỗi Thức, khi kiến phần duyên qua tướng phần, thì gọi kiến phần là “năng duyên”, tướng phần là “sở duyên”. Hiệp lại hai phần này, kêu là “sở duyên duyên”. –Nếu y theo sách vở Duy thức nói, thì phải những vật gì có thật thể, như Tâm vương và Tâm sở, nó cập hợp cái tướng phần của nó, có sở lự (bị phân biệt) và nơi gá nương (sở thác) để phát sanh, mới gọi là “Sở duyên duyên”.

Như Nhãn thức duyên (thấy) cái hoa giữa hư không; tuy có cập tướng phần của hoa, như thế cũng gọi là có “sở lự”. Nhưng cái hoa giữa hư không không có “thật thể”, nên không có chỗ gá nương để cho Nhãn thức phát sanh (không có sở thác); cho nên có thể kêu là “duyên” mà không thể gọi là “Sở duyên”.

Trái lại, như cái gương  chiếu cảnh vật, trong gương có bóng cảnh vật; như thế là có cập cái “tướng phần” và cũng có thể gá nương nơi đó (tướng phần) phát sanh phân biệt (có sở thác). Nhưng, cái gương không có phân biệt (duyên lự) nên không thể phân biệt được vật gì cả.Bởi thế nên có thể gọi là “sở duyên”, mà không thể gọi là “duyên”. Phải đủ cả hai nghĩa: 1-bị phân biệt (sở lự) và 2-nơi gá nương (sở thác) mới kêu là “Sở duyên duyên”.

Nay nói một tỷ dụ để chỉ rõ nghĩa “Sở duyên duyên”. Như cái bình hoa trên bàn đây là vật có thật thể; khi Nhãn thức xem cái bình hoa, thì Tâm vương và Tâm sở của Nhãn thức đều có cập cái tướng bình hoa, như thế kêu là thấy bình hoa. Khi đó hình tướng của bình hoa, nó làm chỗ cho Nhãn thức nương nơi đó mà phát sanh phân biệt, và cũng làm cái chỗ phân biệt (sở lự) của Nhãn thức; nên gọi cái bình hoa này là “Sở duyên duyên” của Nhãn thức.

Song “Sở duyên duyên” này có hai loại:

a)                  Thân sở duyên duyên –Như mỗi Thức, tự lấy kiến phần duyên qua tướng phần bên trong của nó; bởi duyên trực tiếp như vậy, nên gọi là “Thân sở duyên duyên”.

b)                  Sơ sở duyên duyên -Như Thức kia biến, rồi thức này nương nơi bản chất đó duyên lại. Dụ như Tạng thức biến ra tướng phần là sơn hà đại địa; rồi Nhãn thức duyên nơi tướng phần của Tạng thức làm bản chất, trở lại biến ra cái tướng phần để duyên, như thế là Nhãn thức gián tiếp duyên tướng phần của Tạng thức, nên tướng phần của Tạng thức là “Sơ sở duyên duyên” của Nhãn thức.

4.                                          Tăng thượng duyên. –Phàm những pháp có thật thể, không thuộc về ba duyên trước, thì thuộc về Tăng thượng duyên. Tăng thượng duyên là những duyên phụ trợ tăng thêm.

Có hai lọai:

a)                  Thuận tăng thượng duyên. – Như lúa mạ v.v… từ hạt giống của nó sanh ra, lại nhờ phân nước v.v… giúp thêm, làm cho lúa mạ kia được tươi tốt; thì phân nước đó là “Thuận tăng thượng duyên” của lúa mạ.

b)                  Nghịch tăng thượng duyên. – Như nắng hạn nước khô, làm cho lúa mạ không lớn nỗi, thì nắng hạn nước khô là “Nghịch tăng thượng duyên” của lúa mạ.

III. NÓI VỀ NĂM QUẢ

1.      Dị thục quả. – Như đời trước tạo nghiệp nhân lành hay dữ, khi chết rồi Thức A lại da đi lãnh thọ thân quả báo đời sau. Thân quả báo này gọi là “Di thục quả”, tánh nó thuộc về vô ký. (Không nhứt định thiện hay ác).

2.      Đẳng lưu quả. – Như đời trước tạo nghiệp lành hay dữ, đời nay ở trên báo thân này, phải chịu qủa khổ hay vui; vì bình đẳng lưu xuất như vậy, nên gọi là “Đẳng lưu quả”.

3.      Ly hệ quả. – Do y theo Phật pháp tu hành mà được xa lìa phiền não ràng buộc, nên gọi là “Ly hệ quả”.

4.      Sĩ dụng quả. – Những nghề nghiệp như nông, công, thương v.v…do kẻ sĩ phu dụng công phát minh, mới được kết quả là tài lợi; nên gọi là “Sĩ dụng quả”.

5.      Tăng thượng quả. – Các trợ duyên tăng thêm. Như Nhãn căn làm “Tăng thượng duyên” phát sanh ra Nhãn thức; thì kêu Nhãn căn (con mắt) là “Tăng thượng quả” của Nhãn thức. Cho đến Ý căn làm “Tăng thượng quả” của Ý thức và thân thể của chúng sanh không hư hoại, là “Tăng thượng quả” của Mạng căn.

BÀI THỨ CHÍN
NÓI VỀ BA LƯỢNG VÀ BA CẢNH
(CÓ BA ĐOẠN)

Phàm khi nào Thức khởi hiện hành, thì đều có hai phần:

1- Phần thấy (kiến phần).

2- Phần bị thấy(tướng phần)

Bởi phần thấy (kiến phần) có sai khác nhau, cho nên chia ra làm ba “lượng”. Bởi phần bị thấy(tướng phần) tánh chất không đồng, nên cũng có thể phân làm ba “cảnh”.

I. NÓI VỀ BA LƯỢNG

A. Hiện lượng (trực giác). Như khi Nhãn thức v.v… duyên sắc trần v.v…chỉ duyên một cách trực giác, không phân biệt cái sắc đó là tên gì và chủng loại nào, như thế gọi là “hiện lượng”.

B. Tỷ lượng (so sánh phân biệt). Như ở xa thấy khói, so sánh biết có lửa, cách vách thấy có sừng trâu, so sánh biết có trâu. Vì so sánh mà biết nên gọi là “Tỷ lượng”.

C. Phi lượng (phân biệt sai lầm). Như Tâm vương và Tâm sở khi duyên cảnh, phân biệt một cách lầm lạc hay so sánh chẳng đúng, thì gọi là “Phi lượng”.

II. NÓI VỀ BA CẢNH

A. Tánh cảnh (thật cảnh). Cảnh này có thật thể và thật dụng, từ chủng tử sanh Kiến phần năng duyên, duyên được cái “tướng” của nó (thật cảnh). Có hai loại Tánh cảnh:

1. Vô bản chất tánh cảnh. – Như Tạng thức của chúng ta biến ra “tướng phần” là cảnh ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc), rồi Tạng thức lấy Kiến phần duyên qua tướng phần; như thế gọi là “Vô bản chất tánh cảnh”.

2. Hữu bản chất tánh cảnh. – Như năm Thức trước, hoặc “Hiện lượng” của Ngũ câu ý thức, mỗi Thức tự duyên cảnh tướng phần của mình; như  thế gọi là “Hữu bản chất tánh cảnh”.

B. Độc ảnh cảnh (cái bóng đơn độc). Cảnh này không có thật thể, dụng và cũng không từ nơi thật chủng tử sanh; chỉ có ảnh hưởng đơn độc, cho nên gọi là “Độc ảnh cảnh”. Có hai loại Độc ảnh cảnh:

1-     Hữu bản chất độc ảnh cảnh (ảnh tượng đơn độc và có bản chất). Như Ý thức khi duyên năm căn và duyên Tâm vương, Tâm sở của người khác, cố nhiên nó phải gá nương cái cảnh đó làm bản chất, rồi tự biến trở lại ảnh tượng để duyên, như thế gọi là “Hữu bản chất độc ảnh”.

2-     Vô bản chất độc ảnh cảnh (cái cảnh ảnh tượng đơn độc và không bản chất). Như Thức thứ sáu duyên lông rùa, sừng thỏ hay hoa đóm giữa hư không, hoặc những cảnh quá khứ vị lai. Vì lông rùa, sừng thỏ hay hoa đóm v.v… không có bản chất để cho Thức gá nương, nên kêu là “Vô bản chất độc ảnh cảnh”.

C. Đới chất cảnh (cảnh có liên đới bản chất). Như Tâm năng duyên khi duyên cảnh sở duyên, tuy rằng có gá nương cảnh kia làm bản chất, nhưng mà không có duyên đặng tự tướng của cảnh kia. Có hai loại Đới chất cảnh:

2-     Chơn đới chất (thật có liên đới bản chất). Như đệ thất Thức, duyên kiến phần của đệ bát Thức chấp làm ngã, thì cái tướng phần (ngã) này, là do liên đới giữa hai kiến phần của Đệ thất và Đệ bát Thức chung sinh, nên gọi là “Chơn đới chất”.

2-     Tợ đới chất (in như có kèm bản chất). Như Ý thức duyên những hình tướng, dài, ngắn, vuông, tròn của năm trần; tuy rằng có gá nương các trần cảnh làm bản chất, để biến trở lại tướng phần vuông, tròn v.v…, nhưng cái tướng phần này, chỉ do một mình Ý thức sanh thôi, nên gọi “Tợ đới chất cảnh”.

III. DÙNG THÍ DỤ ĐỂ GIẢI RÕ BA CẢNH

Trên đã nói ba cảnh, cũng nên lập một thí dụ để giải thiách rõ thêm.

1.      Vô bản chất tánh cảnh. -Dụ như ông thầy giáo, viết ra chữ  “son” để cho đứa học trò đồ. Chữ son này tự tay ông Thầy viết ra, chứ không có nương đâu cả, nên dụ cho “Vô bản chất tánh cảnh”.

2.      Hữu bản chất tánh cảnh. –Dụ như đứa học trò nương trên chữ son đó rồi đồ lại chữ mực. Chữ mực này là nương bản chất của chữ son mà đồ lại, nên dụ cho “Hữu bản chất tánh cảnh”.

Cả hai loại này, đều do Thức trực tiếp duyên đặng tự tướng của cảnh; vì cảnh này có thật thể và thật dụng, nên gọi là “Tánh cảnh”.

3.      Chơn đới chất cảnh. –Dụ như ông thầy giáo viết chữ mực (thiếp) bảo đứa học trò trải tờ giấy trắng lên trên tờ thiếp, rồi ông thầy cầm tay đứa học trò đồ lại trên thiếp; do cái công của thầy lẫn trò, hai người mới viết ra chữ, nên dụ cho “Chơn đới chất cảnh”.

4.      Tợ đới chất cảnh. –Như đứa học trò tự nó lấy giấy trắng trải lên chữ thiếp rồi đồ lại, tuy rằng có gá nương chữ của ông thầy làm bản chất, nhưng chỉ do sức của một mình đứa học trò viết ra, nên dụ cho “Tợ đới chất”.

5.      Hữu chất độc ảnh. –Như đứa học trò tự tay nó viết ra chữ, nhưng còn phải xem theo chữ thiếp của ông thầy.

6.      Vô chất độc ảnh. -Như đứa học trò tự  ý nó viết ra chữ, không cần phải xem chữ trong thiếp.

BÀI THỨ 10
NÓI VỀ TƯỚNG TẠNG CỦA THỨC BIẾN
NĂNG BIẾN
(CÓ 6 ĐOẠN)

Các Thức đều có cái tác dụng hay biến hiện ra các pháp. Cho nên trong Kinh nói: “Ba cõi đều duy Tâm tạo, muôn pháp đều duy Thức biến v.v… “. Nay xét thứ lớp của các Thức năng biến (hay biến), cũng có thể phân làm ba loại:

1-     Thức năng biến thứ nhứt, tên A lại da (Trung Hoa dịch là Tàng thức).

2-     Thức năng biến thứ nhì, tên là Mạt na (Trung Hoa dịch là Ý).

3-     Thức năng biến thứ ba, lại phân làm Thức là: nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý.

Trước hết nói về Thức năng biến thứ nhứt, tức là A lại da. Thức này có ba tướng: 1. Tự tướng. 2. Quả tướng. 3. Nhân tướng.

I. NÓI VỀ TỰ TƯỚNG CỦA TÀNG THỨC (A LẠI DA)

Sao gọi là Tự tướng? – Nghĩa là: cái hình tướng  sẵn có của nó. Thức này đã gọi là “Tàng thức” (thức chứa), vậy chữ :Tàng” nghĩalà gì? – Nó có ba nghĩa như sau:

1-     Năng tàng (có khả năng chứa đựng). Nghĩa là Thức này chứa đựng được tất cả hạt giống của các pháp trong thế gian.

2-     Sở tàng (chỗ để chứa). Nghĩa là Thức này là chỗ để chứa đựng tất cả các pháp lành và dữ v.v…

3-     Ngã ái chấp tàng (chấp ngã). Nghĩa là Thức này là cái chỗ để chúng sanh luôn luôn chấp đó là mình (ta).

Cái “Tàng thức” này khó nhận, nên tôi xin dẫn một tỷ dụ để giải thích. Như ngày thường chúng ta đọc qua các sách vở, khi đọc rồi thì thôi, không cần nghĩ nhớ đến, cứ lo làm các công việc khác, làm rồi bỏ qua cũng không cần nhớ đến. Mặc dù trải qua mấy năm, nếu không nghĩ đến thì thôi, khi một phen chúng ta nghĩ đến thì vẫn nhớ lại được. Như thế, thời quyết định phải có chỗ để chứa các nghĩa lý trong sách vở đã học và các việc đã làm.

Những lúc không nghĩ đến nghĩa lý trong các sách vở đã đọc, thì in như cái kho bị đóng cửa, chúng ta không thể thấy đồ vật. Đến khi nghĩ nhớ lại, thì như cái kho được mở cửa, chúng ta thấy các đồ vật một cách rõ ràng.

Người nước ta thưở xưa, nói sự  “ghi nhớ” này là do tác dụng của trái tim. Còn các nhà Tâm lý học đời nay lại cho là công dụng của bộ óc. Nhiếu thuyết lăng xăng, không thuyết nào phải cả.

Theo học thuyết xưa nói “trái tim”, học thuyết nay nói “bộ óc”, đều thuộc về vật chất (sắc pháp). Do bốn chất (tứ đại) đất, nước, gió, lửa tạo ra, cho nên nó không thể chứa những sự “nghĩ nhớ” được. Nếu vật chất mà hay chứa những sự “ghi nhớ”ù được, thì những kho lẩm ở thế gian cũng có thể đọc sách hay ghi nhớ các việc được. Thế nên phải biết: “cái khả năng chứa đựng” nhưng sự vật được ghi nhớ đó, theo nhà Duy Thức học nói, thì quyết định phải là Thức A lại da.

“Trái tim” hay “Bộ óc” chẳng qua là cái chỗ để cho Thức du hành (nương) mà thôi. Nó chỉ làm cơ quan để phát khởi tác dụng của Thức. Người thường chỉ biết “tim” hay “óc” là cơ quan phát sanh ra sự hay biết chớ không biết bên trong của cơ quan này, phải còn có Thức  điều khiển cơ quan đó chíng là Thức A lại da, Trung Hoa dịch là Tàng thức – Thức chứa.

HỎI: “Ghi nhớ là tác dụng của Niệm Tâm sở” trong năm món Biệt cảnh, nay lại nói “ghi nhớ” lá Thức A lại da. Vậy nên xác nhận lại coi cái nào ghi nhớ”.

ĐÁP: A lại da là cái kho chứa sự “ghi nhớ”, còn “Niệm Tâm sở” là người mở kho phát ra các việc được ghi nhớ. Bởi thế nên chữ  “Tàng” (kho) có ba nghĩa:

1-     Năng tàng (hay chứa). – Chúng ta ở đời, khi ra làm các công việc, như cày ruộng hay buôn bán; có những  lúc du ngoạn sơn thủy v.v… suốt cả đời trải qua không biết bao nhiêu việc, tất cả những điều thấy, nghe, hay, biết, Thức này đều hay chứa tất cả.

2-     Sở tàng (chổ chứa). – Đây là chỗ chứa đựng hạt giống của các pháp. Đợi đến khi cần dùng thì “Niệm Tâm sở” mới mở cửa kho đưa ra.

3-     Ngã ái chấp tàng. – Thức thứ Bảy tham mến cái kho báu này (tàng thức), chấp cho là Ta (ngã).

II.NÓI VỀ QUẢ TƯỚNG CỦA TÀNG THỨC

Sao gọi là Quả tướng? – Đây là nói cái tướng của quả báo của Thức này. Thức này khi ở thân đời trước, tạo ra các nghiệp lành dữ, đến khi thân đời trước chết rồi, thì nó đi đầu thaithọ thân đời này. Vì nó làm chủ động đi lãnh thọ thân quả báo, cho nên gọi là “Quả báo thức”.

Sao gọi là Quả tướng? – Đây là nói cái tướng quả báo của Thức này.Thức này khi ở thân đời trước, tạo ra các nghiệp lành dữ, đến khi thân đời trước chết rồi, thì nó đi đầu thai thọ thân đời này. Vì nó làm chủ động đi lãnh thọ thân quả báo, cho nên gọi là “Quả báo thức”.

Nhưng chỉ lạ một điều là Thức này khi ở về nhân (đời trước tạo nghiệp) thì có thiện ác rõ ràng, mà đến lúc quả báo thuần thục rồi, quả đời này thì không thể nói thiện hay ác, mà chỉ gọi là Vô ký tánh; nghĩa là không phải thiện, không phải ác. Bởi nhân thì thiện ác, mà quả lại phi thiện ác (Vô ký), tánh chất khác nhau, cho nên Thức này cũng gọi là Dị Thục thức.

Dị Thục  có ba nghĩa:

1-                             Dị thời nhi thục – Nghĩa là từ khi tạo nhân, cho đến khi quả báo thuần thục, thời gian khác nhau.

2-                             Dị loại nhi thục – Nghĩa là từ  khi sanh (nhân) cho đến khi chín (quả), tánh chất không đồng nhau.

3-                             Biến dị nhi thục – Nghĩa là từ nhân sanh ra quả, nó trải qua nhiều từng biến đổi khác lạ.

Vì Thức thứ Tám, ở về nhân thì có thiện ác, mà trên quả lại vô ký;  cho nên lấy cái nghĩa đặc biệt là “Dị loại nhị thục” làm chánh, còn lấy cái nghĩa thông dụng là “Dị thời nhi thục” và “Biến dị nhi thục” làm phụ.

HỎI: Thức Dị thục, nếu nhân của nó là thiện ác mà quả lại vô ký, thì nhân quả  khác nhau. Như thế làm sao thành lập cái thuyết “nhân quả kh6ong sai khác được”.

ĐÁP: Cái tứong quả báo của Thức A lại da này, là do hai món: nghiệp chủng tử và thức chủng tử hợp thành. – Nói về “nghiệp chủng tử” thì có thiện và ác, tạo thành quả khổ và vui trên dị thục quả (báo thân). – Còn nói về “thức chủng tử” thì nguyên không có thiện ác, nên nó tạo thành quả vô ký (báo thân) cũng không phải thiện và ác.

Bởi “thức chủng” là đối với Thức mà nói, còn “nghiệp chủng” là đối với quả báo mà luận, nên nhân nào quả nấy, y nguyên chẳng sai khác.

Dị thục:1- Thức chủng – Nhân vô ký – Quả dị thục thức.

2- Nghiệp chủng – Nhân thiện ác – Quả khổ và vui.

Thức này tuy luân chuyển trong năm thú, nhưng tánh chất của nó không biến đổi, nên trong Tâm Kinh nói: “Không tăng không giảm, không cấu không tịnh, không sanh không diệt v.v…”.

Quả Dị thục này là hoàn toàn do các nghiệp nhân thiện và ác đời trước tạo ra. Bởi căn cứ trên quả Dị thục thức phi thiện phi ác ở đời này, đối chiếu với nghiệp nhân lành dữ đời trước mà nói, cho nên mới nói “trong nhân có thiện ác, mà trên quả Dị thục lại là vô ký”.

Nếu căn cứ trên sự giàu nghèo, sang hèn trên quả báo Dị thục này, là do đời trước đã tạo các nghiệp nhân lành dữ mà có, thì gọi là “Đẵng lưu quả” (bình đẳng lưu xuất). Bởi thế, nên trên Dị thục thể (Dị thục thân) lại có hai món quả là “Dị thục quả” và “Đẳng lưu quả”.

Dị thục thể:  Dị thục quả:  Nhân: Tạo nghiệp thiện ác.

Quả: Thức vô ký.

Đẳng lưu quả:  Nhân: Tạo nghiệp thiện ác.

Quả: Khổ và vui.

III. NÓI VỀ “NHÂN TƯỚNG” CỦA TÀNG THỨC

Sao gọi là Nhơn tướng? – Nhân là cái tướng về nhân. Nghĩa là: Tàng thức này làm nhân sanh ra quả của các pháp. Bởi vì Thức này hàm chứa những công năng (chủng tử) sanh ra các pháp. Tuy không có hình tướng gì có thể thấy được, song tất cả các pháp đều từ đó sanh ra cho nên gọi cái công năng vô hình này là chủng tử.

Cũng như hạt giống của đậu, bắp v.v… ẩn ở trong đất; tuy không thể thấy được, nhưng nó có công năng làm cho đậu bắp mọc lên, khỏi mặt đất, sanh ra nhánh lá hoa trái, nên gọi hạt giống này là cái “nhân” của cây đậu và cây bắp.

Cái “Nhân tướng” này có hai món:

1- Từ chủng tử  khởi tác dụng, sanh ra hình trạng của các pháp. Theo Duy Thức học thì gọi là “hiện hành”. Ý nói: Do chủng tử vô hình này, hiện ra hành động, sanh các pháp hữu hình, nên gọi chủng tử này là “nhân” của hiện hành. Đây là cái “nhân tướng” thứ nhất.

Cũng như trẻ con khi mới sanh, không ai dạy khóc,  mà nó vẫn biết khóc oa! oa!. Vì trong Thức A lại da đã chứa sẵn  cái nhân (chủng tử) khóc, cho nên mới khởi ra quả (hiện hành) là biết khóc.

Ít ngày nó lại biết bú, cũng bởi trong Tàng thức sẵn có cái nhân (giống) bú, cho nên mới khởi ra quả là biết bú. Rồi lần hồi biết cười và biết nói: cũng vì trong Tàng thức đã chứa sẵn cái nhân cười và nói, cho nên mới khởi ra quả (hiện hành) được.

Tuy biết rằng: trẻ con biết nói năng, cũng nhờ có cha mẹ dạy bảo. Nhưng cha mẹ làm trợ duyên mà thôi. Thật ra đều do cái nhân (chủng tử) đã chứa sẵn trong Tàng thức, rồi nhờ ngoại duyên, mới phát sanh được hiện hành (quả).

Bởi thế nên nói: Tất cả các pháp đã hiện ra trong thế gian này, mỗi mỗi đều do chủng tử của nó  chứa trong Tàng thức, tùy loại nào gặp đủ duyên trước thì nó hiện khởi ra trước.

2-     Những pháp đã hiện hành, trở lại huân tập thành hạt giống ở trong Tàng thức. Dụ như trái đậu và bắp, đến khi già rồi trở lại rớt hột trong đất, khi gặp thời tiết thuận tiện nó lại sanh ra, nên gọi là pháp hiện hành này là cái “nhân” để làm chủng tử. Đây là cái “nhân tướng” thứ hai.

Nhơn tướng

1-      Chủng tử (chủng sanh hiện).

2-      Hiện hành (hiện huân chủng).

IV. TƯỚNG “NGÔ MÀ THỨC MẠT NA CHẤP

Cái “Năng biến” thứ hai là Thức “Mạt na”. Trung Hoa dịch là “Ý”. Thức này (ý) làm “căn bản” cho Ý thức thứ sáu nương đó phát sanh, mà không phải là “Ý thức”. – Vì sợ người lầm lộn Thức này (thứ 7) với Ý thức (thứ 6), cho nên Thức này chỉ gọi là “Ý” mà không kêu là “Thức”.

Sở dĩ không kêu là “Thức” là vì muốn   chỉ rõ Thức này (thứ 7) tức là “Ý”: chú trọng về phần “suy nghĩ so đo” (tư lương). Bởi “bản tánh” và “hành tướng năng duyên” của Thức này (thứ 7) đều “suy nghĩ so đo” cho nên trong Duy Thức Tam Thập tụng có câu “Tư lương vi tánh tướng”. Nghĩa là: bản tánh và hành tướng của Thức này đều hay “suy nghĩ so đo”.

Lại nữa,Thức Mạt na này là từ nơi Thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên “kiến phần” của Thức A lại da chấp làm ngã (ta), cho nên trong Duy Thức Tam Thập tụng có câu “Y bỉ chuyển duyên bỉ”. Nghĩa là: nương nơi kia sanh, rồi trở lại duyên nơi kia.

Thức Mạt na tự lấy “kiến phần” của mình duyên qua “kiến phần” của Thức A lại da; khi đó không những nó (Mạt na) chấp kiến phần A lại da làm thật ngã (ta), mà cũng chấp đó (kiến phần A lại da) là thật pháp (thật vật).

Chữ “Ngã” nghĩa là “chủ tể”. Chữ “chủ” có nghĩa là “ tự tại làm chủ”; như ông vua tự tại làm chủ trong một nước. – Chữ “tể” có nghĩa “phán đoán sai khiến các việc”; như ông quan (Tể tướng) giúp vua phán đoán các việc. – Vì chữ “ngã” có nghĩa: 1- Tự tại làm chủ. 2- Phán đoán các việc, cho nên định nghĩa là “chủ tể”.

Chữ  “Pháp” có hai nghĩa:

1-                             Giữ gìn cái hình thể của nó không mất (nhậm trì tự tánh).

2-                             Làm cho người ta trông đến thì biết đó là vật gì (quỉ sanh vật giải).

– Phàm vật gì đủ cả hai nghĩa: 1- Giữ gìn tự thể. 2- Làm cho người ta hiểu biết được nó, thì gọi là “Pháp”.

Nay Thức A lại da này, do từ quá khứ tạo nhân thiện ác, đến đời hiện tại kết thành quả báo dị thục; từ nhân đến quả mỗi phần biến đổi luôn luôn và mỗi sát na (tic tăc) sanh diệt mãi mãi.

Các chủng tử chứa trong Thức A lại da này, tuy có thiện ác và vô ký không đồng, nhưng khi ở về quá khứ, chưa khởi hiện hành, thì nó cùng với bản thể của Thức A lại da đồng tánh vô ký, không phải khác với Thức A lại da mà cũng không phải một. – Song đến khi chủng tử khởi ra hiện hành (quả) thì lại không đồng tánh vô ký với Thức A lại da, mà mỗi nghiệp nhân lại sanh ra mỗi quả hiện tại, hoặc xấu tốt, hay không xấu tốt khác nhau. Vì thế, nên trong Kinh Giải Thâm Mật có câu:

A đà na thức thậm thâm tế.

Nhứt thiết chủng tử như bộc lưu

Nghĩa là:

Thức A đà na rất thậm thâm và tinh tế, các chủng tử chứa trong Thức này biến chuyển sanh diệt luôn luôn, như dòng nước thác.

Trong Kinh Lăng Già cũng nói:

Như hải ngộ phong duyên,

Khởi chủng chủng ba lăng!

Nghĩa là:

Như biển bị gió xao,

Nhấp nhô sóng nổi dậy!

Kinh Giải Thâm Mật nói về Pháp (Thức A lại da), Kinh Lăng Già nói về Dụ (như biển bị gió xao…). Đại ý hai kinh đều chỉ rõ Thức này từ vô thỉ đến giờ,  mỗi tic tăc quả sanh nhân diệt, không phải thường và không phải đoạn.

Bởi thế, nên quyết định Thức này không phải “thật ngã”, vì nó không thật có nghĩa “chủ tể”, như ông vua (chủ) được tự tại hay ông quan (tể tướng) có quyền xử đoán. Và quyết định Thức này cũng không phải “thật pháp”, vì nó không thật có cái nghĩa: 1- Giữ gìn hình thể của nó, 2- Làm cho người biết nó có cái gì!

Thức Mạt na không bao giờ thấy được nội dung của Thức A lại da, chẳng qua nó vọng chấp mà thôi. Cũng như người đi ban đêm, thấy bóng cây mập mờ, nghi là ma quỷ (chấp ngã), vì thấy hình như có điệu bộ muốn chụp bắt người, hay thấy sợi dây mờ mờ, nghi là rắn rít (chấp pháp), vì thấy nó in như có cái khả năng hại người. Thật ra “bóng cây” chớ nào phải quỷ, “sợi dây” đâu phải rắn độc, chẳng qua vì mê lầm vọng chấp là “quỷ” hay “rắn” đó thôi.

Bởi thế, nên Thức A lại da tuy bị Thức Mat na chấp làm thật ngã, thật pháp, nhưng Thức A lại da, chẳng những nó không phải “thật ngã thật pháp”, mà Thức Mạt na cũng không bao giờ chấp đến bàn thể của Thức A lại da được.

Khi Thức Mạt na khởi lên vọng chấp, thì nó chỉ nương “kiến phần” của Thức A lại da làm bản chất, rồi trên “kiến phần” của nó (Mạt na) trở lại biến ra cái hình tướng tương tợ Thức A lại da, mà chấp đó là “thật ngã”.

Cũng như anh thợ vẽ (đơn thanh) nghe người ta nói ông vua kia oai hùng v.v… rồi anh tưởng tượng vẽ lại trên giấy. Lúc bấy giờ anh ta trở lại cung kính chấp cho đó là thật ông vua kia. Đâu biết rằng: ông vua kia là ông vua kia, còn hình vẽ là hình vẽ, hai bên không quan hệ gì với nhau cả.

Bởi Thức Mạt na nương “kiến phần” của Thức A lại da làm bản chất, rồi trên “kiến phần” của nó (Mạt na) biến ra cái “cảnh giới tướng phần”, trở lại chấp cho đó là “thật ngã, thật pháp”; nên nhà Duy Thức kêu là “cảnh chơn đới chất”. Nghĩa là Thức Mạt na nương kiến phần của Thức A lại da làm bản chất, rồi biến lại cái :tướng phần ảnh tượng” ở nơi đó. Cái “tướng phần” này, một đầu là do “kiến phần” của Thức A lại da, một đầu là do “kiến phần” của Thức Mạt na, hai bên đều khởi một phần tác dụng, biến ra cái “tướng phần” giữa hai Thức. Cũng như hai cây đèn đốt để gần nhau, hai đầu chiếu sáng, chính giữa có cái bóng hơi tối, đó là dụ cho “tướng phần chơn đới chất”. Vì thế nên ngài Huyền Trang Pháp sư làm bài tụng có hai câu rằng:

Dĩ tâm duyên tâm chơn đới chất

Trung gian tướng phần lưỡng đầu sanh.

Nghĩa là:

Đệ thất Thức dùng “kiến phần” duyên qua “kiến phần” của Đệ bát Thức, rồi  nó biến ra cái “tướng phần”, gọi đó là “Chơn đới chất”. Cái tướng phần chơn đới chất ở trung gian đây là do hai đầu (Thức thứ 7 và Thức thứ 8) mà sanh.

Kiến phần của Thức A lại da và kiến phần của Thức Mạt na đều là “tâm pháp”; hai bên kết hợp lại, sanh ra tướng phần là “sắc pháp”. Song cái “tướng phần” này không phải thuộc về Thức A lại da và cũng không phải thuộc về Thức Mạt na, chẳng qua do hai Thức cùng nhau biến sanh ra cái ảnh  tượng (tướng phần) rồi vọng chấp cho đó là thật ngã, thật pháp mà thôi.

Bởi  chấp là “thật ngã’, nên lúc nào cũng quý trọng cái ngã của mình, mà bài xích khinh miệt những cái không phải của mình (phi ngã). Bởi thế nên sanh ra các “phiền não chướng”. Vì chấp là “thật pháp”, nên lúc nào cũng quý trọng cho là hơn hết, mặc dù pháp ấy hư vọng. Trái lại, chê bai các pháp khác, mặc dù pháp ấy chơn thật. Bởi thế nên sanh ra các “sở tri chướng”.

Phiền não và sở tri hai chướng, bắt đầu từ ngã chấp và pháp chấp mà sanh ra như vậy.

V. NÓI VỀ TƯỚNG TRẠNG CỦA 6 THỨC TRƯỚC

Hỏi: Cái: “Năng biến” thứ ba là 6 Thức trước, làm sao sanh khởi?

Đáp: Việc này phải dùng 3 điều mới giải rõ được:

a) Sáu căn: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn. Năm căn trước (trừ  ý căn) do nhục chất (thịt) tạo thành. Nó có hình tướng hiện lộ ra ngoài, ai ai cũng đều thấy được, nên gọi là năm căn phù trần (trần tướng phô thù). Lại có năm căn rất tế nhị, nương ẩn bên trong 5 căn phô thù này, chúng ta không thể  thấy được, gọi là 5 căn Thắng nghĩa.

Còn căn thứ 6 (Ý căn), tức là Mạt na (Thức thứ 7) thuộc về Tâm, nên không có căn phù trần, chỉ có căn thắng nghĩa mà thôi. Bởi Thức Mạt na làm chỗ nương dựa cho Thức thứ 6, nên gọi là Ý căn. Cũng như năm căn trước làm chỗ nương dựa cho năm Thức trước vậy.

b) Sáu trần: Sắc trần, Thing trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, Pháp trần. Bởi sáu món này đều do các vi trần chứa nhóm làm thành, cho nên gọi là trần.

c) Sáu thức: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức , Ý thức.

Hỏi: Ba móm này quan hệ cùng nhau như thế nào?

Đáp: Phàm khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, thì mỗi căn đều  có một tác dụng phát sanh ra mỗi món phân biệt. Như Nhãn căn đối với Sắc trần, sanh ra một món tác dụng phân biệt về sắc, thì gọi là Nhãn thức. Khi Nhĩ căn đối với Thinh trần, khởi ra tác dụng phân biệt về tiếng, thì gọi là Nhĩ thức. Khi Tỹ căn đối với Hương trần, phát sanh ra tác dụng phân biệt về mùi, thì gọi là Tỹ thức. Khi Thiệt căn đối với Vị trần, phát sanh ra tác dụng phân biệt về vị, thì gọi là Thiệt thức. Khi Thân căn đối với Xúc trần, phát sanh ra tác dụng về phân biệt về xúc, thì gọi là Thân thức. Khi Ý căn đối với Pháp trần, phát sanh ra tác dụng phân biệt về Pháp, thì gọi là Ý thức.

Hỏi: Căn, Trần, Thức, ba món này từ đâu mà có?

Đáp: Trước tôi không nói sao! Từ Thức A lại da chứa chủng tử (hạt giống) của  tất cả pháp. Bởi trong Tàng thức đã chứa chủng tử của 6 căn, nên khởi ra hiện hành 6 căn là Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý. Bởi trong Tàng chứa chủng tử của 6 trần, nên khởi ra hiện hành của 6 trần là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Bởi trong Tàng thức chứa chủng tử của 6 Thức, nên phát sanh ra hiện hành 6 Thức là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức.

Sáu căn, sáu trần, sáu thức cộng lại là 18 pháp; mỗi pháp đều có chủng tử riêng và phát sanh ra hiện hành của nó, cho nên Phật gọi 18 pháp này là 18 Giới.

Chữ “giới” tức là nghĩa “chủng tử”. Những người mê muội không biết, nghe nói “thức y nơi căn phát sanh”, rồi nghi rằng: căn tức là chủng tử của Thức. Kỳ thật không phải, tuy rằng Thức y nơi căn phát sanh, nhưng Thức  do chủng tử của Thức khởi ra hiện hành; chẳng qua chủng tử của Thức chỉ nương nhờ nơi căn mà phát khởi thôi. Cũng như hạt giống  của đậu bắp, nó tự sanh ra cây bắp và cây đậu nhưng phải nhờ có đất, nước, phân, tro mới khởi ra hiện hành được.

Cái quan hệ về phần phụ giúp này, gọi là “Tăng thượng duyên”; không phải như cái nghĩa “thân nhân duyên là chủng tử sanh hiện hành hay hiện hành huân chủng tử” có thể so sánh được.

Trong Đạo phật, hàng Tiểu thừa vì chưa nghe đến Kinh giáo nói về Thức A lại da, nên họ không hiểu được nghĩa “chủng tử, hiện hành, huân sanh, huân trưởng”, nên không biết cái giới hạn của căn và Thức. Vì thế, ngài Huyền Trang Pháp sư làm bài tụng “BátThức Quy Củ” có câu rằng:”…Ngu giả nan phân thức dữ căn” (người ngu khó phân Thức và căn).

BÀI THỨ MƯỜI MỘT
NÓI VỀ TƯỚNG “SỞ BIẾN” (BỊ BIẾN) CỦA CÁC THỨC
(CÓ BA ĐOẠN)

Hỏi: Như trên đã lược thuật ba tướng “Năng biến” của Thức, còn tướng “Sở biến” của Thức thì như thế nào?

Đáp: Những tướng sở biến (bị biến) của Thức năng biến thứ nhứt, có ba:

1- Chủng tử.

2- Căn thân.

3- Khí thế gian.

Nay trước nói về “Chủng tử”
.
I. CHỦNG TỬ, THỨC BIẾN VÀ DUYÊN

Phàm chủng tử khi chưa khởi hiện hành, thì 7 Thức trước đều không thể duyên được. Như chúng ta không thể dùng mắt thấy được chủng tử hay lấy tai nghe hoặc mũi ngữi, miệng nếm hay tay rờ mó được chủng tử, duy Đệ bát thức mới hay duyên được chủng tử.

Hỏi: Lấy cái gì làm bằng chứng?

Đáp: Trong Thành Duy Thức Luận nói: “Chủng tử  tức là “tướng phần” của Tạng thức, chớ không phải cái gì khác”.

Phàm cái tánh của kiến phần thì quyết định phải duyên tướng phần, nên biết “kiến phần” của Đệ bát thức quyết định duyên chủng tử.

Hỏi: Tại sao biết Thức Mạt na không thể duyên được chủng tử?

Đáp: Như trước đã nói: “Thức mạt na, chỉ thường duyên “kiến phần hiện hành” của Đệ bát thức, chấp làm thật ngã và thật pháp mà thôi; ngoài ra các vật khác nó còn không thể duyên được, huống chi là chủng tử”.

Hỏi: Năm Thức trước  không thể duyên được chủng tử, việc đó rất dễ hiểu; còn Đệ lục Ý thức thì vẫn duyên được tất cả các pháp, tại sao không thể duyên được chủng tử? Vả như chúng ta bây giờ đây, dùng Ý thức mình tưởng ra hình tướng của một chủng tử, có khó gì mà chẳng được?

Đáp: Tuy do ý mình tưởng ra hình tướng của một chủng tử, nhưng Ý thức cũng phải nương cái chủng tử của Đệ bát thức làm bản chất, rồi tự  biến lại cái “tướng phần  ảnh tượng” mà duyên đó, chớ không thể trực tiếp thân duyên đựơc chủng tử. Duy có Đệ bát thức dùng kiến phần của nó, mới có thể trực tiếp thân duyên được chủng tử  tướng phần của nó.

Sau đây nói về Căn thân và khí thế gian.

II. NÓI VỀ CĂN THÂN, KHÍ THẾ GIAN, THỨC BIẾN VÀ DUYÊN

Nếu như sáu căn thắng nghĩa, năm căn phù trần (cũng tên là chỗ căn nương) và sơn hà đại địa v.v… trong thế gian làm bản chất, chỉ do Thức tự biến ra rồi tự duyên, chớ không nương chủng tử khác làm bàn chất để biến lại và duyên, thì cái bản chất đó tức là tướng phần của nó. Khi Thức duyên cũng không duyên cái gì khác, nó chỉ tự lấy kiến phần duyên qua tướng phần của nó mà thôi, cho nên cũng gọi cái cảnh ấy là “Vô bản chất cảnh”. Lại nữa, vì nó tự lấy kiến phần của nó duyên qua tướng phần của nó, duyên như thế là chơn thật chứ không phải hư dối, cho nên cũng gọi là “Tánh cảnh”. Chữ “tánh cảnh” tức là “cảnh thật”.

Chúng ta hiện tiền thấy những núi, sông, đất, nước v.v… thật ra không phải thấy được cái bản chất tướng phấn của Thức A lại da biến, mà chính do Nhãn thức nương tướng  phần của Thức A lại da làm bản chất, tự biến trở lại cái tướng phần, rồi tự dùng kiến phần của nó duyên đó. Cũng như có người treo mặt gương đối trước một cái cây, rồi người ấy trở lại xem lại gương, thế là họ chỉ thấy được cái bóng cây trong gương mà thôi, chớ không thể thấy được cái “cây bản chất” ở ngoài gương.

Căn cứ theo lý này mà luận, thì thế giới chúng ta hiện ở đây, chính là thế giới ảnh tượng, như bóng trong gương. Thế mà chúng ta cũng đối trên thế giới này, lại khởi ra các món tham cầu, tạo các  nghiệp dữ v.v…  không khác gì người bẻ hoa trong gương, mò trăng dưới nước mà thôi, không bao giờ tìm được hoa thật và trăng thật.

Đời nay các nhà khoa học reo vang hô hào, khoe khoang khoa học có vạn năng, chấp vật chất thật có, suốt đời nghiên cứu tìm tòi. Thử nghĩ, thế giới của chúng ta ở đây, còn như cái bóng hoa trong gương, huống chi trên thế gian mộng huyển này, mà họ đề cao tài năng của khoa học, tham cấu văn minh của vật chất, không khác nào người muốn vun tưới bóng cây trong gương, trông mong cho nó ra hoa đậu trái vậy.

Trên đây chỉ đem Nhãn thức tỷ dụ; còn Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân và Ý, năm Thức này gá nương bản chất biến ra ảnh tượng cũng vậy.

Hỏi: Lấy cái gì để chứng minh 6 Thức  trước quyết định không thể duyên đến cái bản chất thế giới của chúng ta hiện ở?

Đáp: Tướng phần hiện hành của Thức A lại da, hiện ra bản chất thế giới. Cái tướng phần này trong từng sát na (tic tac) sanh diệt, biến hiện ra từng phần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (sáu trần).

Không luận đối với vật gì, chúng ta không thể cùng một lúc mà quán sát hết toàn thể của vật ấy được. Tất nhiên, chúng ta phải dùng cả sáu Thức: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý; mỗi Thức quan sát mỗi trần: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Khi mỗi Thức quan sát rõ ràng từng bộ phận, rồi tổng hợp lại thành một tướng hòa hiệp, lúc bấy giờ chúng ta mới hay hiểu biết được toàn diện của một vật. Ngặt vì mỗi khi bàn qua thế giới, chúng ta chỉ lấy một khía cạnh của Nhãn thức quan sát mà bàn, nên không thể biết đặng toàn thể của thế giới.

Xin lấy một vật tầm thường tỷ dụ: như trái quít để trên bàn đây, chúng ta trước dùng Nhãn thức xem thấy sắc vàng của nó, sau dùng Nhĩ thức nghe tiếng lột quít, tiếp dùng Tỹ thức ngửi mùi thơm của nó, kế dùng Thiệt thức nếm vị chua, ngọt, rồi dùng Thân thức biết nó trơn mềm, rốt sau lấy Ý thức phân biệt tổng hợp các pháp trần, nào sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Như thế, mới hiểu biết được hoàn toàn trái quít. Thử  nghĩ chúng ta biết được một trái quít còn phải trải qua sáu tầng biến hóa và chỉ biết được bóng dáng 6 trần của trái quít, chớ đâu phải trực tiếp duyên được cái bản chất của 6 trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp kia ư.

Như chúng ta hiện nay, thấy biết được thế giới, chẳng qua do chúng ta dùng 6 Căn, 6 Thức, duyên cái bản chất thế giới của 6 Trần hiện tại, rồi biến hệin ra huyễn ảnh của thế giới 6 Trần mà duyên lại, chớ không thể trực tiếp duyên đặng cái bản chất thế giới 6 Trần do Thức A lại da đã biến khi tối sơ. Bởi thế , nên thế giới 6 Trần, nó thướng lừa bịp chúng ta không thể suy lường.

II. THỨC, CẢNH VÀ DUYÊN

Năm Thức trước chỉ nương tướng phần sắc pháp của TànIg thức làm bản chất mà duyên, duyên như thế là “dùng tâm duyên sắc”, nên gọi là “cảnh tợ đới chất”. Dụ như đốt một ngọn đèn chiếu vào vách; điểm tiếp xúc giữa tia sáng phát ra từ  ngọn  đèn và bức vách, đây là dụ cho “cảnh tợ đới chất”.

Năm Thức trước, khi duyên tướng phần Tắc pháp của Tàng thức thì cũng chỉ từ kiến phấn của Thức mình, biến ta cảnh tướng phần mà duyên, chớ đối với tướng phần bản chất của Thức A lại da, thì xa cách, cho nên gọi là “cảnh tợ đới chất”.

Cảnh sở duyên của đệ lục Ý thức lá tất cả pháp, vì không có một pháp nào mà Ý thức chẳng duyên được. Xét lại, năm Thức trước chỉ duyên được tự cảnh. Như Nhãn thức chỉ thấy sắc mà không thể nghe tiếng v.v… Nhĩ thức chỉ nghe tiếng mà không thể thấy sắc. Tỹ, Thiệt, Thân v.v… chỉ duyên tự cảnh cũng vậy.

Lại nữa, năm Thức trước chỉ duyên được cảnh hiện tại, còn cảnh quá khứ và vị lại thì không duyên được. Cũng như cái hoa đã tàn, hay chưa sanh thì Nhãn thức không thể thấy được. Trái lại,  Ý thức thì duyên được tất cả những cảnh mà năm Thức trước duyên và những cảnh mà 5 Thức trước  không thể duyên được. Nó lại duyên suốt những pháp trong thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Như cái hoa chưa nở, Ý thức có thể tưởng tượng hình trạng cái hoa đã nở hoặc cái hoa đã tàn. Ý thức có thể tưởng tượng hình trạng cái hoa đương nở. Ý thức duyên hết các pháp 3 đời, nên cảnh sở duyên của nó rất rộng.

Nếu như khi Ý thức duyên tướng phần bản chất của Thức A lại da là căn thân và khí thế giới, mà nó không chấp là ở ngoài tâm, mà đồng như Tàng thức tự biến tự duyên, thì gọi đó là “Tánh cảnh”. Song, hiềm vì Ý thức của người thường, không ai là chẳng chấp rằng khí thế gian là  vật  ở ngoài tâm, cho nên không nhận được tánh cảnh của Ý thức.

Khi Ý thức chấp khí thế gian là vật ngoài tâm, mà cùng với Nhãn thức v.v… đồng duyên ngoại cảnh, rồi nương cái tướng phần của Nhãn thức v.v… làm bản chất, trở lại biến ra tướng phần riêng của nó để duyên, như thế là dùng :tâm duyên sắc”, cho nên gọi là “cảnh tợ  đới chất”.

Song, Nhãn thức trực tiếp gá nương tướng phần của Tàng thức làm bản chất, trở lại biến ra tướng phần của nó để duyên, đây chỉ cách có một lớp. Đến như Ý thức thì gián tiếp nương tướng phần, của Nhãn thức làm bản chất, rồi trở  biến ra tướng phần của nó để duyên, thành ra phải cách đến hai lớp.  Bời thế nên cảnh “đới chất” tuy đồng, nhưng “thật” và “giả” rất khác nhau. Nếu dùng cái “chất” mà suy xét, thì đây kêu là “Độc ảnh cảnh”, nghĩa là cái ảnh tượng sanh khởi đơn độc vậy.

Độc ảnh cảnh cũng có “Hữu chất độc ảnh” và “ Vô chất độc ảnh”. Món “đới chất” này, cũng kêu là “Hữu chất độc ảnh cảnh”. Nếu như  Ýù thức không nương bản chất để duyên, chỉ vọng tưởng lông con rùa hay sừng con thỏ, như thế kêu là: “Vô chất độc ảnh cảnh”.

Cảnh độc ảnh của Ý thức, có thể phân làm hai phần:

1- Vô chất độc ảnh.

2- Hữu chất độc ảnh.

– Về “Vô chất độc ảnh” cũng có hai:

a) Như duyên lông rùa, sừng thỏ.

b) Như duyên những pháp trong quá khứ và vị lai.

“Hữu chất độc ảnh” cũng có hai:

a) Ý thức duyên cảnh vật hiện tiền như núi, sông v.v…

b) Như Ý thức tự tưởng tượng ra hình trạng núi, sông v.v… để duyên.

Vì thế nên Ý thức duyên suốt cả ba cảnh, biến hóa không cùng.

BÀI THỨ MƯỜI HAI
NÓI VỀ HAI “ĐẾ” VÀ BA “TÁNH”
(CÓ BA ĐOẠN)

Học Duy thức không gì lớn bằng “dụng” cái “dụng” cũng không gì lớn bằng “biến”. Cho nên Duy Thức học cũng kêu là “biến học” hoặc gọi là “dụng học”.

Cái đại dụng của “biến”, như trước đã nói “ba tướng năng biến” và “các tướng sở biến”. – ở sách khác nói: “Buông ra thì nó trùm khắp cả sáu cõi, còn cuốn lại thì nó kín nhiệm vô cùng. Nói “nhỏ” thì không thể chẻ được nó, nói “lớn” thì không có cái gì chở nổi. Tất cả những sự nghiệp không thể nghĩ bàn, đều do nó sanh”. – Bởi thế,  nên những kẻ sơ học trông vào lý này, cũng như người  đi biển cả mà không có buồm, lái, băn khoăn lo lắng không biết trôi về đâu!

Vì thương xót cái tệ này, nên Phật nói ra “hai Đế, ba Tánh và ba món Vô tánh”. Cứ  y theo  hai đế và ba tánh này, chúng ta có thể phân biệt cùng tột được sự biến hoá của tất cả pháp, cái nào chơn cái nào vọng. Cũng như người thợ mộc làm  các đồ vật mà trong tay có mực thước.

Nay xin tuần tự nói trước hai đế. Đế nghĩa là sự thật và cũng có nghĩa là lời nói đúng với sự thật ấy. Đế có hai thứ là: 1- Chơn đế. 2- Tục đế. Mỗi đế lại chia làm bốn lớp. Chơn đế và Tục đế hợp lại thành ra tám lớp, hay cũng gọi là “hai đế, bốn lớp”.

I. HAI ĐẾ MỖI ĐẾ CÓ BỐN LỚP

a) Thế tục đế, có bốn lớp:

1. Thế gian thế tục đế, cũng gọi là “Giả danh vô thật đế”. Như cái bình, cái bàn v.v… chỉ có giả danh mà không có thật thể.

2. Đạo lý thế tục đế, cũng gọi là “Tùy sự sai biệt đế”. Như 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới v.v…do tùy theo các vật đó mà lập.

3. Chứng đắc thế tục đế, cũng gọi là “Chứng đắc an lập đế”. Như Khổ, Tập, Diệt, Đạo, do chứng  đặng đạo lý mà an lập vậy.

4. Thắng nghĩa thế tục đế, cũng gọi là “Giả danh, phi an lập đế”. Như hai món quán Không – Chơn như. Do y pháp môn “quán giả” và “quán không” mà nói “Chơn tánh”. Vì “Chơn tánh” là cái cảnh của Nội trí tự chứng, chớ không thể nói ra được, nên hai món “Quán Không – Chơn như” là giả đặt ra cái tên mà thôi.

Ba đế trên, còn có thể tính toán luận bàn, đến như món Đế thứ tư, thì chỉ tạm đặt cái “giả danh” để kêu gọi mà thôi.

b) Chơn đế hay Thắng nghĩa đế, có bốn lớp:

1. Thế gian thắng nghĩa, cũng gọi là “Thể dụng hiển hiện đế”. Như 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới đều có thật thể tánh. Vì nó thù thắng hơn món “thế gian thế tục” cho nên gọi là “thắng nghĩa”. Vì tùy theo sự sai khác của năm uẩn và 12 xứ v.v… cho nên gọi rằng “hiển hiện”.

2. Đạo lý thắng nghĩa, cũng gọi là “Nhân quả sai biệt đế”. Như  Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Hành giả biết Khổ đoạn Tập, tu  Đạo chứng diệt, nhân và quả sai khác. Vì hơn “Đạo lý thế tục” cho nên gọi là “thắng nghĩa”.

3. Chứng đắc thắng nghĩa, cũng gọi là “Y môn hiển thật đế”. Như lý “nhị không”. Vì hơn “chứng đắc thế tục” cho nên gọi là “thắng nghĩa”. Do y pháp “quán không” mà chứng được đạo quả, hiển bày cái “thật”, cho nên gọi là “Y môn hiển thật đế”.

4. Thắng nghĩa – thắng nghĩa, cũng gọi là “Phế thuyên đàm chỉ đế”. Như cái Thể của “Nhứt, thật, như” rất mầu nhiệm, không thể nói bàn đựơc. Vì cái thắng nghĩa này thù thắng hơn cái thắng nghĩa của thế tục, cho nên nói rằng “thắng nghĩa thắng nghĩa”. Vì “diệu chỉ” của nó không thể luận bàn được, nên gọi là “Phế thuyên đàm chỉ”.

c) “Hai đế” hiệp với “Ba tánh”

Trong bốn món tục đế, về món đầu tiên là “thế gian thế tục” chỉ có giả danh  chớ không có thật thể. Vì không có cái gì thù thắng, cho nên chẳng gọi là “chơn” mà chỉ gọi là “tục”. Đối trong ba tánh, nó thuộc về “Tánh biến kế sở chấp”.

Trong bốn món Chơn đế sau, về món thứ tư là “thắng nghĩa thắng nghĩa” vì nó là “chơn” chớ không phải “tục” nên chúng ta không thể nói bàn được. Đối trong ba tánh thì nó là “Tánh viên thành  thật”.

Trong Chơn đế mà ba đế trước, thì tương đương với ba món tục đế sau. Vì có cả chơn và tục, nên đối trong ba tánh, thì nó thuộc về “Tánh  y tha khởi”.

CÁI BIỂU “HAI ĐẾ” HIỆP VỚI “BA TÁNH”

Tục đế: Thế gian thế tục: – Như bình, bàn v.v…

– Thuộc “biến kế sở chấp tánh”.

Đạo lý thế tục: – Như 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới v.v…

Chứng đắc thế tục – Như Khổ, Tập v.v…

Thắng nghĩa thế tục – Như hai món Chơn như

Chơn đế:  Thế gian thắng nghĩa – Như năm uẩn, 12 xứ, 18 giới v.v…

Đạo lý thắng nghĩa – Như Khổ, Tập v.v…

Chứng đắc thắng nghĩa – Như hai món Chơn như.

Thắng nghĩa thắng nghĩa – Như “nhứt, thật, như”. – Thuộc “Viên thành thật tánh”.

Như vậy ba đế, có thể tóm tắt lại thành bốn câu:

1.      Có tục không phải chơn: Món tục đế đầu tiên.

2.      Có chơn không phải tục: Món Chơn đế tối hậu.

3.      Cả tục và cả chơn: 3 món tục đế sau và 3 món Chơn đế trước.

4.      Không chơn và không tục.

II. BA MÓN TỰ TÁNH

Ba món Tự tánh là:

1. Biến kế sở chấp tự tánh (mê muội vọng chấp, không đúng sự thật).

2. Y tha khởi tự tánh (các pháp hữu vi do các duyên sanh khởi).

3. Viên thành thật tự tánh (hiểu biết đúng đắn, chơn thật).

Tất cả pháp hữu vi đều do các duyên hòa hợp mà sanh, vốn không có thật tánh. Vì nó y các duyên kia sanh ra, như huyễn như hóa, không thật, nên kêu là “Y tha khởi tự tánh”.

Nếu như kiến phần của Thức, duyên các pháp do nhân duyên hòa hợp kia, rồi vọng chấp cho là thật có, như thế gọi là “Biến kế sở chấp tự tánh”.

Nếu người tu Thánh đạo, cứ y nơi các pháp do nhân duyên hòa hợp kia (Y tha khởi tánh) mà xa lìa các vọng chấp mê lầm ấy (Biến kế sở chấp tự tánh) lúc bấy giờ Chơn như thật tánh hiển hiện, nên gọi là “Viên thành thật tự tánh”.

Trên “Y tha khởi tự tánh”: – Khởi mê lầm vọng chấp, thì gọi “Biến kế sở chấp tự tánh”.

– Xa lìa được mê lầm, thì gọi “Viên thành tự tánh”.

Nay đemTạng thức ra tỷ dụ, để giải rõ ba tánh này. Như Tạng thức hàm chứa tất cả hạt giống hữu lậu và vô lậu. Các hạt giống này sanh diệt nối nhau chuyển biến trong từng tíc tắc (sát na) đó là “Y tha khởi tánh”.

Rồi Thức Mạt na thứ bảy, khởi mê vọng chấp cho là thật ngã, nên các hạt giống “hữu lậu” được xuất hiện, trở lại che ngăn hạt giống “vô lậu”, nên gọi là “Biến kế sở chấp tự tánh”.

Nếu Ý thức thứ sáu, tu hai pháp quán không (nhơn vô ngã và pháp vô ngã), khiến cho cái ngã bị chấp của Thức Mạt na kia  đổi lại thành “vô ngã”, lúc bấy giờ những hạt giống hữu lậu trong Tạng thức bị tiêu diệt, chỉ còn hoàn toàn hạt giống “vô lậu”, thì gọi là “Viên thành thật tự tánh”.

Trong ba món tự tánh này, về món “Biến kế sở chấp” thì “giả”, như lông rùa sừng thou, không có thật thể. Còn “Y tha khởi tánh” tuy có, nhưng cũng là hư vọng, chứ không phải chơn thật. Duy có “Viên thành thật tự tánh” mới có thật thể, không phải vọng hiện.

Nhưng có những người mê muội, nghe Phật nói “ba món tự tánh” rồi lầm chấp cho ngoài Thức, thật có “ba món tự tánh”. Bởi thế, nên Phật y ba món tự tánh này, mà mật ý nói ra ba món “vô tánh” để phá cái chấp ấy.

III. NÓI VỀ BA MÓN VÔ TÁNH

1. Tướng vô tánh (các vọng tướng không có thật tánh). Nghĩa là: Phật y “Biến kế sở chấp tự tánh” lập ra “tướng vô tự tánh”. (Phật y cái tướng vọng chấp của chúng sanh, mà chỉ ra cái tướng vọng chấp ấy không có), bởi cái thể tướng của “Biến kế sở chấp” kia, rốt ráo không có, như hoa đốm giữa hư không v.v…

2. Sanh vô tánh (do nhân duyên sanh, không có thật tánh). Nghĩa là: Phật y cái “Y tha khởi tự tánh”, lập ra “sanh vô thật tánh” (Phật y các pháp do nhân duyên sanh, mà chỉ rõ các pháp ấy, không có thật tánh). Bởi những pháp y các duyên kia sanh ra, nên hư huyễn, không có thật thể; chẳng qua do những kẻ mê muội, vọng chấp cho là tự nhiên sanh. Vì phá cái vọng chấp này, nên Phật nói: “Các pháp duyên danh, không có thật tánh”, chớ chẳng phải hoàn toàn không có tánh.

3. Thắng nghĩa vô tánh (Viên thành thật không có thật tánh). Nghĩa là: Phật y “Viên thành thật tự tánh” mà lập ra “thắng nghĩa vô tánh”. Bởi xa lìa cái vọng chấp ngã pháp do Tánh biến kế trước, mới đặng “Viên thành thật” nên “Viên thành thật” cũng vô tánh. “Viên thành thật” tức là “Thắng nghĩa”.

Vì phá các vọng chấp của người, cho nên Phật giả nói “Viên thành thật vô tánh”, chớ không phải Viên thành thật hhoàn toàn không. Cũng như hư không tuy bao trùm hết các vật, mà các vật không có nêu bày tánh hư không được.

Bởi thế nên nói Duy Thức Tánh, tóm có hai món:

1- Tánh hư vọng, tức là “Biến kế sở chấp”.

2- Tánh chơn thật, tức là “Viên thành thật”.

Lại có hai món:

a) Thế tục, tức là “Ytha khởi tánh”.

b) Thắng nghĩa, tức là “Viên thành thật tánh”.

Trong ba món vô tánh này, về tánh “biến kế sở chấp” có thể nói hoàn toàn không, còn tánh “y tha khởi” và tánh “viên thành thật”, vì phá vọng chấp, nên Phật phương tiện mật ý nói “không”; chớ chẳng phải hoàn toàn không, mà cũng không thể nói “có”.

Bởi thế, nên Phật nói “ba món vô tánh” này, là chẳng phải “có”, chẳng phải “không” chẳng phải “cũng có cũng không” và cũng chẳng phải “chẳng có chẳng không”. Trong Duy Thức nói về nghĩa “Trung đạo thứ nhứt” tức nơi ở lý này vậy.

Ba món vô tánh:

*Hoàn toàn không: +Tánh biến kế không (tướng vô tánh).

*Chẳng phải có, chẳng phải không: +Tánh y tha khởi không (sanh vô tánh).

+Tánh viên thành thật không (thắng nghĩa vô tánh).

Gần đây, các học thuyết bên Thái Tây nêu lên danh từ Chơn, Thiện, Mỹ còn các nhà khoa học thì kheo khoang vain năng, hô hào những sự thực nghiệm. Các nhà Triết học cũng đua nhau cổ vũ nào là: kinh nghiệm, thật lợi và duy thật v.v… Nhưng, nếu chúng ta chín chắn xét kỹ những điều mà họ gọi là thực nghiệm hay kinh nghiệm v.v…đó, chẳng qua như cái bình, cái bàn v.v… thuộc về “thế gian thế tục” trong tục đế trước đã nói.

Cũng như thế, trong Duy Thức Tam Thập Tụng  có nói: “Do các vọng chấp kia, vọng chấp tất cả vật. Các món vọng chấp đó, tánh nó không thật có”.

Do do bỉ bỉ biến kế,

Biến kế chủng chủng vật.

Thử biến kế sở chấp,

Tự tánh vô sở hữu.

Đến như  “Đạo lý thế tục” hay “Thế gian thắng nghĩa”,  đem so sánh với học thuyết “thuần lý phê phán” của ông Khương Đức v.v… thì có phần giống nhau.

Qua đến “Chứng đắc thế tục” hay “Đạo lý thắng nghĩa” thì các nhà học giả trên, họ mờ mịt trông theo không kịp, như người ở sau xa trông bụi mù trước.

Nói đến “Thắng nghĩa thế tục” hay “Chứng đắc thắng nghĩa” thì ôi thôi! Mặc tình họ công kích, bài bác cho là nói hư huyền.

Nếu nói đến Thắng nghĩa thắng nghĩa” hay “Nhứt chơn pháp giới”, thì các nhà họ giả ấy lại càng tuyệt vọng, như cái bánh xe ở phương Nam, mà cái trục xe lại ở phương Bắc, không bao giờ gặp được.

Cái mà các học thuyết kia tin và nói là “chơn thật”, chẳng những là “giả”, mà cái “Thiện và Mỹ” của các học thuyết kia khen ngợi đó, cũng là “xấu hèn” mà thôi.

Than ôi! Phải hay chăng đảo loan (điên đảo) thành ra đại loạn. Chúng ta là kẻ tìm học, cầu những chỗ chơn thật, vậy không thể không phản tỉnh, xét lại cho thấu đáo ư!

BÀI THỨ MƯỜI BA
DẪN SÁCH THẾ TỤC ĐỂ SO SÁNH

Cổ nhơn nói: “Tâm và tâm ấn chứng nhau” (tâm tâm tướng ấn).

Cổ nhơn lại nói: “Biển Đông có vị Thánh nhơn, cái “Tâm” đồng và cái “lý” cũng đồng. Biển Tây có vị Thánh nhơn, cái “Tâm” đồng và cái “lý” cũng đồng. (Đông hải hữu Thánh nhơn, kỳ tâm đồng, kỳ lý đồng. Tây hải hữu Thánh nhơn, kỳ tâm đồng, kỳ lý đồng).

Sách nho tuỳ thuộc thế pháp, nói về Nhơn thừa, nhưng có khi bàn đến “tâm lý” thì phần nhiều hợp với Phật pháp. Nay chúng ta nói  Duy Thức, cũng tạm dẫn vài chỗ để so sánh. Vậy học giả chớ nên cố chấp một bean, mà cần phải dung hội.

Trong Hệ Từ truyện dẫn Kinh Dịch, nói: “Đạo lý Dịch không thể xa được, vì nó hằng dời đổi, biến động không ở một chỗ, chân lưu sáu cõi, trên dưới không thường, “cang” và “nhu” đổi nhau, không thể cố định chỉ biến thì thông”, (Dịch chi vị thơ giả, bất khả viễn, vị đạo giả lụ thiên, biến động bất cư, châu lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cang nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thông)

Bên Duy Thức nói về “lý”, cũng dựa trên những việc mắt thấy tai nghe, thường gặp gỡ xung quanh mà bàn, chớ không phải tìm cầu đâu xa vậy (tả hữu phùng nguyên, bất khả viễn cầu). Song, bên Duy Thức nói về “dụng” là ở nơi chủng tử khởi hiện hành; hiện hành thì sát nasanh diệt, cũng như bên kinh Dịch nói cái nghĩa: “…Hằng dời đổi, biến động không ở một chỗ…” (Lụ thiên, biến động bất cư).

Bên Duy Thức nói: “Chủng tử tuy chứa trong A lại da thức, mà thật ra khắp giáp cả pháp giới”, Kinh Dịch cũng nói: “Châu lưu sáu cõi, trên dưới không thường” (Châu lưu lục hư, thượng hạ vô thường), cũng hiệp với kinh Phật nói cái nghĩa: “Khắp giáp cả pháp giới, trên dưới sáu phương” – “Thức” là pháp y tha duyên sanh, cho nên cũng đồng với nghĩa “vô thường” của kinh Dịch.

Bên Duy Thức nói: “Chủng tử thì lặng đứng”, tương tợ như bên kinh Dịch nói “đức Nhu” (chủng tử tịnh chỉ tợ nhu). –Bên Duy Thức nói: “Hiện hành thì phát động”, tương tợ bên kinh Dịch nói: “đức Cang” (hiện hành phát động tợ cang). –Bên Duy Thức nói: “Chủng tử và hiện hành huân nhau, bèn thành ra các vật biến hóa, chẳng nên lầm chấp làm thật pháp” cũng như bên kinh Dịch nói “Cang và nhu đổi nhau, không thể cố định, chỉ biến thì thông” (cang nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thông).

Bên Duy Thức nói: “Chủng tử”; tương tợ các nhà Triết học cận đại nói “bản thể”. Bên Duy Thức nói “hiện hành”; tương tợ các nhà Triết học nói “hiện tượng”. Bản thể thì yên tịnh, nên không thể thấy, còn “hiện tượng” thì động nên hiển hiện. Cũng in như trong kinh Dịch nói: “Khôn là thuận, còn Kiền là kiện” (khôn thuận, kiền kiện – “Khôn” thuộc âm, thuận sanh muôn vật. “Kiền” là dương, thuộc về tánh hỏa).

Bên Duy Thức nói: “Cùng tột pháp giới, tất cả các pháp không ngoài chủng tử và hiện hành”. Đồng một ý, chương Hệ từ nói: Kiền Khôn là sự uẩn áo của Dịch vậy! (Kiền Khôn kỳ dịch chi uẩn da).

Bên Duy Thức nói: “Chủng tử và hiện hành sanh nhau, thì pháp giới hiện”. Trong kinh Dịch cũng nói: “Kiền Khôn thành rồi thì đạo dịch lưu hành ở trong vậy” (Kiền Khôn thành liệt, nhi Dịch hành hồ kỳ trung hỹ).

Bên Duy Thức nói: “Chủng tử diệt thì không hiện hành, lúc bấy giờ cũng không có pháp giới”, cũng như bên kinh Dịch nói: “Bỏ Kiền Khôn đi, thời không thấy được Dịch” (Kiền Khôn huỷ, tắc vô dĩ kiến Dịch).

Bên sách Phật nói: “Không có pháp giới, thời không có chủng tử và hiện hành, lúc bấy giờ thế gian cũng không”. Kinh Dịch cũng nói: “Đạo Dịch không hiển hiện được, thì Kiền Khôn cơ hồ như nghỉ vậy” (Dịch bất khả kiến, tắc Kiền Khôn hoặc cơ hồ tức hỹ).

Trong kinh Dịch nói: “trên cõi hữu hình, gọi đó là Đạo” (hình nhi thượng giả vị chi đạo). Tương đương trong kinh Phật nói: “Chơn như vô vi, vô lậu” – Trong kinh Dịch nói: “Từ cõi hữu hình trở xuống, gọi đó là sự vật” (hình nhi hạ giả vị chi khí). Tương đương trong kinh Phật nói: “Những pháp sanh diệt, thuộc về hữu vi hữu lậu”.

Trong kinh Phật nói: “Diệt sanh diệt, mà chứng Chơn như vô vi”. Kinh Dịch cũng nói: “Vật biến, là hóa đi để thành vật khác” (hóa nhi tài chi chi biến). –Kinh Phật nói: “Y Chơn như mà khởi ra pháp hữu vi sanh diệt”, cũng như trong kinh Dịch nói: “suy mà làm theo đó, thì không” (suy nhi hành chi chi thông).

Kinh Phật nói: “Chúng sinh y lưu chuyển Chơn như mà tạo ra tất cả nghiệp lành dữ trong thế gian”, bên kinh Dịch nói: “Sắp đặt dân trong thiên hạ, gọi đó là sự nghiệp” (cử nhi thố chi thiên hạ chi dân, vị chi sự nghiệp).

Kinh Dịch nói: “Đạo Dịch vô tư vô lự, là đạo vô vi tịch nhiên không động”. (Dịch vô tư giả vô vi giả, tịch nhiên bất động), cũng như trong kinh Phật khi nói về trạng thái: “Chủng tử chưa khởi hiện hành”. – Kinh Dịch nói: “Có cảm ứng thì mới thông cái cớ trong thiên hạ” (cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố), cũng như Kinh Phật khi nói về trạng thái: “Chủng tử đã khởi hiện hành”.

Bên kinh Phật nói: “Duy chủng tử mới khởi ra được hiện hành, song quyết phải nhờ các duyên”, giống như bên kinh Dịch nói: “Có cảm thì mới thông, không cảm thì không thông vậy” (cảm nhi thông, vị bất cảm tắc bất năng thông hỷ).

Kinh Phật nói: “Chủng tử được chứa trong thức A lại da, lẳng lặng vậy không động”, tương đương bên kinh Dịch nói: “Không có nghĩa là đóng” (Hạt hộ, vi chi khôn). – Kinh Phật nói: “Chủng tử gặp duyên, thì từ trong Tàng thức khởi ra hiện hành” giống như trong kinh Dịch nói: “Kiền, có nghĩa là mở” (Tịch hộ, vị chi kiền).

Kinh Phật nói: “Đồng thời nương cái Thể của Tàng thức và đồng thời làm chủng tử, nhưng khi gặp duyên thì nó thoạt vậy hiện khởi ra”, cũng như trong kinh Dịch nói: “Một đóng một mở gọi là biến” (nhứt hạt nhứt tịch, vị chi biến).

Kinh Phật nói: “Chủng tử và hiện hành thông nhau biến hóa qua lại, qua lại không cùng”. Đồng bên kinh Dịch: “Vãng lai không cùng gọi đó là thông”. (vãng lai bất cùng vị chi thông).

Kinh Phật nói: “Hiện hành thì thấy vạn tượng sum la”, cũng như bên kinh Dịch nói: “Những vật thấy được, gọi đó là tượng” (kiến nải vị chi tượng) – Kinh Phật nói: “Nương vạn tượng sum la làm bản chất, rồi dùng năm Thức trước duyên vào đó, thành ra những hình hình sắc sắc trong vũ trụ”, cũng như kinh Dịch nói: “Hình gọi là khí” (hình nải vị chi khí).

Kinh Phật nói: “Y những hình hình sắc sắc kia, rồi đặt ra các tên kêu gọi để mà dùng đó”. Kinh Dịch cũng nói: “Chế ra mà dùng đó, gọi là Pháp” (chế nhi dụng chi, vị chi pháp).

Kinh Phật nói: “Chúng sinh nương các pháp đây, rồi khởi ra vọng chấp, nên phải bị trầm luân trong bể sinh tử. Nếu phá trừ các pháp chấp thì được xuất ly”, cũng như kinh Dịch nói: “lợi dụng ra vào” ( lợi dụng xuất nhập).

Kinh phật nói: “… Song, chúng sanh không ra ngoài muôn pháp, mà thường dùng đó, cái thần diệu không thể xét lường”, cũng như bên kinh Dịch nói: “Dân đều dùng đó, gọi là Thần” (dân hàm dùng chi, vị chi thần).

Nhà Duy Thức nói: “Thế gian hiện thấy sơn hà đại địa tất cả các pháp, đều do Duy Thức biến hiện, chẳng phải thật có. – Vì sợ e người đời không tin, nên nhà Duy Thức lại dẫn ra bốn món “trí” để chứng minh, mong cho người đời nhờ đấy mà ngộ nhập được lý Duy Thức”.

1. Cái “Trí” hiểu biết của mỗi loài khác nhau (tương vi thức tướng trí) – Như đồng một vật, mà loài người thì thấy là nước, loài trời thì thấy là ngọc lưu ly, loài quỷ thì thấy là máu mủ, loài cá rồng thì lại thấy là cung điện. Nếu cảnh vật thật có, thì các loài phải thấy như nhau, tại sao lại sai khác như thế?

2. Cái “trí hiểu biết” không có cảnh bị duyên (vô sở duyên thức trí) – Những cảnh quá khứ, vị lai, chiêm bao đều không có thật, chỉ do Thức biền hiện ra, rồi tự duyên đó thôi.

3. “Trí hiểu biết” của phàm phu đáng lẽ không điên đảo (tự ưng vô đảo trí) – Nếu cảnh vật có thật, thì cái trí hiểu biết của phàm phu thấy thật ngã thật pháp, đáng lẽ phải không điên đảo. Nếu không điên đảo thì đáng lẽ phải được giải thoát, chớ không cần dụng công tu hành, vì sự thấy biết của họ đúng với sự thật, không điên đảo vậy.

4. Cái “Trí” tuỳ theo ba trí sau này mà biến chuyển (tuỳ tam trí chuyển trí).

a) Cái Trí, tuỳ trí của những người đã chứng được quả tự tại mà chuyển biến (tuỳ tự tại giả trí chuyển trí) – Những người đã chứng được quả tự tại, tuỳ họ muốn chuyển biến đất nước gió lửa… thì đều được biến thành đất, nước, gió, lửa…Nếu các cảnh vật thật có, thì làm sao biến đổi được?

b) Cái Trí, tuỳ trí của người quán sát mà sanh (Tuỳ quán sát giả trí chuyển trí) – Người tu thiền định hoặc quán tưởng khi được thù thắng rồi, tuỳ họ quán tưởng một cảnh nào, thì tướng ấy đều hiện ra trước. Nếu cảnh thật có, thì làm sao lại tuỳ tâm biến hiện được.

c) Cái Trí, tuỳ người đặng Vô phân biệt trí, chuyển sanh (Tuỳ vô phân biệt trí chuyển trí) _ Người khi đã chứng được Vô phân biệt trí rồi, thì tất cả các cảnh tượng hiện tiền đều kh6ong còn. Nếu các cảnh vật thật có, thì làm sao lại chẳng còn?

Cái lý “Duy Thức, không có thật cảnh” này, nhà Duy Thức, hiểu đã sâu, nói cũng tường tận. _ Chí ư vị Thánh Nhơn làm ra kinh Dịch, tuy chưa có thể trình bày được rõ ràng, nhưng thật ra cũng có chỗ hiểu ngộ. Như Ngài nói rằng: “Người Nhơn thấy đó là nhơn; người Trí thấy đó là trí” (Nhơn giả kiến chi vị chi nhơn, Trí giả kiến chi vị chi trí).

Bên sách Nho nói cái “cảnh Nhơn”, tức là bên kinh Phật nói cái “tướng phần” của Thức người Nhơn vậy. _Cái “tướng phần” kia là từ nơi cái “kiến phần” sanh; cho nên bên Nho nói: “Người nhơn thì thấy là nhơn, còn người bất nhơn thì không thể thấy được cảnh nhơn”.

Bên sách Nho nói: “Cảnh của người Trí”, tức là bên kinh Phật nói “cái tướng phần của thức người trí”. _ Cái “tướng phần” là từ nơi kiến phần sanh; cho nên bên sách Nho nói: “Người Trí mới có thể thấy đó, còn người không trí thì không thể thấy được cảnh trí”.

Bên sách Nho nói: “Thức người Nhơn thì thấy cảnh Nhơn, Thức người Trí thì thấy cảnh Trí”, tức là bên kinh Phật nói cái nghĩa “các cảnh vật tuỳ Thức biến hiện” vậy.

Nếu vị Thánh Nhơn kia, không thật hiểu ngộ được lý Duy Thức, thì đâu nói được như thế.

Lại nữa, vị Thánh Nhơn kia đã hiểu ngộ được lý Duy Thức rất thâm thuý, lại thường than cho người đời, xem kỹ mà không thấy (thục thị nhi bất kiến); cho nên Ngài mới than rằng: “Trăm họ thường ngày dùng đến mà không biết!” (bách tánh nhật dụng, nhi bất tri).

Sách Đại học nói: “Muốn cho “tâm” mình được chơn chánh, thì trước phải sửa cái “ý” của mình thành thật; muốn cho cái “ý” của mình thành thật, thì trước phải có cái “biết” của mình được thấu đáo; cái “biết” được thấu đáo là do đã cùng tột được sự vật”.

Trong sách Đại học nói “Tâm” tức là bên Duy Thức chỉ cho Thức “ A lại da” thứ tám vậy. _ Sách Đại học nói “ý” tức là bên Duy Thức chỉ cho  Thức “Mạt na” thứ bảy vậy. _ Sách Đại học nói “tri”, tức là bên Duy Thức chỉ cho “tác dụng phân biệt của Ý thức” thứ sáu vậy.

Thức A lại da thì sát na sanh diệt, không có thật ngã và thường nhứt, làm chủ tể. Nhưng vì Thức Mạt na thứ bảy, vọng chấp kiến phần của Thức A lại da cho là thật ngã và thường nhứt, có thể làm chủ tể, nên khiến cho cái chơn tướng của Thức A lại da chẳng hiện. Bên Nho gọi đó là “Tâm không chánh”.

Nếu muốn cái “tâm” mình được chơn chánh, quyết phải đối trị bốn món phiền não tương ưng với Thức thứ Bảy này là: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Khi bốn món phiền não đã hết rồi, thì chuyển được Ý thức nhiễm ô, trở lại thành Ý thức thanh tịnh. Lúc bấy giờ Thức thứ Bảy, không những chẳng chấp Thức A lại da làm ngã, mà lại thường quan sát Thức A lại da là vô ngã. Chỗ này đồng với bên sách Nho nói: “Cái ý  được thành thật”.

Song cái bản tánh của Thức thứ Bảy là vô ký, nên cái tác dụng của nó yếu hèn. Vì tự nó không thể đối trị được phiền não, nên quyết phải đợi Thức thứ Sáu nhập quán nhị không: quán sát biết được ngã và pháp đều không. Lúc bấy giờ Thức thứ Sáu  chuyển thành “Diệu quán sát trí”, thì Đệ thất thức cũng nhờ đó mà bỏ được bốn món phiền não, chuyển thành “Bình đẳng tánh trí”. Đến đây đồng bên sách Nho nói: “Muốn  cái “ý” được thành thật, thì trước phải cái “biết” thấu đáo”. – Nói “cái biết thấu đáo”, tức là chỉ cho cái Ý thức nhập hai món “quán không” vậy (nhơn không, pháp không).

Khi nhập pháp quán, hoặc duyên cái tướng chung của các pháp, hoặc duyên cái tướng riêng của các pháp. Tuy chủng loại rất nhiều, nhưng đều đã phân tích cái ảnh tượng tướng phần, để vào thật tướng. Chỗ này đồng trong sách Đại học nói: “Biết được chu đáo là do đã tột sự vật”.

Khi Ý thức nhập pháp “quán không”, được chuyển thành “Diệu quán sát trí” thì đồng bên sách Đại học nói: “Tột sự vật, vậy sau cái “biết” mới chu đáo”.

Do Đệ lục Ý thức được chuyển thành trí, nên Thức Mạt na cũng nhờ đó mà chuyển thành “Bình đẳng tánh trí”. Đồng bên sách Đại học nói: “cái biết được chu đáo, vậy sau cái “ý” mới thành thật”.

Do Thức Mạt na đã chuyển thành “Bình đẳng tánh trí” không còn chấp Đệ bát thức làm ngã, nên khiến cho chơn tướng của Đệ bát thức được hiển  bày và chuyển thành “Đại viên cảnh trí”, chỗ này đồng trong sách Đại học nói: “cái ý được thành thật, vậy sau cái “tâm” mới chơn chánh”.

Năm căn trước là tướng phần của Đệ bát A lại da thức. Năm Thức trước y năm căn mà phát sanh, nó cũng tuỳ theo Đệ bát A lại da thức mà chuyển lại đặng “Thành sở tác trí”. Nghĩa là cái trí này, hay tạo tác thành tựu các sự nghiệp trong thế gian như thân, tâm, quốc gia, thiên hạ v.v….Đồng trong sách Đại học nói: “Tâm có chơn chánh vậy, sau thân mới tu; thân có tu vậy, sau trong gia đình mới tề; gia đình có tề vậy, sau nước nhà mới thạnh trị; nước nhà có thạnh trị vậy, sau thiên hạ mới được thái bình”.

Dịch xong ngày 28 tháng Chạp năm

DUY THỨC HỌC TẬP V – HT THIỆN HOA

DUY THỨC HỌC
Dịch Giả: HT. Thích Thiện Hoa
In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản
Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương

DUY THỨC HỌC TẬP V
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI
Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

TÂP DUY THỨC TAM THẬP TỤNG NÀY CHIA LÀM 3 PHẦN:
1. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI
2. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG CHÁNH VĂN
3. PHỤ HAI CÁI BIỂU

LỜI CỦA DỊCH GIẢ

Phật ra đời độ sanh gần nửa thế kỷ, thuyết pháp trên 300 hội,nói ra 84.000 pháp môn, nào quyền, thiệt, đốn, tiệm, các phương tiện đều dạy bày; chung qui lại chỉ có hai phần: pháp tướng và pháp tánh. Duy thức tôn là một trong Pháp tướng.

Lý Duy thức, trong các kinh điển, Phật đã nói nhiều. Về sau các vị Bồ Tát trích lục lại, sắp xếp theo hệ thống, có thứ lớp, biên thành sách, lập thành tôn, gọi là pháp tướng tôn hay Duy thức tôn.

Như vào khoảng 900 năm, sau khi Phật diệt độ, có Ngài Bồ Tát Thiên thân, y theo các kinh, viết qua quyển “Duy thức tam thập tụng” v.v…Đến sau có 10 vị Đại luận sư (1) ra đời, tuần tự giải thích quyển “Duy thức tam thập tụng” lập thành mười bộ đại luận. Trong số ấy, bộ sớ giải của Ngài Hộ pháp là có phần hoàn bị hơn hết.

Đến đời Đường, ở Trung Hoa có Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang, trí tuệ vô saong, thông minh xuất chúng, phát tâm qua Ấn độ, nghiên cứu Phật pháp 18 năm trường (xem bộ Huyền Trang của Võ Đình Cường), Ngài rất thông về Duy thức tôn. Sau khi trở về nước, Ngài phiên dịch rất nhiều kinh sách, mà quyển “Duy thứ tam thập tụng” của Bôtát Thiên Thân là một. Ngài lại còn lượm lặt những tinh hoa sớ giải trong 10 bộ luận của 10 vị Đại luận sư, rồi phiên dịch ra chữ Trung Hoa, làm thành một bộ mười quyển, mệnh danh là “Thành Duy thức luận”.

Đệ tử lớn của Ngài Huyền Trang là Khuy Cơ, trải qua thời gian mấy mươi năm hầu Thầy, được đắc truyền về môn Duy thức học này, nên sớ giải lại bộ “Thành Duy thức luận” đến 60 quyển, đặt tên là “Thành Duy thức luận thuật ký”.

Đến sau, Ngài Huyền Trang muốn cho người học dễ nhớ, nên làm 12 bài tụng (mỗi bài bốn câu) tóm tắt nghĩa lý rộng rãi u huyền của Duy thức, đặt tên là “bát thức qui củ tụng”.

Đành rằng sách vở Duy thức rất nhiều, vì các vị Bồ Tát nhắm nhiều khía cạnh của Duy thức mà phân tích giảng giải, song có ba bổn, từ xưa đến nay được xem là chánh tông, là căn bản của Duy thức học:

1. Đại thừa bá pháp minh môn luận: Nói về pháp số (danh từ chuyên môn) của Duy thức.

2. Duy thức tam thập tụng: Nói về nghĩa chánh của Duy thức.

3. Bát thức qui củ tụng: Tóm tắt nghĩa lý bao la của Duy thức.

Về sau các học giả hoặc sang tác hoặc giải thích sách vở Duy thức, đều căn cứ vào ba bổn luận ấy, khai thác nhiều khía cạnh, rồi tán rộng ra hoặc làm cho nổi bật những điểm quan trọng.

Bổn “Đại thừa bá pháp minh môn luận” và bổn “Bát thức qui củ tụng” Tôi đã dịch và giải rồi, hiệp chung lại dưới nhan đề là “Duy thức nhập môn”.

Còn bổn “Duy thức tam thập tụng” này, nay mới dịch xong. Nội dung của luận này, do Ngài Bồ Tát Thiên Thân dùng 24 bài tụng đầu, nói về Duy thức tướng, bài tụng thứ 25 nói về Duy thức tánh, 5 bài tụng sau là nói về Duy thức vị; hay nói một cách khác là: Duy thức cảnh, Duy thức hành và Duy thức quả (xem 2 cái biểu ở cuối quyển này).

Quí vị muốn nghiên cứu về Duy thức học, trước nhứt nên đọc kỹ 3 bổn luận này. Cũng như người học nghề võ, trước phải học đường thảo, rồi sau mới phân miếng.

Huyền diệu thay !Cũng ba bổn luận này, mà từ xưa đến nay, không biết bao nhiêu vị Đại luận sư và các nhà học giả, sớ giải mãi cũng không cùng.

Chúng ta chớ nên có ý nghĩ nông cạn: học sơ lược chánh văn hay đọc lời sớ giải thô sơ của ba bổn luận này, rồi cho là đầy đủ. Phải học mãi, coi nhiều, chúng ta sẽ thấy rừng hoa Duy thức, thật không biết bao nhiêu màu sắc tốt tươi xinh đẹp.

Kính đề
Sa môn THÍCH THIỆN HOA

LỜI TỰA

Trong Duy thức nói “Thức A lại da”, tức là nói về pháp chúng sanh, đáng lẽ phải dễ hiểu, tại sao lại rất khó hiểu ?

Tuy nói về pháp chúng sanh, song chúng sanh có vô lượng vô biên, nên lời nói cũng phải vô lượng vô biên; đây là điều khó thứ nhứt.

Lại nữa, bên Thiền tôn thì chỉ thẳng về “Tâm pháp” nên không cần văn tự ngữ ngôn; còn Duy thức tôn lại khai phương tiện, dùng văn tự, ngữ ngôn. Đã dùng văn tự biên chép và lời nói luận bàn, những sự lý vô lượng vô biên, cho nên lời nói phải nhiều, văn tự phải thâm; đây là điều khó thứ hai.

Bởi hai điều khó trên, nên môn học Duy thức này ngày xưa bị bặt tăm, cho đến ngày nay người học Phật, phần nhiều cũng tránh chỗ khó mà tìm nơi dễ: nghe nói đến Duy thức thì thối lui. Đôi khi cũng có người cố gắng tìm học, song lạikhông gặp cửa để vào !

Đại Viên này đã ôm ấp chí lợi tha từ lâu, nên đối với việc khó khăn này đã nhiều lần lưu ý.

Nền tảng đầu tiên của Duy thức học là quyển:

“Đại thừa bá pháp minh môn luận” và quyển “Duy thức tam thập tụng”.

Song, nếu theo những bản chú giải về đời Đường thì rất khó khăn; người sơ học không dễ gì nhập được. Còn những bản Duy thức thuộc về đời Minh chú giải, lại sợ nguî truyền. Bởi thế nên tôi căn cừ theo bản chú giải xưa (đời Đường), rồi cải tạo văn thể những chỗ nghĩa lý thâm thuý khó hiểu, thì tôi làm cho rõ ràng dễ hiểu; còn những chỗ phiền phức, thì tôi thanh giản cho gọn gàng. Vì thế nên tôi đặt tên quyển sách này là “Duy thức dị giản” (Duy thức dễ gọn).

Bởi “dễ”, nên người đọc dễ hiểu và có thể đọc lâu, vì “gọn” nên người học dễ theo và có thể đọc nhiều.

Nay tôi giảng 30 bài tụng Duy thức này, là muốn cho người học dễ hiểu và dễ theo, dễ tiến đến việc đọc nhiều, đọc lâu về môn Duy thức học vậy.

ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN

BÀI THỨ NHỨT
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI

GIẢI ĐỀ MỤC

“Duy thức” _ Thức là phân biệt; có hai phần: 1. Sở phân biệt (bị biết) gọi là cảnh, hoặc gọi là sự vật, tức là núi, sông, ruộng, vườn …2. Năng phân biệt (cái biết) gọi là thức, tức là cái tác dụng phân biệt hay nhận biết các cảnh vật.

Cảnh vật có hình tướng, thức không hình tướng. Người đời đều nói hai vật này ( vật chất, tinh thần) riêng khác; thật ra năng phân biệt (biết) và sở phân biệt (bị biết) cũng đều là thức; ngoài thức ra không có vật gì khác. Bởi thế nên gọi là Duy thức.

Người đời vì chấp tất cả sự vật là thật có, nên không tin lý duy thức. Nay môn học này, giải thích cho người biết: tất cả sự vật, chỉ có thức biến hiện, không phải thật có, nên gọi là “Duy thức học”.

“Tam thập tụng” _ Theo lệ thường, trong kinh Phật, mỗi một bài là bốn câu; nay dùng 30 bài tụng, để giải thích nghĩa mầu nhiệm của Duy thức, cho nên quyển luận này gọi là “Duy thức tam thập tụng”.

“Dị giải” _ Nguyên văn bổn luận này có 30 bài tụng, do ngài Bồ Tát Thiên Thân tạo ra. Văn tự đã khó mà nghĩa lý lại thâm, người học rất khó hiểu. Nay tôi giải thích bổn luận này, dùng những lời lẽ gọn gàng dễ hiểu, nên gọi là “Dị giải”.

CHÁNH VĂN

Hỏi: _ Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo, đều nói có Ngã và Pháp ?

LƯỢC GIẢI

Người đời chấp tất cả sự vật, như núi, sông, cỏ, cây …đều thật có. Nay lại nghe nói:”Các cảnh vật ấy đều do thức biến hiện, chỉ là giả tướng, chớ không phải thật có”, thì họ quyết định không tin. Bởi thế nên Luận chủ đề xướng Duy thức học, đặt ra những lời vấn đáp, để giải thích các điều nghi ngờ đó.

Có người hỏi: _ Nếu chỉ có thức mà thôi, thì tại làm sao, người thế gian và trong Phật giáo đều nói có Ngã, Pháp ? Nếu lý Duy thức đúng, thì lời người thế gian và Phật giáo nói sai, còn nếu thế gian và Phật giáo nói đúng, thì lý Duy thức phải sai. Hai thuyết rất mâu thuẫn nhau, vậy bên nào nói đúng lý ?

Câu hỏi này rất khó, nếu không phải bực Bồ Tát trí huệ vô biên, thì không dễ gì trả lời được.

“Ngã pháp” nghĩa là gì?_ “Ngã” là chủ tế (tự chủ, có quyền sắp đặt). Như người đời chấp thân này là “ta”; có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp đặt các việc, như thếgọi là “Ngã”.

“Pháp” là khuôn phép và giữ gìn; nghĩa là tự nó giữ gìn bản chất của nó, làm cho người xem đến, thì biết là vật gì. (Nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải).

Như cái bàn ở trước mặt đây, tự nó giữ gìn bản chất cứng nhắc, hình dáng dài rộng hoặc cao thấp và có công năng chứa vật. Một khi người xem đến thì biết là cái bàn. Như thế gọi là “pháp”.

Người thế gian chấp ngã, như chấp thân mạng loài hữu tình, đều có quyền tự chủ, tự tại và sai khiến sắp xếp mọi việc.

Người thế gian chấp pháp, không ngoài ba điểm: Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Năng (công dụng). Như họ chấp nhà cửa cỏ cây, v.v …là thật có (thật) hình dáng tốt hay xấu (đức) và công dụng của nó (nghiệp); mỗi món đều gọi là một pháp.

Trong Phật giáo nói ngã, như nói “Tu Đà hoàn, Tu Đà hàm, A Na Hàm, A la Hán, v.v …”. mỗi tên đều hàm ẩn ý nghĩa: ta đã chúng, ta được tự chủ và tự tại.

Trong Phật giáo nói Pháp, như nói “5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v…”. mỗi pháp đều tự giữ gìn bản chất (tự tánh) và hình dáng của nó; khi người xem đến, có thể biết đó là vật gì.

Nhưng chúng ta phải chú ý ở điểm này: Trong Phật giáo nói “ngã” , không đồng với người thế gian “chấp ngã”. Như kinh Kim Cang nói: “Gọi là Tu Đà Hoàn (Nhập lưu) mà không có Tu Đà Hoàn (vô sở nhập) thế mới gọi là Tu Đà Hoàn, v.v …”

Đem đoạn kinh này để chứng minh, thì chúng ta thầy trong kinh tuy nói “Ngã”, song chỉ có giả danh mà thôi, không phải như thế gian chấp có thật Ngã.

Đáp:_Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Do giả thuyế Ngã Pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói ba câu tụng để trả lời rằng: Thế gian và Thánh giáo đều giả nói có Ngã, Pháp; bởi vì các tướng Ngã, Pháp kia đều do thức sanh ra vậy.

LƯỢC GIẢI

Đại ý ba câu tụng này nói: Do thế gian và Thánh giáo đều giả nói có Ngã, Pháp, rồi từ trên thức của người nghe tự biến ra hình tướng của Ngã, Pháp.

NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP CỦA THẾ GIAN

Như có ngư6ời đang ngồi yên trong nhà tối, bổng nghe người nói: “Ở góc nhà kia có con quỉ”. Lúc bấy giờ trên thức của họ liền biến ra con quỉ,tóc tai xù xụ, hình tướng rất ghê sợ, muốn chụp bắt người. Thật ra không có quỉ, nhưng trên thức người nghe lại biến ra quỉ. Đây là tướng Ngã của thế gian, do thức biến vậy.

Có người ngồi trong nhà, nghe nói: “Tuyết rơi ngoài sân”. Lúc bấy giờ trên thức họ tự biến ra hình tướng tuyết bay trắng xoá. Thật ra không có tuyết, nhưng trên thức của người nghe lại biến ra có hình tướng của tuyết. Đây là tướng Pháp của thế gian, di thức biến ra vậy.

NÓI VỀ TƯỚNG NGÃ, PHÁP TRONG THÁNH GIÁO

Như có người nghe trong kinh nói: “Phật có 32 tướng”. Rồi từ trên thức của họ tự biến ra tướng Phật tốt đẹp lạ thường. Đây là tướng “Ngã” trong Thánh giáo, do thức biến ra.

Hoặc nghe nói: “Cõi Phật có 7 món báu trang nghiêm”; rồi từ trên thức của họ biến ra cảnh Tịnh độ. Đây là tướng “Pháp” trong Thánh giáo, do thức biến hiện.

***

Ngoại nhơn đã nghe Luận Chủ nói: “Các tướng Ngã, Pháp đều do thức biến hiện”, thế tất nhiên họ phải nghi rằng:

Hình tướng của thức thế nào?

Và có bao nhiêu chủng loại?

Vì đoán tâm lý của ngoại nhân, nên Luận chủ nói tiếp ba câu tụng, để trả lời rằng:

Nguyên văn chữ Hán

Thử năng biến duy tam

Vị: Dị thục, Tư lương

Cập Liễu biệt cảnh thức

Dịch nghĩa

Thức Năng biến này có 3 loại:

1. Dị thục thức (thức thứ Tám)

2. Tư lương thức (thức thứ Bảy)

3. Liễu Biệt cảnh thức (6 thức trước).

LƯỢC GIẢI

Đoạn trên nói: “Do thức biến ra các tướng Ngã, Pháp”. Đã có cảnh sở biến (bị biến) tất nhiên phải có thức năng biến.

Đoạn này nói về thức năng biến. Thức năng biến có ba loại:

1. Dị thục thức, tức là thức thứ Tám

2. Tư lương thức, tức là thức thứ Bảy

3. Liễu biệt cảnh thức, tức là 6 thức trước (từ nhãn thức cho đến ý thức).

Ba loại thức Năng biến này, nếu phân tích ra thì có tám thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức và A lại da thức)

BÀI THỨ HAI
CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã lược nói cái “tên”, nhưng chưa nói rõ cái “tướng” của thức Năng biến; vậy cai “tướng” của thức Năng biến thứ nhứt thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Sơ A lại da thức

Dị thục, Nhứt thế chủng.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói tụng (10 câu) đễ trả lời rằng: Thức Năng biến thứ nhứt tên là A lại da, cũng gọi là Dị thục thức hay Nhứt thế chủng thức.

LƯỢC GIẢI

Thức Năng biến thứ nhá?t có ba tướng:

I. Tự tướng (thể); tiếng Phạn gọi là “A lại da”, Tàu dịch là “Tàng”. Chữ Tàng có ba nghĩa:

1. Năng tàng: Thức này có công năng chứa tất cả chủng tử (hạt giống) của các Pháp thiện ác; cũng như cái kho có công năng chứa lúa.

2. Sở tàng: Thức này có chổ để chứa chủng tử của các Pháp; cũng như cái kho là chổ để chứa lúa.

3. Ngã ái chấp tàng: Thức này thường bị thức thứ Bảy ái luyến chấp làm ngã. Nó như người giữ kho, giữ gìn chẳng cho lúa mất (chấp tàng).

II. Quả tướng (quả), gọi là “Dị thục thức”. Chữ Dị thục có ba nghĩa:

1. Dị thời nhi thục: Khác thời mà chín. Dụ như trái xoài, từ khi sanh cho đến khi chín, thời gian khác nhau.

2. Dị loại nhi thục: Khác loài mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ tánh chua, đến chín lại ngọt.

3. Biến dị nhi thục: Biến đổ khác chất mà chín. Dụ như trái xoài, khi nhỏ thì xanh, đến khi già chín biến đổi lại vàng.

Vì thức Dị thục này lãnh thọ thân quả báo, nên gọi là Dị thục quả. Tánh chất của Dị thục quả là vô ký (không nhứt định thiện hay ác); song về nghiệp nhơn đời trước của nó, lại có thiện và ác.

Bởi lấy nghiệp nhơn (thiện ác) đối với quả (vô ký) mà nói, nên có ba nghĩa: Khác thời gian chín (Dị thời nhi thục), khác loại mà chín (Dị loại nhi thục) và biến đổi chín (Biến dị nhi tục).

1. Dị thời …

Dị thục 2. Dị loại … nhị thục

3. Biến dị … Quả (vô ký)

Nhơn (thiện, ác)

III. Nhơn tướng (nhơn), gọi là Nhứt thế chủng tức. Tất cà các pháp hiện tượng (hiện hành) trong thế gian và xuất thế gian, đều có chủng tử (công năng tiềm tàng) của nó. Các chủng tử này đều chứa trong thức thứ Tám (tàng thức). Các chủng tử là “nhơn” khởi hiện ra các Pháp là “quả”. Vì theo “nhơn tướng” (chủng tử), nên gọi thức này là “Nhứt thế chủng”.

Nguyên văn chữ Hán

Bất khả tri chấp thọ

Xứ liễu thường dữ xúc

Tác ý thọ tưởng tư

Tương ưng duy xả thọ

Dịch nghĩa

Không thể biết hành tướng năng duyên và công năng giữ gìn chủng tử, lãnh thọ thân thể và thế giới của thức này được. Thức này thường tương ưng với năm món biến hành là: xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Song trong các thọ, nó chỉ tương ưng với xả thọ.

LƯỢC GIẢI

Hành tướng thức Năng biến thứ nhứt rất là tế nhị ! Bởi người đời tâm thô không thể biết được, nên nói “Bất khả tri”.

Những việc của thức này mà người đời không thể biết được, có hai phần:

1. Thức này giữ gìn chủng tử, thế giới, thân thể và làm cho thân thể sanh ra cảm giác, lãnh thọ; nghĩa là thức thứ Tám này biến hiện ra thế giới và chúng sanh rồi giữ gìn không cho mất; đây là điền khó biết thứ nhứt.

2. Hành tướng năng duyên (liễu) của thức này, rất sâu xa và tế nhị, đây là điều khó biết thứ hai.

Không 1. Kiến phần năng duyên của thức này (liễu)

Thể biết 2. Tướng phần bị 1. Chủng tử

Duyên của thức 2. Thân thể (chấp thọ)

Này 3. Thế giới (xứ)

Tám thức, phân làm ba món năng biến, đều có quyền tự chủ, tự tại; cũng như vị Quốc Vương, nên gọi là Tâm vương. Song như vị Quốc vương phải có quần thần phụ tá, thì mới có thể giữ nước trị dân. Tâm vương cũng phải có bộ hạ tuỳ tùng để giúp đỡ mới hay tạo ra các nghiệp. Những bộ hạ tuỳ tùng ấy lệ thuộc Tâm vương, không được tự tại, nên gọi “Tâm sở”, hoặc gọi là “Tâm sở hữu”; nghĩa là cái sở hữu của Tâm vương.

Lại nữa, Tâm sở đã giúp Tâm vương tạo nghiệp, thì Tâm vương với Tâm sở phải ưng thuận với nhau nên gọi là tương ưng.

Hỏi:_ Có mấy Tâm sở tương ưng với thức này?

Đáp:_ Chỉ có năm món biến hành thường tương ưng với thức này là: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư.

Xúc: Tiếp xúc. Như con mắt xen hoa, khi mới vừa tiếp xúc với hoa; đó là tác dụng của Xúc Tâm sở. Thí như hai người đồng đi một con đường; một người đi từ phương Đông đến phương Tây, một người đi từ phương Tây đến phương Đông; hai người gặp nhau một chỗ, gọi đó là xúc.

Một thí dụ nữa, như môn Kỷ hà học: trên cái hình tròn gạch qua một đường, chỗ đụng nhau một chỗ trên đường gạch, đó là xúc.

Tác ý: Móng khởi cái ý. Như khi muốn xem hoa, trước nhứt móng khởi cái ý; đó là “Tác ý Tâm sở”. Rồi nó dẫn dắt nhãn thức xem hoa. Nếu không có tác dụng của Tâm sở này, thì dù có gặp hoa cũng không thấy.

Người đời có khi đi ngang qua vườn đầy hoa, mà không thấy hoa. Như thế là vì trong lúc đó, Tâm sở tác ý không có tương ưng với nhãn thức.

Thọ: Lãnh thọ. Như khi thấy hoa, có sự cảm thọ vui buồn …

Tưởng: Tưởng tượng. Như sau khi thấy hoa, rồi tưởng tượng hình tướng của hoa đỏ hay vàng, tốt hay xấu …

Tư: Lo nghĩ, tạo tác. Như nhơn thấy hoa, rồi lo nghĩa trồng hoa hay bẻ hoa …

Lại nữa, “Thọ Tâm sở” có 3 loại:

1. Lạc thọ: Thọ vui. Khi gặp cảnh thuận, như được người khen ngợi, thì cảm thọ vui mừng.

2. Khổ thọ: Thọ khổ. Khi gặp cảnh nghịch, như bị người huỷ báng hạ nhục, thì cảm thọ buồn khổ.

3. Xả thọ: Thọ cảnh không vui buồn. Khi gặp cảnh bình thường không thuận nghịch, như trong lúc không được khen hay bị chê, thì cảm thọ không vui buồn.

Tóm lại, thức thứ Tám này, tương ưng với 5 món Tâm sở Biến hành và hành tướng của nó rất là tế nhị, không có hiện ra khổ và vui, nên chỉ tương ưng với xả thọ.

Nguyên văn chữ Hán

Thị vô phú vô ký

Xúc đẳng diệc như thị

Dịch nghĩa

Tánh của thức này là vô phú vô ký, nên những Tâm sở tương ưng với nó, như Xúc, Tác ý …cũng vô phú vô ký.

LƯỢC GIẢI

Tánh của các pháp, tóm lại có 3 loại: 1. Tánh thiện, 2. Tánh ác, 3. Tánh vô ký (không thiện không ác).

Tánh vô ký lại chia làm 2 loại:1. Vô phú vô ký, 2. Hữu phú vô ký _ Thí như mặt gương, không phải thiện ác, dụ cho “tánh vô ký”; khi bị bụi che lấp ánh sáng, dụ cho “tánh hữu phú vô ký”. Đến lúc lau chùi sạch bụi; dụ cho “tánh vô phú vô ký”.

Tóm lại, thức thứ Tám này không bị các phiền não ngăn che, nên thuộc về tánh vô phú vô ký. Và những Tâm sở tương ưng với thức này, như Xúx, Tác ý …cũng thuộc về tánh vô phú vô ký.

Nguyên văn chữ Hán

Hằng chuyển như bộc lưu

Dịch nghĩa

Hằng chuyển biến như dòng nước chảy mạnh.

LƯỢC GIẢI

Ngoại đạo chấp các pháp thường còn không mất, như thế gọi là chấp “thường?; hoặc chấp chết rồi mất hẳn, như thế gọi là chấp “đoạn?.

Nhà duy thức nói: từ vô thỉ đến nay, thức này hằng chuyển biến luôn, mỗi niệm sanh diệt tương tục không gián đoạn. Cũng như nước thác, từ trên núi cao đổ xuống, một dãy trắng xoá; ở xa trông như tấm vải trắng. Vì nó hằng chảy luôn, nên chẳng phải “đoạn diệt”. Song nó liên kết tiếp tục nhiều giọt, biến chuyển sanh diệt luôn, nên không phải “thường nhứt”.

Nguyên văn chữ Hán

A la hán vị xả ?

Dịch nghĩa

Đến vị A la hán mới xả bỏ thức này (tàng thức).

LƯỢC GIẢI

Hỏi: Thức này, đã sanh diệt tương tục, là gốc của sanh tử luân hồi, vậy phải tu đến địa vị nào mới xả bỏ nó được ?

Đáp: Người tu hành đoạn hết phiền não chướng, đến quả vị A la hán, mới xả bỏ được thức “A lại da”. Song chỉ xả bỏ cái “danh”, chớ không phải xả bỏ cái “thể” của thức này.

Hỏi: Tại sao không xả bỏ cái “thể”, của thức này?

Đáp: Cái “thể” của thức này có hai phần: nhiễm và tịnh. Phần tịnh tức là “Trí”. Trong bài tụng nói “xả bỏ thức này”, tức là chuyển thức thành trí, chớ không phải xả bỏ. Nếu xả bỏ cái “thể” của thức này, thì thành ra đoạn diệt, thuộc về ngoại đạo. Trong Đạo Phật không có chủ trương đoạn diệt (mất hẳn).

BÀI THỨ BA
CHÁNH VĂN

Hỏi: _ Trên đã nói thức năng biến thứ nhứt, còn thức năng biến thứ hai thế nào?

Đáp: _ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Thứ đệ nhị năng biến
Thị thức danh Mạt na
Y bỉ chuyển, duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng.

Dịch nghĩa

Luận chủ này tụng (12 câu) để trả lời rằng:Thức năng biến thứ hai tên là Mạt na. Thức này do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Tánh và tướng của nó thường lo nghĩ.

LƯỢC GIẢI

Trước đã nói thức Năng biến thứ nhứt, tiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là “Căn” của ý thức, chứ không phải ý thức (thứ 6).

Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sanh ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.

Nguyên văn chữ Hán

Tứ phiền não thường câu
Vị: ngã si, ngã kiến
Tinh ngã mạn, ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu.

Dịch nghĩa

Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở, như Xúc, Tác ý …

LƯỢC GIẢI

Trước đã nói thức năng biến thứ nhứt, thiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là căn của ý thức, chứ không phải là ý thức (thứ 6).

Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lai na chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sing ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.

Nguyên văn chữ Hán

Tứ phiền não thường câu
Vị: ngã si, ngã kiến
Tinh ngã mạn, ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu.

Dịch nghĩa

Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở như: Xúc, Tác ý, v.v…

LƯỢC GIẢI

Những Tâm sở thường tương ưng với thức này, là bốn món phiền não: 1. Ngã si (si mê cái Ngã), 2. Ngã kiến (Chấp cái Ngã), 3. Ngã mạn (đề cao cái Ngã của mình, để khinh mạn người), 4. Ngã ái (tham ái cái Ngã).

Bởi thức Mạt ma thường chấp thức A lại da làm Ngã, nên bốn món phiền não tương ưng với thức này, cũng đều do caqi Ngã mà sanh. Vì thế nên trên mỗi món phiền não lại thên chữ Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái).

Ngoài bốn món phiền não trên, lại còn có các Tâmsở, như năm món Biến hành và tuỳ phiền não v.v…cũng tương ưng với thức này; nhưng không phải thường có như bốn món phiền não trên.

Si, Kiến,

Các Tâm sở 1. Thường chung khởi

Tương ưng với Mạn, Ái.

Thức này 2. Không thường Năm món Biến hành.

Tuỳ phiền não v.v …

Nguyên văn chữ Hán

Hữu phú vôký nhiếp
Tuỳ sở sanh sở hệ
A la hán, Diệt định
Xuất thế đạo vô hữu

Dịch nghĩa

Tánh của thức này là “hữu phú vô ký”. Tuỳ thức A lại da sanh về cảnh giới nào, thì thức này theo đó mà chấp Ngã. Khi chứng A la hán, nhập Diệt tận định và được vào Đạo xuất thế, thì không còn thức này.

LƯỢC GIẢI

Vì bốn món phiền não ngăn che, nên tánh của thức Mạt ma thuộc về hữu phú vô ký. Lại nữa, vì thức này do thức A lại da sanh ra, nên tuỳ theo thức A lại da sanh về cõi nào, thì nó theo chấp ngã ở cõi đó.

Hỏi:_ Người tu hành phải đến địa vị nào mới đoạn được Ngã chấp và không còn thức Mạt ma?

Đáp:_ Có ba địa vị:

1. Đến địa vị A la hán: Vì vị này đã xả tàng thức, nên thức Mạt ma không còn chấp Ngã.

2. Nhập diệt tận định: Vì định này diệt hết các Tâm vương và Tâm sở của bảy thức trước.

3. Đạo xuất thế: Hành giả khi đặng cái trí hiểu biết chơn vô ngã và đặng trí vô lậu hậu đắc, thì không còn thức Mạt ma.

Xả Tàng thức

1. A la hán không còn Mạt ma

Diệt hết Tâm vương Tâm

Ba địa vị sở của 6 thức trước.

Không có 2. Diệt tận định Diệt các Tâm sở về phần

Mạt ma tạp nhiễm của thức Mạt ma.

Được trí hiểu biết chơn

3. Đạo xuất thế vô ngã

Đặng trí vô lậu hậu đắc

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Như vậy đã nói thức năng biến thứ hai, còn thức năng biến thứ ba thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Thứ đệ tam năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện, câu phi.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói tụng (2 bài) để trả lời rằng:

Thức năng biến thứ ba, có sáu món sai khác. Tánh và tướng của thức này đều phân biệt cảnh (liễu cảnh). Thức này đủ cả ba tánh: thiện, ác và vô ký (câu phi).

LƯỢC GIẢI

Thức năng biến thứ ba có sáu món: 1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỹ thức, 4. Thiệt thứic, 5. Thân thức, 6. Ý thức. Trong 8 thức, thức nào cũng đều phân biệt cảnh; song thức thứ Bảy và thức thứ Tám chỉ phân biệt cảnh tế, còn 6 thức trước lại phân biệt cảnh thô; nên trong bài tụng nói “Tánh tướng nó đều phân biệt cảnh”. Cũng như mặt trời mặt trăng sáng suốt chiếu soi khắp thiên hạ. Mặt trời mặt trăng sáng suốt là dụ cho bản tánh của thức này; còn chiếu soi là dụ cho tướng dụng của thức này.

Sáu thức này đủ cả 3 tánh: thiện, ác, và vô ký (không thiện ác).

Nguyên văn chữ Hán

Thử Tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tuỳ phiền não bất định
Giai tam tho tương ưng

Dịch nghĩa

Những Tâm sở tương ưng với thức này, như: biến hành, biệt cảnh, căn bản phiền não, tuỳ phiền não, bất định và ba thọ.

LƯỢC GIẢI

Tâm sở do tâm vương đặt để, cũng như các quan do Vua sắp đặt, như một vị quan lớn có bao nhiêu nhơn viên. Tâm sở cũng thế, tất cả 51 món, phân làm 6 loại, mỗi loại có bao nhiêu món.

Nay xin liệt kê sau đây:

1. Biến hành, có 5 món

2. Biệt cảnh, có 5 món

3. Thiện, có 11 món

4. Căn bản phiền não, có 6 món

5. Tuỳ phiền não, có 20 món

6. Bất định, có 4 món.

Ba thọ là:khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ.

Tóm lại, thức này tương ưng với 51 món tâm sở và 3 thọ

BÀI THỨ TƯ
CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã lược nêu 6 loại Tâm sở tương ưng nay xin nói rõ hành tướng (hành vi và tướng trạng) sai khác của các loại Tâm sở này; vậy 2 loại Tâm sở đầu tiên thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Sơ biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị: Dục
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ
Sở duyên sự bất đồng.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Hai loại Tâm sở, đầu tiên là Biến hành, có năm món: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư; loại Tâm sở thứ hai là Biệt cảnh, cũng có năm món: Dục, Thắng giải, Niệm, Địng, Huệ. Công việc duyên cảnh của năm món Biệt cảnh không đồng nhau.

LƯỢC GIẢI

Biến hành Tâm sở: Tâm sở này đi khắp tất cả:

1. Đi khắp tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai).
2. Đi khắp tất cả không gian (ba cõi, chín địa)
3. Đi khắp tất cả tánh (thiện,ác và vô ký).
4. Đi khắp tất cả thức (tám thức tâm vương).

Năm món Biến hành là: Xúc, Tác ý, Thọ, tưởng và Tư. Trong bài nói về thức Sơ năng biến ở trước, đã có nói về hành tướng của năm món Biến hành Tâm sở rồi, nên bài này chỉ nói về năm món Biệt cảnh.

Biệt cảnh Tâm sở: Tâm sở này có năm món, mỗi món duyên mỗi cảnh giới khác nhau, không thể đi khắp tất cả như năm món Biến hành.

Năm món Biệt cảnh là: Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ. 1. Dục: Muốn; như phát tâm muốn lìa trần tục, hoặc muốn học Phật v.v …, 2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng; như học Duy thức, hiểu biết được rõ ràng, 3. Niệm: Nhớ nghĩ; như ngày trước học giáo lý, hôm nay nhớ lại, 4. Định: Chăm chú; như chăm chú nghe hoặc học Duy thức, tâm không loạn động, 5. Huệ: Trí huệ; nhơn định nên sanh trí huệ.

Vì năm Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh và hành tướng khác nhau; cũng như năm người, mỗi người ở mỗi chỗ và làm mỗi việc không đồng, nên bài tụng trên nói “Sở duyên sự bất đồng”: Công việc duyên cảnh của năm món Tâm sở này không đồng.

Biệt cảnh:

1. Dục Tâm sở duyên cảnh bị mong muốn
2. Thắng giải đã rõ ràng
3. Niệm nhớ lại
4. Định chăm chú
5. Huệ quán sát

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã nói hai loãi Tâm sở biến hành và biệt cảnh; còn hành tướng của Thiện Tâm sở thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Thiện, vị: Tín, Tàm, Quí
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Thiện Tâm sở có 11 món: Tín, Tàm, Quí và ba thiện căn là vô tham, vô sân, vô si với cần, an, bất phóng dật, hành xả và bất bai.

LƯỢC GIẢI

11 món Thiện Tâm sở này, cũng như các vị Trung thần trong nước, hay người tớ trung thành trong nhà.

1.Tín: Tin; như tin Tam bảo, 2. Tàm: Xấu hổ; như mình lỡ làm việc có tội lỗi, sanh ra xấu hổ, 3. Quí: Thẹn thùa; như mình làm việc sái quấy, đối với người sanh lòng thẹn thùa. Nói lại cho dễ hiểu: Tàm là tự hổ lấy mình; Quí là thẹn với người, 4. Vô tham: không tham; gặp cảnh tốt đẹp, không sanh tâm tham lam, 5. Vô sân: Không nóng giện, 6. Vô si: Không si mê; đối với tất cả sự vật, tâm không si mê. Ba món tâm sở này (vô tham, vô sân,vô si) là gốc rễ của các pháp lành, nên được gọi là “Tam thiện căn” (ba căn lành), 7. Cần: Siêng năng; gặp việc lành, tâm tinh tấn không thối lui, 8. Khinh an: Nhẹ nhàng sảng khoái; thâm tâm vui vẻ nhe nhàng, 9. Bất phóng dật: Khônh phóng túng; bỏ dữ làm lành, không buông lung theo dục lạc, 10. Hành xả: Làm mà không cố chấp; làm tất cả việc tốt, mà không tham luyến cố chấp, làm với bản tánh tự nhiên, chớ không có dụng công, tâm thường an trụ nơi bình đẳng. Hành tướng của Hành xả, như người đi đường: Phải bỏ bước sau mới tiến tới bước trước. Nếu không bỏ bước sau thì không bao giờ tiến tới bước trước được. Lại nữa, hành xả với Xả thọ khác nhau: “hành xả” là món Xả trong Hành uẩn, thuộc về pháp lành; còn “Xả thọ” là một trong Thọ uẩn, thuuộc về tánh vô ký, 11. Bất hại: Không làm tổn hại tất cả chúng sanh.

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã nói 11 món Thiện Tâm sở, còn hành tướng, (hành vi, tướng trạng) của căn bổn phiền não thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Phiền não vị: tham, sân
Si, mạn, nghi, ác kiến.

Dịch nghĩa

Luận chủ noíi hai câu tụng để trả lời rằng: Căn bản phiền não có sáu món: Tham,Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.

LƯỢC GIẢI

Phiền não nghĩa là buồn phiền não loạn. Vì 6 món phiền não này làm căn bản để sinh ra các phiền não chi mạt, nên gọi là Căn bản phiền não.

1. Tham, 2. Sân, 3. Si; ba món Tâm sở này trái ngược với ba món Thiện căn (vô tham, vô sân, vô si) trong 11 món Thiện Tâm sở. Trong Khế kinh gọi ba món phiền não này là “tam độc” (3 món độc). 4. Mạn, tức là Ngã mạn; đã giải trong bài thức năng biến thứ hai, 5. Nghi: Nghi ngờ; như người nghi ngờ Phật pháp, không tin thuyế nhơn quả luân hồi v.v …6. Ác kiến: Hiểu biết có tội ác; nghĩa là hiểu biết không chơn chánh tà vạy.

Aùc kiến này, chia ra làm năm món: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, sẽ giải ở sau.

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã nói 6 món Căn bản phiền não, còn hành tướng (hành vi, tướng trạng) của 20 món Tuỳ phiền não thế nào?

Đáp:_ Nguyên Văn chữ Hán

Tụng viết:

Tuỳ phiền não vị: Phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siểm, dữ hại, Kiêu
Vô tàm cập vô quí
Trạo cử dữ Hôn trầm
Bất tín tinh Giải đãi
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói hai bài tụng để trả lời rằng: Tuỳ phiền não có hai mươi món: Phẫn, Hận, Phú, Não,Tật, Xan, Cuống, Siểm, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quí, Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn và Bất chánh tri.

LƯỢC GIẢI

Vì hai mươi món phiền não này tuỳ thuộc vào các căn bản phiền não, nên gọi là “Tuỳ phiền não”.

1. Phẫn: Giận, khi gặp nghịch cảnh sanh tâm giận giỗi.

2. Hận: Hờn, sau khi giận rồi lưu lại trong tâm không bỏ.

3. Phú: Che giấu, Che giấu tội lỗi của mình không cho ai biết.

4. Não: Phiền, sau khi giận rồi buồn phiền nơi lòng.

5. Tật: Ganh ghét, thấy người hơn mình sanh tâm đố kî.

6. Xan: Bỏn xẻn, có tiền của mà rít rắm không bố thí.

7. Cuống: Dối gạt, vì muốn đặng danh lợi nên dối gạt người.

8. Siểm: Nịnh, bợ đỡ nịnh hótvới người để xin danh vọng quyền lợi.

9. Hại: Tổn hại, trái với “bất hại” trong Thiện Tâm sở.

10. Kiêu: Kiêu cách, giống như mạn tâm sở, song “Mạn tâm sở” là kinh dễ lấn lướt người, còn “Kiêu tâm sở” là ỷ tài năng của mình mà khinh ngạo xem thường người.

11. Vô tàm và 12 là Vô quí, trái với Tàm và Quí trong Thiện tâm sở.

13. Trạo cử: Chao động, làm chướng ngại tu Chỉ; trái với Định tâm sở trong vị Biệt cảnh.

14. Hôn trầm: Tối mờ, lám chướng ngại tu quán; trái với huệ tâm sở.

15. Bất tín:Không tin, trái với Tín tâm sở trong 11 món thiện.

16. Giải đãi: Trễ nải, trái với Cần tâm sở trong 11 món thiện.

17. Phóng dật: Buông lung; trái với “Bất phóng dật” trong Thiện tâm sở.

18. Thất niệm: không nhớ; trái với “Niệm tâm sở” trong vi Biệt cảnh.

19. Tán loạn: Rối loạn, tâm lăng xăng rối loạn; trái với “Định tâm sở” trong vị Biệt cảnh.

20. Bất chánh tri: Biết không chơn chánh, khi đối vớicảnh hiểu biết sai lầm, làm chướng ngại hiểu biết chơn chánh.

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã nói 20 món Tuỳ phiền não, còn hành tướng của 4 món Bất định thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Bất định, vị: Hối Miên
Tầm Tư nhị các nhị

Dịch nghĩa

Luận chủ nói hai câu tụng trên để trả lời rằng: Bất định là Hối Miên và Tầm Tư, mỗi món lại chia làm hai (là bốn).

LƯỢC GIẢI

Bất định là không nhứt định thiện hay ác.

1. Hối: Ăn năn, nghĩa là ăn năn những việc nên làm mà không làm, hoặc ăn năn những việc không nên làm mà lại làm.

2. Miên: Ngủ nghỉ, làm cho thân tâm không tự tại.

3. Tầm: Tìm kiếm, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó làm cho tâm thô động gấp gáp.

4. Tư: Rình xét, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó khiến cho tâm tế nhị mà gấp gáp.

Lại nữa, bốn món tâm sở này, mỗi món đều có hai tánh: hoặc thiện hoặc ác không nhứt định, nên gọi là “Bất định”.

BÀI THỨ NĂM
CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã nói sáu loại tâm sở tương ưng rồi, bây giờ làm sao biết được phần vị hiện khởi của các thức?

Đáp:_ Nguyên văn chũ Hán

Tụng viết:

Y chỉ căn bản thức
Ngũ thức tuỳ duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như đào ba y thủy
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh Vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thuỷ miên dữ muộn tuyệt.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói hai câu tụng trên để trả lời rằng: Sáu thức trước đều nương nơi thức căn bản (A lại da) mà hiện khởi; cũng như sóng nương nơi nước mà sanh.

Năm thức trước tuỳ duyên mà khởi; hoặc chung sanh hoặc chẳng chung sanh. Duy có ý thức thường hiện khởi, trừ ra năm chỗ nó không sanh khởi: 1. Sanh ở cõi trời Vô tưởng, 2. Nhập định Vô tưởng, 3. Nhập định Diệt tận, 4. Ngủ mê, 5. Chết giả.

LƯỢC GIẢI

Sáu thức trước, bên trong đều nương nơi thức Căn bản (A lại da) bên ngoài nhờ các duyên (căn, cảnh, tác ý, v.v…) và tuỳ theo phận vị của nó mà sanh khởi không đồng. Nếu đủ duyên thì sanh khởi, còn thiếu duyên thì nó không sanh. Cũng như sóng nương nơi nước và nhờ gió, nên có khi sanh, khi diệt. Duy có ý thức vì ít duyên nên dễ đủ; vì thế mà được thường sanh khởi, chỉ trừ năm chỗ không sanh:

1. Trời Vô tưởng; do hành giả khi tu định, nhàm ghét diệt trừ cái “tưởng”, mà được sanh về cõi trời này, nên cõi trời này không có ý thức.

2. Nhập định Vô tưởng; do hành giả diệt trừ 6 thức trước, mới được định này.

3. Nhẫp định Diệt tận; do hành giả diệt trừ phần hiện hành của bảy thức trước, mới được định này. Hai định trên đây đều không có “ý thức”.

4. Khi ngủ mê không chiêm bao, cũng không có ý thức.

5. Khi bịnh nặng gần chết, hoặc khi bất tỉnh nhơn sự (chết giả) cũng không có ý thức.

Xem biểu đồ

Nước: Dụ thức A lại da
Sóng: Không gián đoạn: Dụ ý thức thường hiện khởi (trừ 5 chỗ)
Năm chỗ ý thức Không sanh

1. Trời Vô tưởng
2. Định Vô tưởng
3. Định Diệt tận
4. Ngủ mê (không chiêm bao)
5. Chết giả

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Trên đã phân biệt rành rõ hành tướng của ba thức năng biến, đều nương nơi hai phần, rồi tự nó biến ra; bây giờ lám sao biết được các pháp chỉ do thức biến hiện, rồi giả gọi Ngã, Pháp chớ không phải thật có, nên nói “tất cả Pháp Duy thức”?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết

Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt, sở phân biệt
Do thử, bỉ giai vô
Cố nhứt thế Duy thức.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói một bài tụng để trả lời rằng: Chỉ do các thức biến ra Năng phân biệt thức (kiến phần) và Sở phân biệt (tướng phần). Song Năng phân biệt (thử) và Sở phân biệt (bỉ) đều không thật có, nên nói: “tất cả pháp Duy thức”.

LƯỢC GIẢI

Mỗi thức và mỗi Tâm sở đều có 4 phần: 1. Kiến phần (phần Năng phân biệt), 2. Tướng phần (phần bị phân biệt, tức là cảnh vật), 3. Tự chúng phần: phần này tự chứng minh cho Kiến phần, 4. Chứng tự chứng phần: Phần này chứng minh cho phần tự chứng.

Trong bốn phần này, về phần thứ ba là Tự chứng, không những có công năng chứng minh cho phần thứ hai là Kiến phần, mà cũng có công năng đặc biệt là trở lại chứing minh phần thứ tư là Chứng tự chứng phần. Bởi thế nên không cần phải có phần thứ năm.

(hình)

Xin nói một thí dụ để giải rõ bốn phần: Thí như anh A và anh B hùn nhau buômn bán. Anh A ra tiền (vật có hình tướng) là dụ cho “Tướng phần”. Anh B ra công (không hình tướng) là dụ cho “Kiến phần”. Hai ngườilập một tờ hợp đồng (giao kèo) để chứng minh một bên ra công và một bên xuất của. Tờ hợp đồng là dụ cho “Tự chứng phần”. Vì hai anh tranh giành nhau, nên đem đến quan kiện. Ông quan chiếu theo tờ hợp đồng mà phân xử. Ông quan là dụ cho “Chứng tự chứng phần”.

Trên đã nói rõ hành tướng của ba thức năng biến: Từ nơi hai phần bên trong là Tự Chứng Phần và Chứng Tự Chứng Phần, biến sanh ra hai phần bên ngoài là Kiến phần và Tướng phần. Vậy thì hai phần bên trong là “thể” làm chỗ bị y chỉ (nương tựa), còn hai phần bên ngoài là “dụng” là “năng y chỉ”.

Thí dụ như con ốc hương, đầu và mình con ốc là dụ cho “Tự chứng phần” và “Chứng tự chứng phần”; còn hai cái vòi là dụ cho Kiến phần và Tướng phần. Hai vòi có khi lòi ra, có lúc lại thụt vào, là dụ cho cai dụng Kiến phần và Tướng phần, sanh diệt không thường; còn cái đầu và mình của con ốc thì thường còn, để dụ cho cái thể Tự chứng phần và Chứng tự chứng phần, không sanh không diệt.

Luận chủ và ngoại nhơn hai bên rất mâu thuẫn nhau. Nếu lý Duy thức của Luận chủ được thành thì sự chấp thật có Ngã, Pháp của ngoại nhơn không thành; trái lại, nếu sự chấp Ngã, Pháp của ngoại nhơn được thành, thì lý Duy thức của Luận chủ bất thành.

Ý của ngoại nhơn hỏi: Làm sao biết Ngã, Pháp đều nương nơi thức biến ra, chẳng phải thật có, nên nói “Tất cả Pháp đều Duy thức”?

Ý của Luận chủ đáp: Trên đã nói ba thức Năng biến, mỗi thức đều từ nơi tự thể mà biến sanh ra Kiến phần và Tướng phần; Kiến phần là phần năng phân biệt, mà Tướng phần là phần bị phân biệt. Phần bị phân biệt là các cảnh vật như núi, sông, đại địa, v.v …Phần năng phân biệt tức là tác dụng thấy, nghe, hay biết các cảnh vật.

Bởi phần năng phân biệt (thấy) và phần bị phân biệt (cảnh) đều do thức thể biến ra, toàn không thật có, nên nói “Tất cả pháp Duy thức”.

Thức thể (tự chứng phần sanh ra Dụng) —> Phần biết (Kiến) Phần bị biết (Tướng) đều là thức

BÀI THỨ SÁU
GIẢI THÍCH CÁC ĐIỀU NGHI

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh làm duyên, thì nội thức làm sao sanh ra các món phân biệt?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết

Do nhứt thế chủng thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh

Dịch nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Do các chủng tử trong Tạng thức, trùng trùng biến ra các pháp. Vì sức phát triển sanh khởi của các pháp, nên sanh ra các món phân biệt.

LƯỢC GIẢI

Hỏi:_ Nếu không có ngoại cảnh làm duyên, chỉ có nội thức thì nội thức làm sao sanh ra các món phân biệt?

Đáp:_ Luận chủ trả lời: Do thức A lại da chứa đựng chủng tử của các pháp, các chủng tử ấy lại sanh ra các pháp hiện hành rồi mỗi pháp hiện hành lại sanh Kiến phần (năng phân biệt) và Tướng phần (bị phân biệt).

Câu “như thị như thị biến”; nghĩa là từ khi sanh cho đến khi chín sự biến đổi phát triển rất nhiều.

Câu “triển chuyển lực cố”; nghĩa là tám thức hiện hành và các Tâm sở tương ưng, nào Tướng phần, nào Kiến phần v.v…đều có cái năng lực hổ trợ cho nhau, nên sanh ra các cảnh giới thế gian (bị phân biệt) và các món phân biệt (năng phân biệt)

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh để làm trợ duyên, thì tại sao lại có chúng hữu tình sanh tử tương tục?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết

Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ tập khí câu
Tiền Dị thục ký tận
Phục sanh dư Dị thục

Dịch nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Do tập khí (chủng tử) của các nghiệp và tập khí (chủng tử) của hai thủ (năng thủ, sở thủ) chung nhau làm duyên nên thân dị thục (báo thân) đời này vừa hết, thì lại tiếp tục sanh ra các thân dị thục đời sau và đời sau nữa.

LƯỢC GIẢI

Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh làm duyên, thì tại sao hiện nay thấy có các chúng hữu tình sanh tử tiếp nối luôn luôn?

Đáp:_ Do có các nghiệp làm duyên, nên chúng hữu tình sanh tử tương tục.

Chữ “Chư nghiệp”: Nghĩa là nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp bất động (tu thiền định).

Chữ “Nhị thủ”: Kiến phần (năng thủ), Tướng phần (sở thủ) hoặc Danh (tâm) và Sắc (vật) hay Tâm vương và Tâm sở.

Chữ “tập khí”: Tức là biệt danh của chủng tử. Như người viết chữ: khi chưa viết thì cái công năng tập quen (tập khí) đó, nó tiềm tàng núp ẩn trong tay, người không thấy được. Đến khi viết chữ, là do cái công năng tập luyện (khí phần) ngày trước đó, nên nay mới viết được. Bởi thế nên “chủng tử” (công năng tiềm tàng) cũng gọi là “tập khí”.

Báo thân của loài hữu tình, gọi là thân Dị thục. Khi thân Dị thục hiện tiền sắp diệt, thì chủng tử của các nghiệp làm sơ duyên và chủng tử của hai món thủ làm thân duyên, tương tục không dứt, nên làm cho sanh ra thân Dị thục đời sau. Bởi thế nên các chúng hữu tình, khi sắc thân này chết đi, thì lại sanh ra sắc thân khác. Do đó mà sanh tử nối luôn, không biết chừng nào cùng tận.

[Biểu Đồ, trang 162]

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Nếu chỉ có thức mà thôi, tại sao rất nhiều chỗ trong kinh Phật nói có ba tánh?

Đáp: _ Phải biết ba tánh đó cũng chẳng ngoài thức.

Hỏi: _ Tại sao vậy ?

Đáp: _ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết

Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử Biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu
Y tha khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh
Cố thử dữ y tha
Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ

Dịch nghĩa

Luận chủ nói ba bài tụng để trả lời rằng: Do tánh Biến kế sở chấp, vọng chấp tất cả các vật. Tánh Biến kế sở chấp này, không thật có tự thể. Còn tánh Y tha khởi là do các duyên phân biệt mà sanh. Tánh Viên thành thật, là do trên tánh Y tha khởi xa lìa tánh Biến kế sở chấp mà hiện.

Bởi thế nêntánh “Viên thành thật” đối với tánh “Y tha khởi” cũng khác mà cũng không khác, vì không thể tách riêng được. Bởi thế nên, nếu không thấy được tánh Viên thành thật, thì cũng không thể thấy được tánh Y tha khởi. Cũng như tánh vô thường …đối với các pháp, cũng khác mà cũng không khác.

LƯỢC GIẢI

Hỏi:_ Nếu chỉ có thức mà thôi, thì tại sao trong các kinh rất nhiều chỗ, đức Thế Tôn nói có ba món tự tánh: 1. Biến kế sở chấp tự tánh. 2. Y tha khởi tự tánh . 3. viên thành thật tự tánh ?

Đáp: _ Luận chủ trả lời rằng: “Ba món tự tánh Phật nói đó, cũng không rời thức”. Song còn e người không tin, nên Luận chủ nói tiếp 3 bài tụng để giải thích nguyên do.

Tánh Biến kế sở chấp này là do chúng sanh vọng chấp ức đạc mà có. Như bên Âu châu có nhà học giả thấy bộ xương khỉ giống bộ xương người, nhơn đó họ nghi ngờ và ức đạc rằng: loài khỉ tiến hoá thành loài người; rồi đề xướng lên cái thuyết “Động vật tiến hóa” (Darwin). Từ đó về sau họ mới chủ trương rằng “Tất cả vật trên thế gian, đều do tiến hoá thành”. Bởi thế nên bài tụng nói:”Vọng chấp tất cả vật”.

Vì vọng tưởng ức đạc, chớ chẳng phải thật có, dụ như lông rùa sừng thỏ, nên bài tụng nói:”Tánh Biến kế Sở chấp không có thật thể” ( thử Biến kế sở chấp, tự tánh vô sở hữu).

Còn tánh “Y tha khởi”, là do phân biệt các duyên trong thế gian mà sanh. Thí như người nhặm con mắt, xem hư không thấy có các hoa đốm, rồi khởi vọng tưởng phân biệt: hoa này đỏ hay trắng, tốt hay xấu, giống thật hoa hay không …Họ không biết rằng: Trong hư không chẳng có hoa, do nhặm mắt nên thấy có hoa (Y tha khởi).

Trong tánh “Y tha khởi” có nhiễm và tịnh; nếu lìa được phần nhiễm ô tức là tánh Biến kế sở chấp, thì đặng phần thanh tịnh, gọi là tánh “Viên thành thật”. Cũng như nước và sóng, nếu sóng xao động lặng, thì tánh nước yên tịnh hiện ra.

Bởi thế nên “tánh Viên thành thật” với “tánh Y tha khởi”, không thể nói khác hay không khác, cũng như nước với sóng không hai mà cũng không một.

(hình đồ)

Câu ” phi bất kiến thử bỉ “; nghĩa là nếu không thấy được tánh Viên thành thật đây, thì cũng không thấy được tánh Y tha khởi kia.

Nghĩa này không những trong đạo Phật, ngay đến người thế tục, nếu không tu theo Phật pháp, để ngộ tánh Viên thành thật, thì cũng không thể thấy được các pháp Y tha khởi của thế gian.

CHÁNH VĂN

Hỏi:_Nếu đã có 3 tánh, tại sao đức Thế Tôn lại nói: “Tất cả pháp đều không có tự tánh?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Tức y thử tam tánh
Lập bỉ tam vô tánh
Cố Phậtmật ý thuyết
Nhứt thế pháp vô tánh
Sơ tức tướng vô tánh
Thứ vô tự nhiên tánh
Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã, pháp tánh
Thử chư pháp thắng nghĩa
Diệt tức thị chơn như
Thường như kỳ tánh cố
Tức Duy thức thật tánh.

Dịch nghĩa

Luận chủ nói 3 bài tụng để trả lời rằng: Phật y cứ trên ba món tự tánh này, mà mật ý nói: “Tất cả pháp đều không có tự tánh”.

1. Biến kế sở chấp không tự tánh, vì tướng hy vọng vậy.

2. Y tha khởi không có tự tánh, vì do các duyên phân biệt sanh, không phải tự nhiên có.

3. Viên thành thật không có tự tánh, do xa lìa tánh Biến kế hư vọng chấp ngã chấp pháp mà hiện.

Đây là nghĩa thù thắng của các pháp, cũng gọi là “chơn như”, vì tánh nó “thường như” vậy; cũng tức “thật tánh” của Duy thức.

LƯỢC GIẢI

Hỏi:_ Nếu có ba món tự tánh, tại sao đức Thế Tôn lại nói: “Tất cả pháp đều không có tự tánh”?

Đáp:_ Luận chủ nói 3 bài tụng để giải thích: “Phật y cứ trên ba món tự tánh, rồi giả lập ba món vô tánh”._ Đã nói “Phật giả lập ba món vô tánh” thì biết rằng chẳng phải thật vô. Sở dĩ Phật phương tiện mật ý nói như vậy, chẳng qua để đối trị cái chấp “ba tánh” mà thôi, chớ không phải thật ý. Cũng như dùng ba món thuốc để đối trị ba bịnh.

Ba món vô tánh là: 1. Tướng vô tánh; nghĩa là tướng Biến kế sở chấp, hư vọng không thật có, 2. Tự nhiên vô tánh; nghĩa là do các duyên sanh, không phải tự nhiên có; nên cũng gọi là “sanh vô tánh”, 3. Thắng nghĩa vô tánh; nghỉa là xa lìa cac vọng chấp ngã chấp pháp rồi, mới hiện ra tánh này; nên gọi là “Thắng nghỉa vô tánh”.

Thắngh nghĩa vô tánh, cũng tức là chơn như, vì tánh nó chơn thật không vọng, thương như vậy; cũng gọi là “Thật tánh của Duy thức”.

Vô tánh:
-Tướng vô tánh để đối trị Biến, Kế sở chấp tánh
-Tự nhiên vô tánh để đối trí Tự 3 tánh  (thuốc) nhiên tánh (Y tha) (bịnh)
-Thắng nghĩa vô tánh để đối trị Viên thành thật tánh

BÀI THỨ BẢY
CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Như trên đã thành lập Duy thức tướng và Duy thức tánh rồi; Người nào mới có thể nhập được? Và làm sao để ngộ nhập?

Đáp:_ Phải là người có đủ hai giống tánh Đại thừa và tu hành trải qua năm địa vị sau này mới được ngộ nhập:

1. Vị Tư lương
2. Vị Gia hạnh
3. Vị thông đạt
4. Vị Tu tập
5. Vị Cứu tánh.

Hỏi:_ Hành tướng của vị Tư lương thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Ư nhị thủ tuỳ miên
Du vị năng phục diệt
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Từ khi chưa phát tâm, cho đến khi đã phát tâm cầu an trụ Duy thức tánh, trong thời gian đó hai món thủ (ngã chấp, pháp chấp) hãy còn miên phục; hành giả chưa có thể chinh phục hay diệt trừ được.

LƯỢC GIẢI

Từ trước đến đây đã nói rõ về Duy thức cảnh rồi, tức là Duy thức tướng và Duy thức tánh. Nay sẽ nói Duy thức hạnh và Duy thức quả, tức là dạy người sau khi học hiểu, phải phát tâm tu hành rồi mới chứng được Duy thức quả.

Vậy từ khi phát tâm tu Duy thức, cho đến chứng Duy thức quả, phải trải qua năm địa vị:

1. Vị Tư lương: Lương phạn, đồ hành lý. Thí như người đi đường. Trước phải sắm sửa lương phạn tiền bạc v.v…để lên đường.

Địa vị này bắt đầu từ khi chưa phát tâm tu Duy thức quán, cho đến khi phát Bồ Đề tâm, cầu an trụ Duy thức tánh (chơn như tâm).

Thí như chúng ta nghe trong kinh dạy: “vạn pháp Duy thức”; rồi chúng ta bắt đầu ngày đêm tu Duy thức quán. Bất luận thời giờ nào, khi thấy nghe hay biết, chúng ta đều quán “Tất cả pháp là giả tướng, Duy thức biến hiện”. Chúng ta luôn luôn ở trong Duy thức quán. Cũng như người ở trong cảnh Tịnh độ bảy báu trang nghiêm. Được như thế thì tất cả phiền não không thể xâm nhập.

Song, khi mới cầu an trụ Duy thức, công tu chưa thâm, năng lực còn kém, nên chưa có thể an trụ Duy thức tánh được. Lúc bấy giờ hai món phiền não (năng thủ, sở thủ) còn miên phục, chưa trổi dậy; cũng như cỏ bị đá đè. Đến khi áp lực được nhẹ đi, thì hai món chủng tử này sẽ sanh khởi trở lại.

Duy thức tánh như ông chủ nhà, phiền não như kẻ trộm. Kẻ trộm không bao giờ ưa chủ nhà; chủ nhà lúc nào cũng ghét kẻ trộm.

Duy thức tánh và phiền não cũng thế. Nếu không diệt trừ phiền não thì không thể an trụ Duy thức tánh được. Bởi thế nên muốn an trụ Duy thức tánh thì quyết định phải diệt trừ hai món thủ (ngã, pháp).

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Hành tướng của vị Gia hạnh thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Hiện tiền lập tiểu vật
Vị thị Duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ Duy thức

Dịch nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Nếu hiện tiền còn một tí thấy mình an trụ Duy thức tánh, thì chưa phải thật an trụ Duy thức tánh, vì còn có chỗ sở đắc vậy.

LƯỢC GIẢI

2. Vị Gia hạnh: Gia công tấn hạnh. Vị Gia hạnh này giống như người đi đường, trước phải dự bị đồ hành lý, rồi sắp sửa khởi hành.

Hành giả, khi tu Duy thức quán, thấy cảnh giới Duy thức hiện tiền, nếu chấp mình chức được Duy thức tánh, như thế là còn có chỗ sở đắc, nên chưa phải thật chứng Duy thức. Cũng như ông Nhan Hồi học Đạo với đức Khổng tử, sau khi thể hội được Đạo, ông nói rằng: “Như có một vật gì đứng đồ sộ vậy(1)”. Đó cũng là cảnh giới Duy thức biến, chẳng qua thức biến không đồng.

Vì chơn tánh của Duy thức, chẳng phài có, chẳng phải không, tuy chứng mà không có gì là chứng, thế mới thật là chứng Duy thức.

Người an trụ được chơn tánh của Duy thức, cũng như cái tay nghười biết viết chữ: Không thấy có gì khác cả. Bởi thế nên nói “đặng mà không có gì là đặng”.

Nay người tu Duy thức, do hiện tiền còn một tí thấy mình chứng Duy thức, nên không phải thật an trụ nơi Duy thức tánh.

Hỏi:_ Hành tướng của vị Thông đạt thế nào?

Đáp:_ Nguên văn chữ Hán

Tụng viết:

Nhược thời ư sở duyên
Trí đô vô sở đắc
Nhĩ thời trụ Duy thức
Ly nhị thủ tướng cố

Dịch nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: bao giờ cảnh sở quán và trí năng quán đều không, khi đó mới an trụ nơi Duy thức tánh, vì đã xa lìa được hai món thủ vậy.

LƯỢC GIẢI

3. Vị Thông đạt: Rõ ràng thông suốt. Vị Thông đạt này cũng như người đi đường, đã thông suốt con đường sẽ đi, bắt đầu khởi hành, không còn lo ngại.

Hành tướng của vị nầy,là khi hành giả đối với cảnh sở quán và trí năng quán, đều xem như huyễn như hoá, không có sở đắc

Vị Gia hạnh trước, chưa xa lìa hai món thủ (Ngã chấp, Pháp chấp), vì còn có sở đắc

Vị Gia hạnh trước, chưa xa lìa hai món thủ (Ngã chấp, Pháp, chấp), vì còn có sở đắc, nên chưa có thể an trụ nơi Duy thức. Đến vị Thông đạt này, thì đã xa lìa hai món thủ, không có sở đắc, nên mới thật an trụ nơi Duy thức.

Đoạn văn này, đòng một nghĩa với câu: “Vô trí diệc vô đắc” (không có trí năng đắc và cảnh sở đắc) trong Bát Nhã Tâm kinh.

CHÁNH VĂN

HỎI:_Hành tướng của vị Tu tập thế nào?

Đáp: _Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Vô đắc bất tư nghị
Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y.

Dịch nghĩa

Luận chữ nói bài tụng để trả lời rằng: Cảnh giới: Vô đắc này không thể nghĩ bàn; đây là “Trí xuất thế gian” (vôphân biệt trí). Do đã xa lìa được hai món thô trọng (Phiền não chướng và Sở tri chướng) và chứng được hai món chuyển y (Bồ Đề,Niết bàn).

LƯỢC GIẢI

4. Vị Tu tập:Tu hành tập luyện. Địa vị Thông đạt trên, là chỉ thông suốt giáo lý, song chưa tu tập. Đến địa vị này mới tu tập Lục độ muôn hạnh, để chứng ngộ chơn lý.

Ơ địa vị Thông đạt mới vừa chứng cái “Thể” của trí vô đắc. Đến địa vị Tu tập này mới đặng “Diệu dụng”của trí vô đắc. Diệu dụng của trí này này không thể nghĩ bàn. Nhưng, nếu trí còn có sở đắc là trí của thế gian; cái trí không có sở đắc, mới phải là trí của xuất thế gian.

Trí Vô đắc

-Vị thông đạt mới vừa chứng cái thể “trí vô đắc.
– Vị Tu tập mới được “Diệu dụng” của trí vô đắc

Vị Tu tập này đã xả bỏ được chủng tử của hai chướng là phiền não chướng và Sở tri chướng và chứng được hai quả Bồ Đề và Niết bàn.

Bài tụng trên nói chữ “thô trọng” là chỉ cho hai món chủng tử của hai món chướng: Phiền não và Sở tri: còn nói chữ “chuyển y” ,nghĩa là y cứ trên y tha khởi tánh, mà chuyển nhiễm trở lại tịnh: chuyểm phiền não chướng thành Đại giải thoát (Niết bàn), chuyển sở tri chướng thành Đại Bồ Đề

Trên tánh Y tha khởi
-Xả hai món nhiễm (Phiền não chướng và Sở tri chướng)
-Đặng hai quả Thanh tịnh (Đại Niết bànvà Đại Bồ Đề)

CHÁNH VĂN

Hỏi:_ Hành tướng của vị Cứu cánh thế nào?

Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán

Tụng viết:

Thử tức vô lậu giới
Bất tư nghị, thiện, thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu ni danh pháp

Dich nghĩa

Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Đây là cảnh giới vô lậu, cũng gọi là: 1. Bất tư nghi, 2. Thiện, 3. Thường, 4. An lạc, 5. Giải thoát thân, 6. Đại Mâu ni, cũng gọi là Pháp thân.

LƯỢC GIẢI

5. Vị Cứu cánh: Quả vị rốt ráo; trong các quả vị tu hành, đến đây đã cùng tột rồi, không còn quả vị nào hơn nữa. Hành giả chứng được quả vị Bồ Đề, Niết bàn là cảnh giới vô lậu rốt ráo thanh tịnh.

Nói “Cảnh giới thanh tịnh” tức là chỉ cai Tổng tướng của vị Cứu cánh; nếu chỉ Biệt tướng của vị này thì có 6 món:

1. Bất tư nghi: cảnh giới này không thể dùng trí suy nghĩ hay lời nói luận bàn được.

2. Thiện: Cảnh giới này đã xa lìa hết các pháp nhiễm ô, bất thiện.

3. Thường: cảnh giới này thường còn, tột đến đời vị lai, không có cùng tận vậy.

4. An lạc: Cảnh giới này rất thanh tịnh vui vẻ, không có các điều khổ não bức bách vậy.

5. Giải thoát thân: Do xa lìa các phiền não triền phược, nên được thân Giải thoát (Cảnh giới của Nhị thừa).

6. Đại Mâu Ni hay gọi là Pháp thân. Do xa lìa được sở tri chướng, nên chứng đặng quả vô thượng Bồ Đề: vì quả vị này bản tánh rất thanh tịnh, nên gọi là Đại Mâu ni (tịnh mặc) cũng gọi là Pháp thân vậy.

Dịch xong tại chùa Phật quang (Trà Ôn)
Ngày trừ tịch năm Canh Tý (14 2 1961)

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG
CHÁNH VĂN
Ngài Bồ Tát THIÊN THÂN tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG dịch ra chữ Hán
Sa môn T.THIỆN HOA dịch ra chữ Việt

Nguyên văn chữ Hán

Nhược Duy thức, vân hà thế gian cập chư Thánh giáo thuyết hữu Ngã, Pháp?

Tụng viết:

Do giả thuyết Ngã Pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam
Vị: Dị thục, Tư lương
Cặp liễu biệt cảnh thức.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Nếu chỉ có thức, tại sao người thế gian và trong Phật giáo đều nói có Ngã và Pháp?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Do giả nói Ngã, Pháp:
Các tướng Ngã, Pháp kia,
Nương nơi thức sanh ra.
Thức năng biến có ba:
Dị thục và Tư lương
Cùng thức Liễu biệt cảnh.

Nguyên văn chữ Hán

Tuy dĩ lược thuyết tam năng biến danh, nhi vị quảng biện tam năng biến tướng; thả sơ năng biến kỳ tướng vân hà?

Tụng viết:

Sơ A lai da thức
Dị thục, Nhứt thế chủng
Bất khả tri chấp thọ
Xứ liễu thường dữ xúc
Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư
Tương ưng duy Xả thọ
Thị vô phú vô ký
Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A lại hán vị xả.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã được nói cái “tên” của ba thức Năng biến, song chưa nói rõ cái “tướng”; vậy cái “tướng” của thức Năng biến thứ nhứt thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Trước là A lại da,
Dị thục, Nhứt thế chủng.
Không thể biết: giữ, chịu (chấp thọ)
Thế giới (xứ) và phân biệt (liễu).
Tương ưng năm Biến hành,
Năm thọ chỉ Xả thọ
Thức này và Tâm sở
Hằng chuyển như nước thác
A la hán mới xả.
Nguyên văn chữ Hán
Như thị dĩ thuyết sơ năng biến tướng, đệ nhị năng biến kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:

Thứ đệ nhị năng biến
Thị thức danh Mạt ma
Y bỉ chuyển duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng
Tứ phiền não thường câu
Vị: Ngã si, Ngã kiến
Tinh Ngã mạm, Ngã ái
Cặp dư Xúc đẳng câu
Hữu phú vô ký nhiếp
Tuỳ sở sanh sở hệ
A la hán, Diệt định,
Xuất thế đạo vô hữu.

Dịch nghiã

Hỏi:_Trên đã nói thức Năng biến thứ nhứt; còn thui71c năng biến thứ hai thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:
Thức năng biến thứ hai,
Tên là thức Mạt ma.
Nương kia lại duyên kia (A lại da)
Tánh tướng đều lo nghĩ;
Thường cùng bốn phiền não;
Ngã si và Ngã kiến
Ngã mạn với Ngã ái;
Cùng với Xúc vân vân.
Hữu phú vô ký tánh
Sanh đâu chấp ngã đó.
La hán và Diệt định
Đạo Xuất thế không có.

Nguyên văn chữ Hán

Như thị dĩ thuyết đệ nhị Năng biến, đệ tam Năng biến kỳ tướng vân hà?

Tụng viết:

Thứ đệ tam Năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện, câu phi
Thử tâm sở Biến hành
Biệtcảnh, Thiện, Phiền não
Tuỳ phiền não, Bất định
Giai tam thọ tương ưng

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Như vậy đã nói thức Năng biến thứ hai, còn thức Năng biến thứ ba thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Thức Năng biến thứ ba
Có sáu món sai biệt
Tánh, tướng đều biết (liễu) cảnh.
Thiện, Bất thiện, Vô ký
Đây tâm sở: Biến hành
Biệt cảnh, Thiện, Phiền não
Tuỳ Phiền não, Bất định,
Tương ưng với ba thọ.

Nguyên văn chữ Hán

Tiền dĩ lược phiêu lục vị tâm sở tương ưng, kiêm ưng quảng biện bỉ sai biệt tướng; thả sơ nhị vị kỳ tướng vân hà?

Tụng viết:

Sơ Biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị: Dục,
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ.
Sở duyên sự bất đồng

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã lược nêu 6 vị tâm sở tương ưng; nay xin nói rõ hành tướng sai khác của các loại tâm sở. Vậy hai vị tâm sở đầu thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Trước Biến hành là Xúc;
Sau biệt cảnh là Dục,
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ
Cảnh bị duyên không đồng.

Nguyên văn chữ Hán
Dĩ thuyết Biến hành, Biệt cảnh nhị vị,
Thiện vị tâm sở kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:

Thiện,vị: Tín, Tàm, Quí
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã nói hai loại Biến hành và Biệt cảnh, còn hành tướng của Thiện tâm sở thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Thiện là: Tín, Tàm,Quí
Vô tham, Sân và Si
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả và Bất hại

Nguyên văn chữ Hán

Như thị dĩ thuyết Thiện vị tâm sở,
Phiền não tâm sở kỳ tướng vân hà?

Tụng viết:

Phiền não vị: Tham, Sân
Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Như trên đã nói Thiện tâm sở rồi, còn hành tướng của căn bản phiền não thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Phiền não là: Tham, Sân

Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.

Nguyên văn chữ Hán
Dĩ thuyết căn bản lục phiền não tướng, chư Tuỳ phiền não kỳ tướng vân hà?
Tụng viết:

Tuỳ phiền não vị: Phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siễm dữ Hại, Kiêu
Vô tàm cập Vô quí
Trạo cử dữ Hôn trầm
Bất tín tinh Giải đãi
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã nói 6 món căn bản phiền não còn hành tướng của Tuỳ phiền não thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Tuỳ phiền não là: Phẫn,
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siểm, và Hại, Kiêu
Vô tàm với Vô quí
Trạo cử cùng Giải đãi
Phóng dật và Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri.

Nguyên văn chữ Hán

Dĩ thuyết nhị thập Tuỳ phiền não tướng,

Bất định hữu tứ kỳ tướng vân hà?

Tụng viết:

Bất định vị Hối, Miên

Tầm, Tư nhị các nhị.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã nói hai mươi món Tuỳ phiền não, còn hành tướng của bốn món Bất định thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Bất định là Hối, Miên

Tầm, Tư lại chia hai

Nguyên văn chữ Hán

Dĩ thuyết lục vị tâm sở tương ưng
Vân hà ưng tri hiện khởi phận vị?

Tụng viết:

Y chỉ căn bản thức
Ngũ thức tuỳ duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như đào ba y thuỷ
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhi6 định
Thuỳ miên dữ muộn tuyệt.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã nói 6 loại tâm sở tương ưng rồi, bây giờ làm sao biết được phận vị hiện khởi của 6 thức?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Nương nới thức căn bản (A lại da)
Năm thức tuỳ duyên hiện,
Hoặc chung hoặc chẳng chung,
Như sóng nương với nước.
Ý thức thường hiện khởi,
Trừ sanh trời vô tưởng
Và hai định vô tâm,
Ngủ mê hay chết giả.

Nguyên văn chữ Hán

Dĩ quảng phân biệt tam Năng biến tướng, vi tự sở biến nhị phần sở y; vân hà ưng tri y thức sở biến, giả thuyết ngã pháp, phi biệt thật hữu, do thị nhứt thế duy hữu thức da?

Tụng viết:

Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt sở Phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhứt thế D uy thức.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Trên đã nói ba thức Năng biến, đều do hai phần (Tự chứng và Chứng tự chứng) làm sở y, rồi tự nó biến ra hai phần (Kiến phần và Tướng phần); bây giờ làm sao lại biết “Tất cả đều Duy thức biến ra” rồi giả nói ngã pháp, chứ không phải thật có?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Các thức này chuyển biến:
Phân biệt, bị phân biệt.
Do bỉ, thử đều không
Nên tất cả Duy thức

Nguyên văn chữ Hán

Nhược duy hữu thức, đô vô ngoại duyên, do hà nhi sanh chủng phân biệt?

Tụng viết:

Do nhứt thế chủng thức
Như thị như thị biến
Dĩ triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức không có ngoại cảnh để làm duyên, thí làm sao sanh ra các món phân biệt.

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Do tất cả chủng thức,
Biến như vậy như vậy;
Vì sức biến chuyển đó,
Sanh các món phân biệt.

Nguyên văn chữ Hán

Tuy hữu nội thức, nhi vô ngoại duyên,do hà hữu tình sanh tử tương tục?

Tụng viết:

Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ tập khí câu
Tiền Dị thục ký tận
Phục sanh dư Dị thục

Dich nghĩa

Hỏi:_ Nếu chỉ có nội thức, không có ngoại cảnh để làm trợ duyên, thì tại làm sao chúng hữu tình lại sanh tử tương tục?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Do chủng tử các nghiệp
Và chủng tử hai thủ (năng thủ, sở thủ)
Nên Dị thục trước chết
Lại sanh Dị thục sau

Nguyên văn chữ Hán

Nhược duy hữu thức, hà cố Thế Tôn xứ xứ kinh trung, thuyết hữu tam tánh?

Ưng tri tam tánh, diệc bất ly thức.

Sở dĩ giả hà?

Tụng viết

Do bỉ bỉ Biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử Biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu
Y tha khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh
Cố thử dữ Y tha
Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Nếu chỉ có thức, tại sao trong các kinh đức Thế Tôn nói có ba tánh?

Đáp:_ Phải biết ba tánh đó cũng không rời thức.

Hỏi:_ Tại sao thế?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Do các tánh biến kế,
Chấp hết tất cả vật.
Tánh Biến kế sở chấp,
Tự nó không thật có.
Còn tánh Y tha khởi
Do các duyên mà sanh.
Viên thành thật với kia (Y tha)
Xa lìa Biến kế trước.
Thành thật với Y tha,
Cũng khác cũng không khác;
Như vô thường vân vân
Chẳng thấy đây (Viên thành) và kia (Y tha)

Nguyên văn chữ Hán
Nhược hữu tam tánh, như hà Thế Tôn thuyết nhứt thế pháp, giai vô tự tánh?
Tụng viết

Tức y thử tam tánh,
Lập bỉ tam vô tánh.
Cố Phật mật ý thuyết:
Nhứt thế pháp vô tánh.
Sơ tức tướng vô tánh,
Thứ vô tự nhiên tánh,
Hậu do viễn ly tiền:
Sở chấp ngã pháp tánh.
Thử chư pháp thắng nghĩa,
Diệc tức thị Chơn như:
Thường như kỳ tánh cố;
Tức Duy thức thật tánh.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ nếu có ba tánh, tại sao đức Thế Tôn nói: “tất cả pháp đều không có tự tánh”?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Y theo ba tánh này,
Lập ra ba vô tánh.
Nên Phật mật ý nói:
Tất cả pháp vô tánh.
Trước là “tướng” vô tánh,
Kế, không tự nhiện tánh,
Sau, do xa lìa trước:
Tánh chấp Ngã và Pháp.
Đây Thắng nghĩa các Pháp,
Cũng tức là Chơn như,
Vì tánh thường như vậy,
Tức thật tánh Duy thức.
Nguyên văn chữ Hán

Như thị sở thành Duy thức tướng tánh, thuỳ y kỷ vị, như hà ngộ nhập? Vị cụ Đại thừa nhị chủng tánh giả, lược hữu ngũ vị, phương năng ngộ nhập. Nhứt Tư lương vị, nhị Gia hành vị, tam Thông đạt vị, tứ Tu tập vị, ngũ Cứu cánh vị.

1. Sơ Tư lương vị, kỳ tướng vân hà?

Tụng viết

Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
Ư nhị thủ tuỳ miên
Du vi năng phục diệt

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Như thế là đã thành lập tướng và tánh của Duy thức. Vậy người nào, có mấy vị, và làm sao ngộ nhập được Duy thức ?

Đáp:_ Phải người có đủ hai món tánh Đại thừa và tu hành trải qua năm địa vị sau này, mới ngộ nhập được Duy thức tánh.

1. Vị Tư lương, 2. Vị Gia hạnh,

3. Vị Thông đạt, 4. Vị Tu tập,

5. Vị Cứu cánh.

Hỏi:_ Hành tướng của vị Tư lương thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Cho đến chưa khởi thức

Cầu trụ Duy thức tánh

Hai thủ còn miên phục

Chưa có thể diệt trừ.

Nguyên văn chữ Hán

2. Thức Gia hạnh vị, kỳ tướng vân hà ?

Tụng viết:

Hiện tiền lập thiểu vật
Vị thị Duy thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ Duy thức

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Hành tướng của vị Gia hạnh thế nào?

Đáp: _ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Hiện tiền còn một tí
Gọi là Duy thức tánh;
Vì còn sở đắc vậy,
Chẳng thật trụ Duy thức.

Nguyên văn chữ Hán

3. Thứ Thông đạt vị, kỳ tướng vân hà ?

Tụng viết

Nhược thời ư sở duyên
Trí đô vô sở đắc
Nhĩ thời trụ Duy thức
Ly nhị thủ tướng cố.

Dịch nghĩa

Hỏi: _Hành tướng của vị Thông đạt thế nào?

Đáp: _ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Khi nào “cảnh” bị duyên
Và “trí” đều không có
Khi đó trụ Duy thức
Đã lìa hai món thủ.

Nguyên văn chữ Hán

4. Thứ Tu tập vị, kỳ tướng vân hà?

Tụng viết:

Vô đắc bất tư nghị
Thị xuất thế gian trí
Xả thị thô trọng cố
Tiên chứng đắc chuyển y.

Dịch nghiã

Hỏi:_ Hành tướng của vị Tu tập thế nào?

Đáp: _ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

“Không đặng”, chẳng nghĩ bàn;
Đây là “Trí xuất thế” (vô phân biệt trí)
Vì bỏ hai Thô trọng
Nên chứng đặng “chuyển y”

Nguyên văn chữ Hán

5. Hậu Cứu cánh vị, kỳ tướng vân hà ?

Tụng viết

Thử tức vô lậu giới
Bất tư nghị, Thiện, Thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu ni danh Pháp.

Dịch nghĩa

Hỏi:_ Hành tướng của vị Cứu cánh thế nào?

Đáp:_ Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng:

Đây là cõi Vô lậu
Bất tự nghị, Thiện, Thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu ni Pháp thân

DUY THỨC HỌC TẬP IV – HT THIỆN HOA

DUY THỨC HỌC
Dịch Giả: HT. Thích Thiện Hoa
In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản
Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương

DUY THỨC HỌC TẬP IV
LUẬN A-ĐÀ-NA-THỨC
Ngài Thái Sư Pháp Sư giảng
Sa môn Thích Thiện Hoa dịch nghĩa

Nội dung quyển A Đà Na thức này, chia làm 8 phần:

1. Nêu cái tên
2. Định giới nghĩa
3. Giải thích và chọn lựa
4. Nêu cái thể
5. Hội lại giải thích
6. Chỉ những chổ sai lầm
7. Lập Tôn chỉ
8. Chỉ cái dụng

I. NÊU CÁI TÊN

Tên A Đà Na thức, xuất xứ từ đâu?

Trong kinh Giải thâm mật có bài tụng rằng:

Nguyên văn chữ Hán

A Đà Na thức thậm thâm tế

Tập khí chủng tử như bộc lưu

Ngã ư phàm ngu bất khai diễn

Khủng bỉ phân biệt chấp vi ngã.

Nghĩa là: Thức A Đà Na rất thậm thâm và tế nhị; các tập khí(1) chủng tử của nó sanh diệt như dòng nước thác. Ta (Phật) đối với chúng phàm phu và Nhị thừa, không giảng nói thức này; vì sợ chúng phân biệt chấp làm Ngã.

Trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ lăng nghiêm nói:

Nguyên văn chữ Hán:

Đà na vi tế thức

Tập khí thành bộc lưu

Chơn, phi chơn khủng mê

Ngã thường bất khai diễn.

Nghĩa là thức A Đà Na rất là vi tế; các tập khí như dòng nước thác. Vì sợ chúng phàm phu và nhị thừa chấp thức này là “chơn” hay “phi chơn”, nên Ta (Phật) chẳng hề giảng nói thức này cho chúng nghe.

Thức này là “Căn bản” của chơn và vọng; Thánh, Phàm đều nương ở nơi đây. Bởi thế nên trong Duy thức tôn, rất đặc biệt chú trọng đến thức này.

Nay chúng ta căn cứ theo câu văn và nghĩa lý của bài tụng trên mà quan sát_Trong bài tụng nói chữ “Phàm” là chỉ cho loài dị sanh (chúng sanh); nói chữ “Ngu” là chỉ chung cả phàm phu và Nhị thừa(chữ ngu là mê lầm).

Đại ý hai bài tụng nói:

A Đà Na rất thâm sâu và tế nhị, tóm chứa các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến nay. Nó làm chủ giữ gìn báo thân của chúng hữu tình sống trong một thời kỳ. Xem in tuồng như “chơn”, song nó hư vọng sanh diệt rất là vi tế. Cũng như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh, mà kỳ thật nó chảy rất mau.

Chẳng những chúng phàm phu (dị sanh)(1) không biết mà hàng tiểu thừa Thinh văn chấp pháp (ngu pháp) cũng mê lầm thức này. Phật đối với hai hạng này chẳng hề giảng nói đến thức A Đà Na, vì sợ họ mê lầm chấp làm “Ngã”.

Chúng phàm phu mê lầm chấp ngã thì thêm khỗ sanh tử; còn hàng nhị thừa tuy có thể lìa được khổ sanh tử, song nếu mê lầm chấp ngã thì lâu chứng đạo quả; chi bằng chẳng cho họ nghe đến thức này còn hơn.

Bài tụng của kinh Lăng Nghiêm và kinh Giải Thâm Mật, hai câu đầu đồng nghĩa nhau. Trong câu thứ hai nói chữ “tập khí” tức là “chủng tử”. Đến câu thứ ba lại chia ra làm hai phương diện: Bên kinh Lăng Nghiêm đại ý nói: “Thức này rất rộng sâu và tế nhị, sanh diệt tương tục không gián đoạn. Bởi nó tương tục không gián đoạn cho nên in như “chơn”; vì nó sanh diệt nên “không phải chơn”.

Nếu người mê lầm chấp thức này là “chơn” thì bị cái chấp “Tăng ích” (thêm), sẽ đoạ mãi trong sanh tử luân hồi. Còn người mê lầm chấp thức này là “phi chơn”, thì bị cái chấp “Tổn giảm” (bớt); vì cho thức này là “vọng” rồi rời bỏ thức này để tìm cầu cái “chơn thật” thì không thể được, nên cũng đoạï mãi trong sanh tử luân hồi.

Câu tụng thứ tư trong kinh Giải Thâm Mật, đại ý nói: “Phân biệt chấp thức này làm ngã”, tức đồng bên kinh Lăng Nghiêm nói: “Mê thức này chấp là chơn”. Song mê lầm chấp thức này “phi chơn” cũng là chấp Ngã. Vì sợ cho chúng phàm phu và hàng Nhị thừa mê lầm chấp thức này là “chơn” hoặc “phi chơn”, cho nên Phật chẳng hề giảng nói.

Trên bài tụng nói “chấp ngã”, tức là cố chấp thức này làm thật ngã, thật pháp. Bởi phàm phu và Nhị thừa đối với thức này hay khởi tâm phân biệt chấp là “chơn” hoặc “phi chơn”.

Đem hai bài tụng trên đây để đối chiếu mà quan sát; thì ý nghĩa đầy đủ. Song, bài tụng trong kinh Giải Thâm Mật có một nghĩa đặc biệt và rõ ràng hơn là: “chúng phàm phu và Nhị thừa dễ khởi tâm phân biệt chấp làm Ngã”.

Trong Du Dà Sư Địa Luận, hoàn toàn căn cứ vào kinh Giải Thâm Mật mà giải nói về thức này. Ngoài ra còn có rất nhiều chỗ nói đến cái tên thức này, không thể kể hết như Nhiếp Đại thừa luận, Hiển dương Thánh giáo luận, Thành Duy thức luận, …Vì trong các kinh luận đã có cái tên A Đà Na thức, nên nay y theo đó để làm căn cứ cho bổn Luận này.

II. ĐỊNH GIỚI NGHĨA

Chữ “Giới nghĩa” tức là định giới hạn về danh nghĩa. Thức A Đà Na, cái giới nghĩa như thế nào?

Tiếng Phạn gọi là A Đà Na, Tàu dịch là “Trì” (giữ gìn). Trong kinh không có giải thích nó như thế nào nhưng trong Nhiếp Đại thừa luận giải thích có hai nghĩa, và ở Thành Duy thức luận lại còn phân tích hoàn bị hơn.

Trong Thành Duy thức luận về quyển ba nói:

Nguyên văn chữ Hán

Dĩ năng chấp trì chư pháp chủng tử

Cập năng chấp thọ sắc căn y xứ

Diệc năng chấp thủ kiết sanh tương tục

Cố thuyết thử thức danh A Đà Na

Dịch nghĩa

Thức này có ba công năng, nên gọi là A Đà Na:

1. Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp

2. Giữ chịu (chấp thọ) căn thân và thế giới

3. Giữ lấy (chấp thủ) việc kết nối đời sau.

Nay muốn cho độc giả dể hiểu, nên bắt từ cạn vào sâu, từ thô đến tế; nghĩa là ngược thứ lớp của ba nghĩa trên để giải thích như sau.

1. GIỮ LẤY (CHẤP THỦ) VIỆC KẾT NỐI ĐỜI SAU

Sở dĩ có việc “kết nối đời sau” (kiết sanh tương tục) là do ba pháp: Phiền não, Nghiệp và Sanh; theo thông thường gọi “Hoặc, Nghiệp và Khổ”. Nghĩa là: do phiền não nên tạo nghiệp, do tạo nghiệp nên mới tiếp nối đời sau để thọ khổ. Chữ “Kiết sanh” (Kết nối đời sau), nghĩa là thọ sanh, bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy.

Lại nữa, từ một đời này chết rồi sanh đến một đời khác. Nghĩa là: từ thân “bổn hữu” (1) (thân hiện sống) đến thân “tử hữu” (thân đang chết), từ thân “tử hữu” đến thân “trung hữu”(2) (thân sau khi chết chưa đầu thai), từ thân “trung hữu” đến thân “hậu hữu”(3)(thân đời sau). Sở dĩ được tương tục không gián đoạn như thế, cố nhiên phải có một cái gì thường lưu hành và gìn giữ (chấp thủ)_Cái đó là thức A Đà Na. Nếu không có thức này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” (kiết sanh tương tục) thì người một khi chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa! Như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo.

Trong kinh Lăng Nghiêm về quyển thứ hai chép, đại ý: “Trước kia vua Ba Tư Nặc theo ngoại đạo, chấp về “đoạn diệt” (người chết rồi mất luôn) nên Vua thường ôm lòng lo buồn !…Sau khi nghe Phật nói Pháp, Vua ngộ được cái lý “sanh tử tương tục”; nghĩa là: con người khi chết là bỏ thân này để thọ thân khác, từ giã đời này để đến nhận lãnh đời kia; cái gì có biến đổi thì phải bị hoại diệt, còn cái gì không biến đổi thì thường không hoại diệt, nên vua rất vui mừng !”.

Nói “chấp đoạn diệt” tức là chấp một phen chết rồi mất luôn. Nếu thật vậy, thòi đời sống của con người không có một chút giá trị nào cả ! Bởi thế, nên biết có thức A Đà Na này hằng lưu hành không gián đoạn, nó nắm giữ việc “đầu thai tiếp nối” (kiết sanh tương tục).

Tóm lại, nếu người hiểu rõ được: “Có thức A Đà Na nắm giữ việc kiết sanh tương tục” (kết nối đầu thai) thì đối trị được cái chấp “đoạn diệt” của phàm phu và ngoại đạo.

2. GIỮ CHỊU (CHẤP THỌ) SẮC CĂN VÀ THẾ GIỚI

Nguyên vằn chữ Hán trên, nói chữ “sắc căn y xứ”_Chữ “sắc căn” là chỉ cho năm căn tinh tế bên trong (năm tịnh sắc căn: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân); còn chữ “y xứ” là chỉ cho năm căn thô phù bên ngoài (phù trần căn) làm chỗ (xứ) y chỉ cho năm căn bên trong.

Tóm lại là chỉ chung cái Báo thân của chúng hữu tình đang sống trong một thời kỳ. Nói “cái Báo thân sống trong một thời kỳ” tức là gồm cả “các pháp hữu vi vô thường sát na sanh diệt”._Cái công năng gìn giữ Báo thân được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại đó, tức là thức “A Đà Na” này vậy.

Nguyên văn chữ Hán trên, nói hai chữ “chấp thọ”, nghĩa là chấp thân này nên “tự thể” khiến sanh ra biết cảm giác và lãnh thọ.

Lại có một nghĩa thứ hai, trên nguyên văn nói chữ “sắc căn” là chỉ cho thân loài hữu tình (chánh báo); còn chữ “y xứ” là chỉ cho thế giới (y báo).

Trong thế giới, từ một vật nàyđối với các vật khác ngại nhau, từ một vi trần này đối với các vi trần khác ngại nhau, mà vẫn tồn tại, đều do thức này gìn giữ không mất; chỉ khác với loài hữu tình là không làm cho biết cảm giác và lãng thọ.

Trong luận Tề vật, Ông Chương Thái Diệm nói: “Loài khoáng vật và thực vật đều có thân thức”. Nhưng xét những lời chứng minh của ông, thì không phải là thân thức; thật ra do công năng giữ gìn của thức A Đà Na; chẳng qua ông không hiểu, lần cho là thân thức. Thân thức chỉ biết cảm giác lãnh thọ các xúc trần, như đau, ngứa, …mà thôi; còn cái công năng nắm giữ các vật ngại nhau làm tự thể, quyết định phải là thức A Đà Na này.

3. GIŨ GÌN (CHẤP TRÌ) CHỦNG TỬ CỦA CÁC PHÁP

Nói “các pháp” tức là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Có hai loại: 1. “Hữu lậu hữu vi”, tức là các pháp tạp nhiễm, thuộc về loài Dị sanh (chúng sanh), 2. “Vô lậu hữu vi”, tức là các pháp thanh tịnh, thuộc về Thánh Hiền.

“CHỦNG TỬ” cũng có hai loại: 1. “Nghiệp chủng” tức là Dị thục tập khí”, 2. “Pháp chủng”, tức là Đẳng lưu tập khí.

Mỗi mỗi các pháp, khi khởi hiện hành đều từ chủng tử của nó mà khởi hiện. Bởi đồng đẳng lưu xuất ra chủng loại đó, nên gọi là “Đẳng lưu chủng”.

“NGHIỆP CHỦNG” (Dị thục chủng tử) tức là chủng tử Tư Tâm sở. Bởi vì Tư Tâm sở, Tâm vương và các Tâm sở thiện ác v.v…có tác dụng hoạt độngthành ra “nghiệp chủng”. Nếu lấy hiện hành của nó, thì cũng đều gọi là “Đẳng lưu chủng”. Song cái “nghiệp chủng” này, đồng thời lại có công dụng đặc biệtlà thống lãnh các pháp khác. Cũng như op6ng Thủ tướng, nếu nói về cá nhân thì ông là một người như bao nhiêu người trong nước nhưng đồng thời, ông cũng có cái trách nhiệm thống lãnh toàn quốc._Nghiệp chủng (Dị thục chủng tử) cũng thế, nó khác hơn “pháp chủng”(Đẳng lưu chủng) ở chỗ đó.

“Nghiệp chủng” cũng có hai loại: 1. Hữu lậu, 2. Vô lậu. Song về “chủng tử” thì chỉ có công năng tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ, thì chủng tử các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất, thì các pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng phải không còn.

Bởi thế nên phải có thức A Đà Na để chứa giữ chủng tử (công năng tiềm tàng) của các pháp.

Có người nói: “Sắc pháp có công năng chứa giữ chủng tử”. Nói như thế không hợp lý, vì “sắc pháp” tánh nó biến đổi và chướng ngại, nên không thể chứa giữ chủng tử được. Lại nữa, khi sanh lên cõi trời Vô sắc, cõi ấy không có “sắc pháp” thì lấy gì chứa giữ chủng tử.

Các “Tâm sở” cũng không thể chứa giữ chủng tử được, vì nó không tự tại vậy.

Sáu thức trước cũng không thể chứa giữ chủng tử, vì khi sanh lên cõi trời Vô tưởng và vào Diệt tận định v.v …không có sáu thức trước vậy.

Thức thứ Bảy, tuy hằng thời lưu hành và không gián đoạn, song cũng không thể chứa giữ chủng tử các pháp được, vì tánh nó “hữu phú vô ký”. Nếu thức thứ Bảy chứa giữ chủng tử, thì khi đến địa vị Bồ Tát, đã chuyển thức thành trí thanh tịnh rồi, về sau laại khởi sanh các pháp tập nhiễm nữa, thì phi lý.

Bởi thế nên, chỉ có thức A Đà Na, tánh vô phú vô ký, nhứt loại sanh diệt tương tục, mới có thể duy trì (chứa giữ) chủng tử của các pháp. Cảnh giới này duy có Phật mới biết được hoàn toàn rốt ráo, còn các vị Bồ Tát chỉ biết một phần nào thôi.

***

III. GIẢI THÍCH VÀ CHỌN LỰA

Trong thành Duy thức luận, quyển ba chép: “Các hữu tình đều có thức thứ Tám, song tuỳ theo mỗi phương diện mà danh nghĩa có khác nhau, nên đặt ra rất nhiều tên:

1. Hoặc gọi là “Tâm”:_Vì thức này là chỗ chứa nhóm (tích tập) để cho các pháp huân tập chủng tử vào.

2. Hoặc gọi là “A đà na”: _Vì thức này giữ gìn chủng tử và thân thể của chúng hữu tình không mất.

3. Hoặc gọi là “Sở tri y”:_ Vì thức này là chỗ y chỉ của các pháp bị biết(sở tri) nhiễm và tịnh.

4. Hoặc gọi là “Chủng tử thức”: _ Vì thức này có công năng chứa giữ chủng tử của các pháp thế gian (hữu lậu) và xuất thế gian (vô lậu).

Bốn tên trên đây, thông cả các địa vị Phàm, Thánh.

5. Hoặc gọi là “A lại da”: _ Tàu dịch là Tàng thức vì thức này tóm thâu chứa đựng các pháp tap nhiễm, giữ gìn không mất, nên có nghĩa Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng. (Thức thứ Bảy chấp thức này làm “Nội ngã”).

Tên A lại da (tàng thức) này, chỉ ở chỗ Phàm ohu và Thánh hữu học, còn Thánh vô học và bực Bất thối Bồ Tát, thì không có tên này (tàng thức), vì không còn chứa giữ chủng tử các pháp tạp nhiễm nữa.

6. Hoặc gọi là “Dị thục thức “:_ Vì thức này có công năng dẫn dắt đi trong sanh tử để lãnh thọ quả Dị thục (báo thân), do thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, đã tạo đời trước.

Tên Dị thục này, chỉ có ở hàng Phàm ohu, Nhị thừa và các vị Bồ Tát, còn đến địa vị Phật thì không còn Dị thục thức.

7. Hoặc gọi là “Vô cấu thức”: _ Vì thức này là chỗ chứa giữ các pháp hoàn toàn vô lậu thanh tịnh. Tên “Vô cấu thức”, duy Phật mới có. Từ các vị Bồ Tát Đại thừa trở xuống, cho đến hàng Phàm phu, thì thức thứ Tám còn chứa các chủng tử hữu lậu, chưa đặng hoàn toàn thanh tịnh, nên không có tên “Vô cấu thức”.

CHỌN LỰA

Ngoài các tên kể trên, thức này lại còn có những tên như: Sơ năng biến, Căn bản thức và Như Lai tạng …Nay theo thứ lớp lược nêu các tên, để lựa chọn tên nào hoàn bị.

1. A lại da thức._Tàu dịch là “Tàng thức”. Các luận giải chữ “Tàng” có ba nghĩa: Năng Tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng.

Cái tên “Tàng thức” này, chỉ có ở địa vị phàm phu (Dị sanh) và Thánh hữu học. Khi đến hàng Nhị thừa vô học và bực Niệm bất thối Bồ Tát, thì thức này không còn chứa giữ (chấp tàng) các pháp tạp nhiễm, nên không gọi nó là “Tàng thức” (A lại da thức). Bởi tên “A lai da” này nghĩa rất hẹp, cho nên luận này chẳng dùng.

2. Sơ năng biến thức._Thức này chứa giữ chủng tử của các pháp, rồi biến hiện ra tướng phần là căn thân và thế giới. Chúng Phàm phu và Nhị thừa không hiểu, nên chấp là thật ngã và thật pháp. Vì phá chấp của Phàm ohu và Nhị thừa, nên Luận nói: “Các ngã và pháp đều giả, do thức biến hiện”. Các thức chung lại. Có ba loại Năng biến, mà thức này là năng biến thứ nhứt, nên gọi là “sơ năng biến”.

Bởi nghĩa này rất hẹp, không nói hết được cái lượng của thức này, nên cũng không dùng.

3. Dị thục thức._ Dị thục có ba: Dị thời nhi thục (khác thời mà chín), Dị loại nhi thục (khác loại mà chín) và Biến dị nhi thục (biến khác mà chín). So với “A lại da” thì tên này có phần rộng hơn; song đến khi thành Phật thì bỏ cái tên Dị thục (Kim Cang đạo hậu Dị thục không)

Bởi tên này không phổ thông: khi đến quả Phật không còn và hàng Nhị thừa khi vào Diệt tận định, thân thể như tro nguội, tâm trí bặt dứt, lúc bấy giờ không còn thức Dị thục, nên luận này không dùng.

4. Yêm ma la thức._ Tàu dịch là “Vô cấu thức”, nghĩa là thức thanh tịnh không cấu nhiễm. Cái tên này duy địa vị Phật mới có; từ Bồ Tát trở xuống cho đến Nhị thừa và Phàm phu đều không có “Vô cấu thức”; vì Bồ Tát còn vô minh hiện hành và còn chủng tử tạp nhiễm.

Bởi cái tên này chỉ có ở quả Phật, không thông cả Thánh, Phàm và tóm thâu hết cái thể nhiễm tịnh của thức này, nên cũng không dùng.

5. Tâm: _ Tên này thông cả Phàm phu, Nhị thừa, Bồ Tát và Phật. Trong các kinh luận, có chỗ gọi chung cả tám thức là:Tâm, Ý và Thức; có chỗ gọi riêng thức thứ Tám là “Tâm”, thức thứ Bảy là “Ý” và 6 thức trước là “Thức”; có chỗ gọi “tâm vương”, “Tâm sở” đều là “Tâm” hoặc gọi Sắc pháp (vật chất) cũng là “Tâm”; _ như trái tim thịt gọi là “Tâm tạng” ( một tạng trong ngũ tạng:Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận).

Bởi cái tên này quá rộng và lộn lạo, cho nên luận này cũng không dùng.

6. Căn bản thức: _ Bảy thức trước và các pháp nhiễm tịnh, đều y chỉ ở thức này, nên gọi là “Căn bản thức”. Cái tên này cũng thông cả Thánh, Phàm.

Nhưng tên “Căn bản”, không phải chỉ để gọi thức thứ Tám, mà “Chơn như trí” cũng gọi là “Căn bản trí”; bởi vì “Chơn như” là “Căn bản” của tất cả Pháp.

Vì danh từ này có lộn lạo, nên luận này chẳng dùng.

7. Đệ bát thức: _ Y theo thứ tự, số mục mà gọi, thì năm thức trước, thức thứ Sáu, thức thứ Bảy và đến thức này gọi là “Đệ bát thức”.

Cái tên này tuy có thể thông cả Thánh Phàm và cũng không có lỗi lộn lạo với cái khác, song cái tên Đệ bát không thể nói lên được cái tướng và dụng của thức này; chẳng qua chỉ một danh từ có gồm số mục để kêu gọi mà thôi, nên luận này cũng chẳng dùng.

8. Sở tri y: _ Cái tên này xuất xứ từ Nhiếp đại thừa luận, nghĩa đã rộng rãi và thông cả Thánh, Phàm. _ Chữ “Sở tri” (bị biết) tức là chỉ cho các pháp nhiễm và tịnh. Bởi các pháp lấy thức này làm chỗ y chỉ, nên gọi là “Sở tri y”.

Cái tên này tuy đủ sức nói lên tướng và dụng của thức này, nhưng cũng không dùng; vì y theo trong Nhiếp đại thừa luận, thì các pháp “Sở tri” chính là chỉ cho ba tánh: Biến kế sở chấp tánh, Y tha sở tánh, và Viên thành thật tánh.

Song kỳ thật các pháp sở tri (bị biết) chẳng những y thức thứ Tám (Y tha khởi) mà cũng y chơn như (viên thành thật) hoặc y ý thức (Biến kế sở chấp). Vậy thời cái nghĩa “Y”cũng thông đồng với pháp khác; chẳng bằng dùng nghĩa “A đà na” rất là tinh xác hơn.

9. Nhứt thế chủng thức: _ Danh từ này ở trong Thành duy thức luận, chỉ về cái “Nhơn tướng” của A lại da. Tên này cũng thông tất cả địa vị Thánh, Phàm(ở địa vị Phật có thể nói “nhứt thế vô lậu chủng thức”).

Danh từ này so với danh từ A đà na không rộng mà cũng không hẹp lắm, có phần đồng nhau. Song “nhứt thế chủng” là chỉ cho tướng phần bị duyên và vật sở tri của tướng này, chớ không phải cái bản thể hiện hành của thức này; cái thức “Năng trì nhứt thế chủng tử” đó, tức là A đà na.

Vả lại, cái nghĩa “Năng trì chủng tử” này chỉ là một trong ba nghĩa của thức A đà na. Bởi thế nên đây cũng không dùng.

10. Như Lai tàng: _ Danh từ này cùng với Đệ bát thức có liên quan nhau. Trong các kinh luận giải nghĩa rất rộng, nay chỉ nói sơ lược cái ý.

Chữ “Tàng” nghĩa là “che giấu”. Tất cả chúng hữu tình đều saün có “trí huệ đức tướng, pháp thân thanh tịnh của Như Lai”, song vì bị che giấu trong vô minh tạp nhiễm. “Như lai thanh tịnh pháp thân” là bị (sở) che giấu, còn “vô minh tạp nhiễm” là (năng) che giấu; hiệp cả Năng và Sở mà gọi là “Như Lai tàng”.

Danh từ này tuy thông các địa vị, nhưng bản ý lập ra là chuyên chỉ về phần “công đức pháp thân thanh tịnh”bị che giấu trong vô minh tạp nhiễm mà gọi là “Như Lai tàng”, chứ không phải chỉ chung cả các pháp tạp nhiễm.

Trái lại, gọi A lại da là riêng chỉ về “pháp tạp nhiễm”, còn Như lài tàng là riềng chỉ về “pháp thanh tịnh”.

Danh từ này nghĩa rất hẹp, lại thuộc về “chơn như vô vị”. Và các pháp thanh tịnh của bảy thức trứơc, cũng chung gọi là Như Lai tàng.

Danh từ này tuy thông các địa vị, nhưng bản ý lập ra là chuyên chỉ về phần “công đức pháp thân thanh tịnh” bị che giấu trong vô minh tạp nhiễm mà gọi là “Như Lai tàng”, chứ không phải chỉ chung cả các pháp tạp nhiễm.

Trái lại, gọi A lại da là riêng chỉ về “pháp tạp nhiễm”, còn Như Lai tàng là riêng chỉ về “pháp thanh tịnh”.

Danh từ này nghĩa rất hẹp, lại thuộc về “Chơn như vô vi”. Và cá pháp thanh tịnh của bảy thức trước, cũng chung gọi là Như Lai tàng.

Tóm lại, họp các danh từ trên để so sánh và chọn lựa, thì danh từ “A đà na” là hoàn bị hơn cả.

IV. CHE CÁI “THỂ” CỦA THỨC A ĐÀ NA

Y theo đoạn trên nghiêm khắc lựa chọn, quí vị đã biết đại khái thức này rồi, và thấy chỉ nên chọn lấy danh từ A đà na mà thôi. Đến đây mới là phần cốt yếu của bổn luận này.

Chúng ta đã thấy có cái danh nghĩa, thì cái danh nghĩa đó tất nhiên phải y trên một cái thể mà đặt ra. Vậy cái “Thể” của A đà na thức thế nào ? _ Đáp: Tức là các pháp; không thể rời các pháp mà riêng tìm có thức A đà na được.

Phải biết trời, đất, nhơn, vật toàn là thức A đà na, song chúng ta không thấy được “thức A đà na” mà chỉ thấy trời, đất, nhơn, vật; đó là vì bị hai món chấp: Ngã, Pháp thường hiện hành. Cũng như người nhặm con mắt, thấy các hoa đốm ở hư không. Vì con mắt bị nhặm, nên chỉ thấy hoa đốm mà không thấy được hư không.

Chúng sanh vì bị hai chấp (Ngã, Pháp) và hai chướng (phiền não chướng và sơ tri chướng) ám ảnh, nên không thấy được thức A đà na mà chỉ thấy các vật tạp nhiễm. Cổ nhơn nói: “Nhược nhơn thức đắc tâm, tắc đại địa vô thốn thổ”: Nếu người ngộ được chơn tâm rồi, thì quả đại địa không còn một tấc đất (Kinh Lăng nghiêm), tức là cái ý đây vậy.

1. Trí tự trụ hậu đắc của bực Đại thánh duyên cảnh A đà na thức: _ “Tiếng” là cái bị nghe của tai, “Sắc” là cái bị thấy của mắt. Do có cái tên “tiếng” và “sắc”, nên có thể chỉ ra cái thể của tiếng và sắc.

Nay chúng ta đã nghe tên và biết nghĩa của thức A đà na, vậy phải chỉ cái thể (hình thể) của nó ra thử xem. _ Thức A đà na, mắt không thấy được nó và tai cũng không nghe được nó; như thế làm sao chỉ ra cái thể của nó cho được ! chúng ta chỉ y theo Kinh, Luận của Phật và do lý luận mà biết được thức A đà na.

Như đoạn văn trước, dẫn trong Thành Duy thức luận nói: “Có cái công năng duy trì sự kết nối đời sau”, do đó mà suy xét biết có thức A đà na này; hoặc “Có công năng giữ thọ thân thể và thế giới”, do đó mà so sánh biết có thức A đà na này; hoặc “Có cái công năng giữ gìn chủng tử của các pháp”, do đó mà khảo xét, biết có thức A đà na.

Những sự hiểu biết về thức A đà na đây, là do so lường suy luận mà biết, nên không thể chỉ bày rõ ràng cái thể của thức này. Cũng như các nhà Triết học, chỉ suy luận âm thầm, nghĩ ngợi một cách xa xăm mà thôi, không có chút gì cụ thể.

Thí như có người chưa từng đến Lô sơn, chỉ nghe người nói phong cảnh Lô sơn, hoặc thấy các hình chụp các cảnh, rồi phân biệt: chỗ kia là núi Đại lâm, chỗ nọ là núi Ngũ lão, chỗ đó là núi Cô lãnh …chỉ do so lường suy tưởng mà biết, chớ chưa từng thân hành đến xem cảnh Lô sơn.

Biết thức A đà na này cũng thế, chẳng qua nghe king sách hoặc lý luận rồi so sánh mà biết. Muốn trực tiếp biệt thức A đà na, phải là bực Đại thánh dùng cái “Trí tự trụ hậu đắc” mới thấy biết được thức này.

Chữ “Đại thánh” nóichữ “Đại” là lựa riêng Tiểu thừa; nói chữ “Thánh” Là lựa riêng phàm phu, tức là chỉ có bực Bồ Tát từ Sơ địa sắp lên.

“Trí” có hai loại: 1. “Căn bản trí”, tức là Như lý trí (cũng gọi là Vô phân biệt trí). 2. “Hậu đắc trí”, tức là Như lượng trí (cũng gọi là Sai biệt trí).

“Hậu đắc trí lại có hai phần: 1. Tự trụ hậu đ1c trí; 2. Thiệp tha hậu đắc trí. Thức A đà na này, chỉ có trí “Tự trụ hậu đắc” mới biết được. Quả vị Phật, về “Thân tự thọ dụng” thì dùng “Tự trụ hậu đắc trí” (còn Thân tha thọ dụng, thì dùng Thiệp tha Hậu đắc trí).

Trong bón trí, mà ba trí trước, tức: Đại viên cảnh trí, Bình đẳng tánh trí và Diệu quan sát trí, mỗi trí đều đủ cả hai trí là: Căn bản và Hậu đắc; duy chỉ có trí thứ tư là “Thành sở tác trí”, thì chỉ có “Hậu đắc trí” mà không có “Căn bản trí”, vì không thân chứng được “Chơn như”.

Bồ Tát chỉ dùng cái trí “Tự trụ hậu đắc” của Bình đẳng tánh trí và Diệu quan sát trí mà chứng biết thức A đà na này.

Thức thứ Bảy, khi chưa chuyển thành trí, thì chỉ duyên kiến phần của Đệ bát thức; khi chuyển thành trí rồi, cũng có thể biết được tất cả pháp; song chỉ biết các pháp đều là thức A đà na.

Trong Du dà vế phẩm Chơn thật chép:

Nguyên văn chữ Hán

“Bồ Tát ư tự tánh giả lập; Tầm, Tư duy hữu tự tánh giả lập dĩ. Như thật thông đạt liễu tri sắc đẳng tưởng sự trung, duy tự tánh giả lập; phi bỉ sự tự tánh nhi tợ bỉ sự tự tánh hiển hiện”.

Dịch nghĩa

“Bồ Tát ở nơi tự tánh giả lập; Tầm, Tư chỉ có tự tánh giả lập mà thôi. Như thật thông suốt rõ biết sắc …trong sự tưởng tượng, duy tự tánh giả lập, không phải cái sự tự tánh kia, mà in như cái sự tự tánh kia hiển hiện”.

Nếu lìa được cái sự tự tánh giả lập, tức là Bồ Tát an trụ nơiNhư huyễn Tam ma địa; lúc bấy giờ các pháp sở duyên (bị biết) đều như cảnh huyễn, Duy thức biến hiện. Bởi thế nên kinh chép: “Biển Tàng thức thường trụ” (Tàng thức hải thường trụ).

Đến quả vị Phật, được viên mãn thành tựu bốn trí, mới hay hiểu biết rốt ráo cùng tận thức A đà na này; do an trụ nơi Hải ấn tam muội, mới hay rõ biết khắp giáp các pháp “Như huyễn bất không”.

Ở đây tôi chỉ lược nói Bồ Tát dùng trí Tự trụ hậu đắc, chứng biết được thức A đà na; nếu quý vị muốn hiểu biết rõ ràng, xin chờ dịp khác.

2. Trí căn bản duyên cảnh “Chơn như”: _ Đoạn trên chỉ cái thể của A đà na thức, tức là chỉ cái “thể” ở nơi sự tướng,không phải cái “thể” của thể tánh (chơn như); nên trong Luận chép: “Hiện ra tương tợ như cái thể kia”. Rõ biết được thể tánh chơn như, thì chỉ có căn bản trí.

Chỉ căn bản trí mới chứng biết được vô tướng chơn như; cũng như nhà Vật chất học nói: Toàn cả vũ trụ chỉ là vật chất( nguyên chất); còn nhà Sanh vật học nói là Sanh cơ …Bởi thế nên sách chép:”Người nhân thì thấy là nhân; kẻ trí lại thấy là trí”. _Trí Tự trụ hậu đắc biết thức A đà na, thì tất cả pháp đều thức A đà na; Trí Căn bản biết Chơn như thì tất cả pháp đều là Chơn như.

3. Trí Thiệp tha hậu đắc, duyên cảnh các pháp nhiễm và tịnh. _ Phật, Bồ Tát này đối với Phật, Bồ Tát kia, hay đối với các chúng sanh cùng nhau giao thiệp, cho đến lập ra Tứ nhiếp pháp, Lục độ …tất cả các pháp thiện xảo, đều dùng trí “Thiệp tha hậu đắc” này mà lập ra. Nhờ trí này mà rõ biết được các pháp Thánh, Phàm; nào mình nào người, nào nhiễm tịnh và biết được tánh ham muốn của mỗi chúng sanh không đồng, rồi cùng với chúng giao thiệp và tuỳ theo căn cơ giáo hoá. Cũng do trí này, nên có Bồ Tát thượng cầu Phật đạo, hạ hoá hữu tình và Như Lai hiện thân nói pháp. Tuy phân biệt các pháp tự, tha, nhiễm, tịnh, song cũng tức khi đó rõ biết các pháp đều như huyễn như hoá, Duy thức biến hiện.

4. Trí của tiểu thừa, duyên cảnh Tứ đế, các pháp nhiễm và tịnh._Thinh văn tu pháp Tứ đế, Duyên giác quán 12 Nhơn duyên, chứng được sanh không chơn như (ngã không). Hai vị này tuy đều chứng vô ngã, nhưng còn pháp chấp: chấp thật có bốn đế, pháp Nhiễm (khổ, tập) để trừ, pháp Tịnh (Diệt, Đạo) để chứng; không bằng Bồ Tát rõ biết các pháp đều Duy tâm biến hiện.

Cảnh giới Nhơn không của Nhị thừa, chư Phật và Bồ Tát cũng đã chứng biết.

5. Trí của chúng sanh (Dị sanh), tuỳ theo mỗi loàimà tự duyên cảnh vũ trụ, vật ngã của mình.

Trí (thức) của chúng sanh (Dị sanh) trong ba cõi đường, tức là các hữu lậu hư vọng phân biệt thuộc về hai chấp (ngã chấp, pháp chấp) và tương ưng với hai chướng (phiền não chướng và sở trí chướng); tuỳ theo nghiệp báo sanh làm loài nào, thì hiện ra vũ trụ vật ngã của loài đó. Vũ trụ vật ngã của loài này, không phải của loài kia; Vũ trụ vật ngã của loài kia, không phải của loài này. Như đồng một sông Hằng, mà người thấy là nước, ngạ quỉ thấy là lữa, còn trời lại thấy ngọc Lưu ly. Bởi thế nên trong kinh Lăng nghiêm chép: “Tuỳ theo nghiệp báo của chúng sanh như thế nào, thì tâm nó hiện ra cảnh vật như thế ấy, y theo sự hiểu biết của chúng” (Tuỳ Dị sanh tâm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện).

Chúng sanh không biết các cảnh thế gian đều duy tâm biến hiện, nên tuỳ theo mỗi loài, khờ ra tánh “Biến kế”, chấp cái “tướng” rồi đặt ra cai “tên”; gọi thế này là “ngã”, chấp thế kia là “pháp”. Bởi thế nên tuỳ theo mỗi loại, đều có mỗi vũ trụ, vật ngã khác nhau; song đều là cảnh bị biết do trí hư vọng phân biệt của chúng sanh (Dị sanh).

Từ trước đến nay, chỉ căn cứ theo 5 vị trí hiểu biết của Thánh, phàm mà phân biệt có 5 lớp. Nếu rời các trí phân biệt này, thì không còn danh từ gì có thể gọi được, không thể an lập và cũng không thể đặt bày ra như thế nào được cả; chỉ gắng gượng gọi là “Nhứt chơn pháp giới” mà thôi. Đến cảnh giới này không còn nói năng và suy nghĩ được nữa (Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt).

V. HỘI CÁC TÊN ĐỂ GIẢI THÍCH

Thức A đà na là cảnh bị duyên của trí “Tự trụ hậu đắc”. Bởi theo mỗi khía cạnh của thức này, nên đặt ra có rất nhiều tên. Nay hội các tên lại để giải thích.

Thức này vì chứa đựng chủng tử của các pháp tạp nhiễm, nên gọi là “A đà na”._ Vì bị nghiệp thiện và ác đời trước kéo dẫn đi lãnh thọ báo thân Dị thục đời sau, nên gọi là “Dị thục thức”._ Vì làm nhơn duyên sanh các pháp như huyễn; và ngã, pháp của chúng sanh chấp, đều do thức này biến hiện, nên gọi “Sơ năng biến”._ Khi chứng đặng Bồ dề niết bàn thành Như Lai, thì thức này chuiyển phần tạp nhiễm đổi lại thành vô cấu thanh tịnh, nên gọi là “Yêm ma la thức”._ Vì có công năng chứa nhóm (tích tập) chủng tử các pháp và phân biệt, nên gọi là “Tâm”._ Vì làm căn bản của các pháp nhiễm tịnh, nên gọi là “Cănbản thức”._ Trong các thức, thứic này đứng về thứ Tám, nên gọi là “Đệ bát thức”. Vì chứa chủng tử của tất cả pháp nên gọi “Nhứt thế chủng thức”._ Khi chưa lìa được các pháp tạp nhiễm thì “Như Lai vô cấu thức” bị vô minh tạp nhiễm che giấu, nên gọi là “Như Lai tàng”.

Tóm lại, vì thức này có nhiều nhiệm vụ, nên có nhiều danh nghĩa khác nhau.

VI. CHE NHỮNG CHỒ SAI LẦM

Các nhà phiên dịchvà chù giải, vì không rõ thức A đà na này, nên trong những kinh luận đã dịch có nhiều chổ sai lầm, không thểkể xiết. Trong Nhiếp đại thừa luận, có cái thí dụ “người mù rờ voi” tức là nói bởi không rõ thức này, nên sanh ra các món vọng chấp.

Nay chỉ căn cứ trong những kinh luận Đại thừa, nói về thức A đà na này, để biện minh một vài đoạn.

1. Đời Bắc Nguî, Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch bộ luận Hoa nghiêm Thập địa kinh, rồi y theo luận này lập ra Tôn Địa luận. Trong Tôn này, nhơn thấy thức A đà na có nghĩa “chấp trì” (nắm giữ) rồi lầm với thức thứ Bảy là thức chấp ngã; không biết nghĩa “chấp trì” của thức A đà na là chấp trì (giữ gìn) chủng tử, căn thân và thế giới, không cho mất; cái “chấp” này so với cái “chấp ngã” của thức thứ Bảy khác nhau.

Lầm thức A đà na với thức thứ Bảy là cái lầm rất to ! Cái lầm này lưu truyền lâu đời cho đến thành sách, nên trong sách vở của Thiên Thai tôn thường thấy dẫn ra.

Bởi trải qua thời gian lâu đời, cho đến các bực Đại đức tiền bối cũng thừa kế nhau dùng, nên những nhà học giả đời sau không biết lấy đâu ra để quyết định phải quấy ! Hôm nay biết được sự sai lầm ấy do phiên dịch, thì học giả hết nghi ngờ.

2. Trong Tôn Địa luận, còn cái lầm thứ hai, là nói “thức thứ Tám là thanh tịnh, thức thứ Bảy là nhiễm ô; khi chuyển thức thành trí, là diệt 7 thức nhiễm ô trước thành thứic thứ Tám thuần tịnh”.

Cái sai lầm này còn thừa kế đến ngày nay, cứ lưu truyền cho rằng diệt 7 thức trước hoặc 6 thức trước v.v…Như khẩu đầu thiền. Chổ này rất nên đem ra để phá trừ.

Chư Phật và Bồ Tát dùng căn bản trí, thân chứng chơn như. Cảnh giới này rất thâm thúy và tế nhị, không thể nói năng và suy nghĩ được. Như bên Thiền tôn gọi: “Đầu non thứ nhứt không cho nói năng và hiểu biết” (Đệ nhứt phong đầu, bất dung hoại hội).

Về các pháp duyên khởi, như Pháp giới duyên khởi, A lại da duyên khởi …đều từ trí Hậu đắc mà đặt để làm ra. Như bên Thiền tôn nói:”Đầu non thứ hai mới khá thương lượng” (Đệ nhị phong đầu, lược khả thương lượng).

Duy có Phật, thức thứ Tám mới được thuần tịnh; còn từ Bồ Tát sắp xuống thì thức thứ Tám chưa rời nhiễm. Nếu thức thứ Tám thuần tịnh, thì các pháp duyên khởi tạp nhiễm không thành (vì không có cái gì để chứa giữ các chủng tử tạp nhiễm).

Nếu nói “do 7 thức trước tạp nhiễm chứa giữ chủng tử, nên các pháp tạp nhiễm hiện hành được thành tựu”. _ Nói như vậy cũng không hợp lý; vì 7 thức trước không thể giữ gìn chủng tử của các pháp được. Các pháp không chủng tử, thì không thể sanh được. Nếu chấp “vô nhơn sanh” (không có nguyên nhơn mà được sanh) là theo ngoại đạo, chớ không phải Phật tử.

Lại nữa, nếu chấp như thế thì chư Phật không đủ bốn trí, vì diệt 7 thức tạp nhiễm trước, mà thành thức thứ Tám thanh tịnh, thì không có Diệu quan sát trí hoặ Bình đẳng tánh trí …

Bởi những lẽ trên, nên ngoài Phật ra, từ Bồ Tát sắp xuống, thì thức thứ Tám chẳng được thuần tịnh, chỉ là “vô phú vô ký”; phải như thế mới hợp lý.

3. Ngài chơn đế Tam tạng Pháp sư nói: “Yêm ma la (Bạch tịnh thức) là thức thứ Chín, thức thứ Tám là thức nhiễm tịnh hoà hiệp; 7 thức trước là thức nhiễm ô, khi chuyển nhiễm thành tịnh, là diệt hết 7 thức nhiễm ô trước và diệt luôn một phần nhiễm ô của thức thứ Tám; lúc bấy giờ chỉ còn phần thanh tịnh của thức thứ Tám, thành ra thức thứ Chín”. _ Thật ra, chẳng qua chỉ bỏ phần tạp nhiễm của thức thứ Tám, để chứng toàn phần thanh tịnh của nó mà thôi. Và cũng không phải diệt toàn thể thức thứ Tám mà có một cái thức khác gọi là thức thứ Chín.

Cái sai lầm này do người dịch văn chữ Phạn không rõ nghĩa mà ra.

Như ngày nay có người, gọi là bực “học giả”, dịch sách vỡ Duy thức ở đời Minh và Thanh ra chữ ngoại quốc, sai lầm rất nhiều. Song người đời nghe nói “nhà Học giả”, thì tôn trọng và đặt hết sự tin tưởng vào họ, rồi cứ thừa truyền dùng theo, không dám nghĩ đến sai lầm.

Gần đây có người dung hoà cái sai lầm này, lại chia lám Cổ học và Kim học. Thật ra Cổ học là lối dịch sai lầm, chứ Duy thức học chỉ là một, không có Cổ và Kim.

Một ông kia y theo Đại thừa trang nghiêm luận, rồi khôn khéo lập ra Duy thức cổ học. Ông nói rằng: “Cái tên thức thứ Chín của Ngài Chơn đế nói đó là y theo Chơn như mà lập ra”.

Song “Chơn như” là thật tánh của thức; vì thật tánh của thức nên giả gọi (tạm gọi) là thức, cũng tạm thông ; nhưng không được gọi “Chơn như” là Yêm ma la thức (Bạch tịnh thức).

Khảo sát theo văn bài tụng của kinh Như Lai xuất hiện công đức, thì thức Yêm ma la là chỉ cho phần thanh tịnh của thức thứ Tám, chớ không phải chơn như và cũng không thể riêng gọi là thức thứ Chín. Bởi thế nên không bằng y theo kinh Lăng già lập cái “Chơn tướng thức” là thức thứ Chín.bởi vì cái “Chơn tướng thức” trong kinh Lăng già nói đó, tức là “chơn như” vậy.

Ngài Chơn Đế cho “Yêm ma la” là thức thứ Chín, không phải Ngài chỉ “tánh Chơn như bình đẳng khắp các pháp” làm thức thứ Chín; mà Ngài chỉ bảo riêng phần thanh tịnh của thức thứ Tám, là thức thứ Chín nên không đúng.

Trong Ma ha diễn thích luận, nói có mười món thức, mà Yêm ma la là thức thứ Chín và KIên thật tâm là thức thứ Mười. Trong đó cũng y theo phần thanh tịnh của thức thứ Tám rồi giả đặt ra thức thứ Chín và y theo “chơn như” rồi giả đặt ra thức thứ Mười đó thôi.

Một ông khác dẫn trong Phật địa kinh luận, để giải nghĩa bài tụng trong Công đực kinh, lại nói “Đại viên cảnh trí là phần thanh tịnh của thức thứ Tám, cùng với thức Yêm ma la là thức thứ Chín, hiệp nhau”. Song xét theo văn bài tụng, thì không phải như vậy.

Nguyên văn chữ Hán

Như Lai vô cấu thức

Thị tịnh vô lậu giới

Giải thoát nhứt thế chướng
Viên cảnh trí tương ưng

Nghĩa là: Thức vô cấu của Như Lai là cảnh giới vô lậu thanh tịnh; giải thoát tất cả chướng, hiệp với trí Đại viên cảnh.

Bài tụng này nói “Thức vô cấu của Như Lai”, tức là chỉ cho phần thanh tịnh Tâm vương, Tâm sở của thức thứ Tám; còn nói “Viên cảnh trí”, tức là chỉ cho các “Trí” tương ưng với thức này. Do phần thanh tịnh của thức thứ Tám đã giải thoát tất cả chướng, nên cùng với “Trí” hiệp nhau.

Tuy nói rằng: “Cùng với trí hiệp nhau”, mà thật ra thì phần thanh tịnh của thức thứ Tám với Thiện tâm sở v.v…mà thôi; song vì cái “Trí” thù thắng, nên nói “cùng trí hiệp nhau” vậy.

Trong Phật Địa kinh luận, hiệp chung thanh tịnh Tâm vương, tâm sở của thức thứ Tám, gọi lá “Đại viên cảnh tâm”, chẳng phải nói “cùng với chơn như hay thức thứ Tám hiệp nhau” vậy.

VII. LẬP TÔN

Điểm đặc biệt thù thắng của Duy Thức Tôn là ở nơi tức thứ Tám. Nếu rõ được thứ A đà na này, tức là rõ biết được “Tất cả pháp Duy thức”. Bởi thế nên luận này lấy việ “nói rõ tất cả pháp Duy thức” làm tôn.

Lại nữa, có thể nhơ đây mà thành lập “Nhứt thế pháp như huyễn” vì tất cả pháp đều Duy thức hiện ra vậy. Căn cứ theo thức thứ Tám, để thành lập : tôn Duy tức”, đã nói nhiều trong Nhiếp Đại thừa luận và Thnàh Duy thức luận.

VIII. CÔNG DỤNG CỦA LUẬN NÀY

Nếu y theo Ngã, Pháp của tánh “Biến kế sở chấp” mà nói, thì chỉ có ngăn ngừa phá chấp mà thôi; khi ngã chấp và pháp chấp hết rồi thì chứng được quả Bồ Đề; như trong Bát Nhã và Tam luận tôn (không tôn) không thành lập một pháp gì cả.

Song, nếu đối với kẻ trí kém, thì mắc về “chấp không”, nên cũng không thể thấu suốt được “thật tướng” của các pháp. Như các Tổ ở Thiền tôn, chỉ đề xướng “chứng căn bản trí”, nếu ai ngộ được thì ngộ, bằng không ngộ được thì thôi, chớ không có quyền biến khai thị phương tiện. Như thế cũng mất một phần nào trong công việc độ sanh của Bồ Tát.

Còn Hiền thủ tôn .. (Hoa nghiêm tôn) thì nói cảnh, trí của Như Lai rất là viên dung mầu nhiệm; như thế cũng mắc về chỗ hư vô huyền diệu.

Công dụng thù thắng của Luận này, là chỉ thẳng vào tâm con người, để nói rõ thức A đà na. Thức này thông cả Thánh, Phàm;ở nơi người và cũng tức là người. Luận này chỉ tất cả pháp do thức này biểu hiện, nên khiến cho người không chấp tổn giảm (bớt). Bởi tất cả pháp Duy thức biến hiện, như huyễn như hóa, nên cũng khiến cho người không chấp tăng ích (thêm).

Tóm lại, đại dụng của bổn luận này là ngăn ngừa và phá trừ hai cái chấp: Tăng ích (thêm: có) và tổn giảm (bớt: không) khiến cho người ngộ nhập tánh Duy thức: phi hữu phi vô.

Dịch xong tại chùa Phật Quang Trà Ôn
Tiết Trung thu năm Canh Tý (1960)

DUY THỨC HỌC TẬP II – HT THIỆN HOA

DUY THỨC HỌC
Dịch Giả: HT. Thích Thiện Hoa
In Lần Thứ Hai 1962 – Hương Đạo Xuất bản
Ban Hoằng Pháp Phật Giáo Nam Việt chủ trương

DUY THỨC HỌC TẬP II
DUY THỨC PHƯƠNG TIỆN ĐÀM
QUYỂN HẠ
Tác giả: ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN
Dịch giả: THÍCH THIỆN HOA

LỜI TỰA VÀ BÀI KỆ

Cho cứu cánh của Phật pháp, cao xa không thể vói đến; chúng sanh đời mạt pháp chẳng biết cửa nào đi vào. Vì thế, các vị đại Bồ tát phát tâm đại bi lập chí lợi tha, tùy thuận theo căn cơ của chúng sanh đời mạt pháp, ẩn dấu oai quang (chỗ huyền diệu cao siêu) không vội nói Phật pháp, mà lại nói pháp chúng sanh.

Về môn Duy thức học này, không nói đến Chơn tâm vô phân biệt, mà chỉ bàn về Vọng thức hữu phân biệt; không nói đến Chơn như mà chỉ luận về Thức A Lại da. Đây tức là Bồ Tát từ chỗ cứu cánh trong Phật pháp mà phương tiện lựa ra  nói pháp chúng sanh.

Song, khi đã lập phương tiện thì phải dùng văn tự. Khi có văn tự, lại bị danh từ câu văn làm chướng ngại lý đạo. Những bậc Cổ đức thông minh ngày xưa, dùng văn tự để biên chép  đạo lý, đến khi văn tự thành rồi lại làm chướng ngại lý đạo. Người đờixưa cũng tiếp tục như thế, mong cho mọi người xem nơi văn tự để hiểu nghĩa lý. Nhưng sai một hào thì lầm  ngàn dặm. Thế nên, đời sau những người có chí nghiên cứu về Duy thức rất lo ngại; đọc các bản chú giải xưa, thì rất khó hiểu rồi thối chí; còn đọc các bản chú giải cận đại, lại lo ngại là ngụy truyền. Vì thế nên Duy thức học rất suy vi, Phật pháp cũng do nơi đây mà thỏn mỏn!

Đời nay, nhân loạn quá, nên người ta mới nghĩ đến việc thạnh trị. Vì thế, mà các nhà học giả phần nhiều đề xướng văn hóa ở Đông phương, đem Duy thức học gò uốn thành môn Triết học Đông Tây, để thực hành việc lợi đời cứu nước. Nhưng nếu không có phương tiện, viết ra những loại sách hợp theo trình độ của người, thì môn học này cũng không làm sao truyền bá được.

Đại viên này là kẻ vô học, nhưng xem ra thấy rộng, bất đắc dĩ mới đem những chỗ kinh nghiệm  ngày thường của mình đã giãng, viết ra quyển sách này, lời nói không trau chuốt, chỉ mong được lợi ích cho đời mà thôi. Song, đã có văn tự ngữ ngôn, thì xin chớ chấp văn tự, mà không đạt được nghĩa lý, phải khéo thể hội điều ấy.

Quyển trước có những chỗ chưa rõ, thì quyển sách này sẽ giải thích thêm cho rõ. Nay tôi y như bản nguyện, trước kính cẩn nói một bài tụng:

Kính lạy đấng Pháp giới Điều Ngự Sư (Phật)

Con vì lợi tha, nên khai phương tiện:

Giảng nói nghĩa vô lượng của Duy thức.

Khiến cho các chúng sanh đều khai ngộ.

BÀI THỨ NHẤT
NÓI VỀ DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN
(CÓ BA ĐOẠN)

I. TÂM LÀ THỂ, THỨC LÀ DỤNG

“Thức” nghĩa là hiểu biết, phân biệt, tức là biệt hiệu của Tâm. Đứng về phương diện bản thể mà luận, thì vô hình tướng, vô phân biệt, gọi là “Tâm”. Còn đứng về phương diện tác dụng (hiện tượng) mà nói, thì từ nơi chỗ vô tướng mà hiện ra có tướng, từ nơi chỗ vô phân biệt mà khởi ra hữu phân biệt, nên gọi là “Thức”.

Tâm

1-      Bản thể (Tâm): vô tướng, vô phân biệt

2-      Hiện tượng (Thức): hữu tướng, hữu phân biệt.

Vì Tâm thể vô tướng, vô phân biệt nên trong Kinh chép: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. (luận bàn không trúng, tâm suy nghĩ chẳng nhằm) Đây là chỗ chú trọng của Thiền Tôn gọi là: “Dùng tâm truyền tâm”. Cho nên bên Thiền Tôn nói “Mích Tâm liễu bất khả đắc” (tìm Tâm trọn không thể được).

Về Thức dụng thì có hình tướng và có phân biệt; cho nên từ chỗ không nói năng được (Tâm) mà phương tiện có nói năng (Thức); từ chỗ suy nghĩ không được (Tâm)  mà phương tiện có tâm suy nghĩ (Thức).

Tâm

1- Thiền Tôn – truyền tâm (không nói năng, không suy nghĩ)

2- Duy thức Tôn – truyền thức (có nói năng, có suy nghĩ).

II. CÁCH TRUYỀN PHÁP CỦA HAI TÔN KHÁC NHAU

Xin lập một tỷ dụ để chĩ rõ chỗ sai khác của hai Tôn. Như anh A, dạy anh B tìm cách “hình tích” con chim bay trong hư không. Con chim kia tuy có bay qua trong hư không, nhưng không có hình tích gì để chỉ ra được. Tuy không có hình tích gì để chỉ ra được, nhưng thật có bay qua trong hư không. Đây là dụ cái Diệu chỉ truyền tâm của Thiền Tôn vậy (vô tướng, vô văn tự).

Về Duy Thức Tôn, dụ như anh C, biết rằng trong hư không tuy không thể chỉ cái hình tích con chim bay được; nhưng anh phương tiện lấy một tờ giấy, vẽ hình con chim bay trong hư không, rồi bảo anh D xem trên tờ giấy này, có thể hiểu được hình tích con chim bay trong hư không. Tuy tờ giấy trắng chẳng phải là hư không, hình tích con chim trên giấy không phải hình tích con chim trong hư không, nhưng xem tờ giấy có thể tạm biết được tướng hư không, xem hình chim trên giấy, cũng có thể so sánh biết được hình chim trong hư không. Đây là cái Diệu dụng truyền thức của Duy thức tôn (cũng gọi là Tướng Tôn).

Cách truyền pháp của hai tôn:

1- Thiền tôn – truyền tâm – như chỉ hình chim bay trong hư không.                                                   2- Duy thức tôn – truyền thức – như chỉ hình chim trên tờ giấy.

Bên Thiền tôn thì “dùng tâm truyền tâm” truyền một cách trực tiếp, không có vật gì cách biệt. Nghĩa là chỉ thẳng cho người trực ngộ được bản tâm củamình, nên bên Thiền tôn dạy người chỉ tham cứu một câu nói (thoại đầu). Cấm không cho xem kinh điển vì sợ loạn tâm, nên Tam tạng kinh điển đều không dùng. Trái lại, bên Duy thức tôn thì dùng Thức để truyền tâm, nghĩa là phương tiện dùng Thức làm vật giới thiệu, để cho người tứ “Thức” mà ngộ được “Tâm”. Đây gọi là gián tiếp truyền, nên phải học tập kinh điển, không rời Tam tạng.
Truyền pháp

1-      Thiền tôn – Dùng tâm truyền tâm – rời văn tự, không dùng Tam tạng

2-      Duy thức tôn – Dùng thức truyền tâm – dùng văn tự, phải đủ Tam  tạng

III. NGƯỜI TU TRONG HAI TÔN, VÌ CHẤP NÊN ĐỀU THÀNH TỆ

HỎI: Nếu như anh D chấp cái hìh con chim vẽ trên giấy là thật, thì không làm sao hiểu được cái hình con chim bay trong hư không. Nghĩa là bên Duy thức tôn phương tiện dùng văn tự nói Thức để dẫn người ngộ Tâm. Nếu người chấp nơi văn tự, chấp nơi Thức thì không thể ngộ được Tâm. Như thế, có phải vì văn tự làm cho người sanh ra chấp ngã chấp pháp, thì làm sao giải thoát được?

ĐÁP: Cái Diệu dụng của Duy thức toàn là nơi phá chấp, cho nên vừa lập pháp tướng rồi liền phá, không cho người khởi chấp. –Nếu nói về người chấp, thì bên nào cũng có. Bên Duy thức tôn vì có văn tự, nên chấp văn tự, chấp Thức; cũng như người chấp dấu chim trên giấy là thật, như thế là chấp pháp. Còn bên Thiền tôn thì lại chấp câu thoại đầu (thiền ngữ) hoặc chấp việc đánh, hét là thật pháp, cho nên mới có: “Khẩu đầu thiền, Dã hồ thiềnv.v…” Thế  cũng là chấp pháp như người chấp dấu chim trong hư không là thật có. Cái tệ này hai bên đều có, đâu phải chỉ  bên nhà Duy thức.
Chấp pháp

1-      Duy thức vì văn tự sanh ra chấp ngã, chấp pháp.

2-      Thiền tôn thì chấp việc đánh, hét và câu thoại đầu (thiền ngữ).

PHỤ CHÚ:

Khẩu đầu thiền là thiền chỉ nói suông ngoài môi chót lưỡi mà thôi, không có hạ thủ công phu.

Dã hồ thiền là thiền của con Dã hồ (chồn ở đồng nội). Vì tu theo thiền định tà đạo, khởi tâm chấp trước nên thành con Dã hồ.

Đánh, hét. – Xưa có  người đến hỏi đạo với một vị Tổ sư về Thiền tôn… Tổ sư không dạy, chỉ dùng gậy đánh hoặc la hét mà người được tỏ ngộ. Về sau có người chấp như thế… bắt chước đánh đập làm đau người mà không kết quả.

BÀI THỨ HAI
NÓI VỀ YẾU CHỈ CỦA DUY THỨC
(CÓ BỐN ĐOẠN)

I. NĂNG VÀ SỞ ĐỀU DUY THỨC

Chữ “Duy” nghĩa là “chỉ” hay “riêng một”. Nói Duy thức là nói tất cả sự vật hình hình sắc sắc trong vũ trụ đều không thật có, chỉ do Thức biến hiện; không có một vật nào ngoài Thức. Muốn rõ nghĩa này, phải căn cứ trên nghĩa “Thức là hiểu biết phân biệt” mà bàn. Như núi, sông, đất, nước v.v…  là những cảnh vật “bị (sở) hiểu biết phân biệt”; còn mắt, tai, mũi, lưỡi v.v… của chúng ta, là cái Thức “hay (năng) hiểu biết phân biệt”. Nếu không có núi, sông là cảnh vật “bị phân biệt”,thì cũng không thể tự đâu mà khởi ra cái “hay (năng) phân biệt” được. Trái lại, nếu không có mắt, tai, mũi, lưỡi v.v… là cái “Thức hay phân biệt”; thì cũng không thể phân biệt được cảnh vật “bị phân biệt”. Bởi thế, nên “năng phân biệt” (cái hiểu biết) và “sở phân biệt” (vật bị hiểu biết) như một, không thể rời nhau; cho nên nói là “Duy thức”. Cũng như   “tánh hay chảy” của nước, cùng với “dòng nước bị chảy” đều đồng một thể, là nước.

Duy thức (nước)

1-      Hay phân biệt – tánh hay chảy (ướt)

2-      Bị phân biệt – dòng nước bị chảy

II. CÁC ẢNH TƯỢNG ĐỀU DO DUY THỨC BIẾN HIỆN

Nói “Duy thức” nghĩa là nói “muôn sự muôn vật trong thế gian này, đều là cái ảnh tượng do Duy thức biến hiện, không có một vật nào chân thật cả”. Cũng như trong nhà tối không có ánh sáng, thoạt đốt một ngọn đèn, thời cả nhà đều sáng, cái ánh sáng đó là giả ảnh của đèn. Trong Thái hư, không có thế giới và các sự vật, mà thấy có thế giới và sự vật đó là giả danh, do Duy thức biến hiện.

III. DO DUY THỨC BIẾN HIỆN, NÊN VỌNG THẤY CÓ CÁC CẢNH VẬT

HỎI: Thế giới nếu thật không, tại sao hiện nay người ta đều thấy có thật?

ĐÁP: Thí như trong hư không, không có hoa đốm, nhưng vì người bệnh (nhặm) con mắt, nên thấy có hoa đốm giữa hư không. Và cũng như người mang gương xanh thì thấy tất cả cảnh vật đều xanh; người mang gương vàng thấy cảnh vật đều vàng v.v…

Hiện nay chúng phàm phu, vọng thấy các cảnh vật đều thật có, là do “mắt nhặm” cả (mê vọng). Cho đến các nhà học giả như khoa học, triết học v.v… cũng đều thiên chấp một bên cho là thật có, mà bài xích về phương diện khác cho là toàn không; đây cũng vì họ đeo cái gương màu vậy. Nay bàn về Duy thức học, tức là để trừ bệnh nhặm mắt của kẻ phàm phu và lột gương màu của hàng học giả, nên nói thẳng rằng “Tất cả muôn vật đều Duy thức biến hiện”.
Muôn vật

1-      Người chấp có:

a)      Phàm phu (mắt bệnh)

b)      Học giả (mang gương màu)

2-      Người ngộ Duy thức: Do Thức biến hiện

IV. ĐỊNH NGHĨA CHỮ “PHÁP”

Trong Duy thức nói “muôn pháp”, tức là người đời nói “muôn sự  muôn vật”. Nhưng cái giới nghĩa của chữ  “muôn sự muôn vật” không rõ ràng và đích xác bằng chữ “Pháp”. Vì theo nhà Duy thức định nghĩa chữ  “Pháp”, là “cái gì nó gìn giữ được bản thể của nó, làm cho người ta trông đến nhận biết đó là vật gì, thì kêu là một pháp (nhậm trì tự tánh, quỹ sanh vật giải). Cũng như cái chén để trên bàn đây, bởi nó gìn giữ được hình thể của nó, cho nên người ta trông đến thì biết đó là cái chén. Phải có nghĩa rõ ràng và nhất định như thế, mới gọi là “một pháp”.

BÀI THỨ BA
NÓI VỀ CHƠN VỌNG VÀ SANH DIỆT
(CÓ SÁU ĐOẠN)

I. CHỦNG TỬ CỦA NHƠN SANH (HẠT GIỐNG CỦA LOÀI NGƯỜI)

Duy thức học là môn học vấn để thực hành; cho nên mỗi vấn đề đều lấy những việc hiện tiền  ở thế gian để chứng minh. Những điều chúng ta cần biết gấp hơn hết là vấn đề:

Chúng ta sanh ra đây, từ đâu mà đến? Và khi chết rồi sẽ đi về đâu?

Nay dùng Duy thức học để giải thích cái nguyên do của nhơn sanh. Vậy trước hết xin dẫn một bài kệ trong Khế Kinh để giải thích.

Bài kệ nói:

Vô thỉ thời lai “giới”

Nhứt thiết pháp đẳng y.

Do thử hữu chi thú,

Cập Niết bàn chứng đắc.

Nghĩa la:ø có một cái “nguyên nhân”, mà nguyên nhân ấy nó đã có từ hồi nào giờ. Các pháp đều y nơi đó sanh ra, tất cả chúng sanh do nơi đó mà có, quả Niết bàn cũng từ nơi đây mà đặng.

Tại sao bài kệ này có thể chứng minh được cái nguyên do của nhơn sanh? –Phải suy nghĩ và suy nghĩ thật nhiều mới hiểu được.

Trong bài kệ nói chữ “giới”, là chỉ cho cái “nguyên nhân”, cũng tức là “chủng tử” (hạt giống) của các pháp. Theo Duy thức thì nói: “Tất cả các pháp, không có một pháp nào chẳng do “chủng tử” mà sanh. Loài cỏ cây trong thế gian còn do chủng tử  sanh, thì nhơn loại quyết định cũng có chủng tử sanh.

II. CÁC PHÁP CÓ VÀ KHÔNG, THỈ  VÀ CHUNG

Các pháp tuy nhiều nhưng tóm lại có thể chia ra làm ba món:

a) Hữu thỉ và hữu chung. Thân thể của con người, do cha mẹ sanh ra, “hữu thỉ”, đến khi già chết, là “hữu chung”.

b) Vô thỉ và vô chung. Bản thể của A lại da thức và các chủng tử vô lậu thanh tịnh thuần thiện chứa trong Thức này, đều “vô thỉ và vô chung”.

c) Vô thỉ mà hữu chung. Cái “tướng” (dụng) của A lại da thức và các chủng tử hữu lậu tạp nhiễm chứa trong Thức này, đều “vô thỉ mà hữu chung”.

III. A LẠI DA THỨC VÔ THỈ VÀ VÔ CHUNG

Tại sao biết Thức A lại da là “vô thỉ vô chung”? – Vì Thức này chứa nhóm chủng tử của các pháp. Như bài kệ trong Khế kinh đã nói “… Tất cả các pháp đều y nơi Thức này…” (nhứt thiết pháp đẳng y). Bởi thế , nên Thức này nếu có chung tận, thì tất cả các pháp cũng phải mất hẳn, vì không có chỗ nương tựa. Như thế thì thành ngoại đạo, vì chấp đoạn diệt. Trong Đạo Phật không có cái thuyết đoạn diệt. Nên   biết A lại da thức quyết định vô chung.

Cái loài cỏ cây v.v… đều thấy có bắt đầu sanh (hữu thỉ); còn Thức A lại da này, khi chúng sanh chưa sanh, nó nẫn có trước (vô thỉ), khi chúng sanh chết rồi nó vẫn không diệt (vô chung). Mặc dù chúng sanh, sanh sanh tử tử, trải qua trăm ngàn muôn kiếp, nhưng trọn không thể tìm được chỗ sanh khởi hay thôi dứt của Thức này, nên Thức này không những “vô chung” mà  cũng là “vô thỉ”.

IV. CHƠN NHƯ VÀ VÔ MINH ĐỒNG THỜI CÓ

Hạt giống vô lậu trong Thức A lại da là  cái “chánh nhơn” để thành Phật, nên kêu là Phật tánh” cũng gọi là “Chơn như”. Còn hạt giống hữu lậu trong Thức này, là cái “nghiệp nhân” để thành chúng sanh nên kêu là “phiền não nghiệp chướng” cũng gọi là “vô minh”.

“Chơn như” và “vô minh” cái nào có trước, cái nào có sau, hay đồng thời có? – Tôi thường thấy trong thế gian, có những sách vở nói tương tợ như  sách Phật, giải thích rất lầm về vấn đề này. Như có nhà nói “Chơn như vì không bảo thủ được tự tánh, nên thoạt sanh một niệm vô minh”,  (Chơn như bất thủ tự tánh, hốt sanh nhứt niệm vô minh). Người nói như thế, là chủ trương cho “Chơn như” có trước, “vô minh” có sau; “Chơn như” vô thỉ, còn “vô minh” lại hữu thỉ. – Nếu “Chơn như” vốn là Phật mà lại thoạt sanh một niệm “vô minh” biến thành chúng sanh; như thế thời tất cả chư Phật đã thành, đều có thể thoạt sanh trở lại một niệm vô minh mà biến làm chúng sanh nữa? Vậy thì mười phương ba đời của Đức Phật, quyết định không có một vị nào thành Phật được cả. Giả sử Phật có nói như vậy nữa, chúng ta cũng không nên tin, vì đồng với ma thuyết. Nhưng, hiện nay mười phương thế giới quyết định có những vị đã thành Phật mà không trở lại làm chúng sanh nữa. Vậy cho biết: “Vô minh phiền não” cùng với “Chơn như” quyết định đồng thời và có từ vô thỉ.

V. VÔ MINH CÓ CÙNG TẬN

“Vô minh” tuy có từ vô thỉ, nhưng có khi lại cùng tận. Bởi vì, “Chơn như” cùng với “vô minh” đồng chứa trong A lại da thức. Cũng như “cam lồ” cùng với “độc dược” đồng chứa trong một cái bình. Nếu người ăn vị “cam lồ” thì sống còn uống nhằm “độc dược” thì chết. Bất luận người nào ai cũng ham sống sợ chết, cho nên người học Phật  cốt yếu là đoạn trừ vô minh trong  A lại da thức, để hiển hiện Chơn như. Cũng như người nghiêng đổ độc dược trong bình, lưu lại vị cam lồ để dùng. Bởi thế nên biết “vô minh phiền não”, vô thỉ mà hữu chung.

VI. CHÚNG SANH VÔ THỈ  MÀ HỮU CHUNG

Trong bài kệ trước nói: “Có một nguyên nhân, mà nguyên nhân ấy nó có từ hồi nào đến giờ” (vô thỉ thời lai giới), tức là chỉ “cái nguyên nhân” sanh ra chúng sanh, đã chứa trong A lại da thức từ vô thỉ đến nay.

Trong bài kệ về câu: “Tất cả các pháp đều y ở nguyên nhân này mà sanh khởi”, nhứt thiết pháp đẳng y). Nghĩa là: Tất cả các pháp trong thế gian và xuất thế gian đều bình đẳng, y ở nơi Thức này mà sanh ra.

Trong bài kệ về câu: “Các cõi chúng sanh đều  từ nơi đây mà co” (do thử hữu chư  thú). Nghĩa là: Do Thức này chứa đựng các hạt giống hữu lậu tạp nhiễm, rồi do các Thức giống ấy, nó sanh khởi hiện hành, thành ra có chúng sanh trôi lăn trong sáu thú là: Thiên, Nhơn,A tu la, Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh. Bởi thế nên nói: “chúng sanh có từ  vô thỉ”.

Trong bài kệ về sau: “Cũng từ nơi đây mà chứng đặng đạo quả Niết bàn” (cập  Niết bàn chứng đắc). Nghĩa là: Nếu hạt giống vô lậu thanh tịnh khởi lên (hiện hành), đoạn trừ  hết vô minh nghiệp chướng, thì chứng Niết bàn hay thành quả Phật, nên nói chúng sanh phải có cùng tận.

Bởi thế nên người muốn biết nguồn gốc của nhân sanh, mà không học  Duy thức thì không thể hiểu được.

BÀI THỨ TƯ
NÓI VỀ TƯỚNG CỦA THỨC CHIA VÀ HIỆP
(CÓ BỐN ĐOẠN)

I. CHỦNG TỬ SANH RA THỨC

Chúng sanh khi mới thọ sanh, đều y ở Thức A lại da mà lần lần tượng thành năm căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, cho đến khi ra khỏi thai. Vì cái tác dụng của mỗi Thức không đồng nên có thể phân ra làm tám loại. Phàm mỗi một Thức nào khi sanh ra, đều do chủng tử  từ trong Thức A lại da mà sanh cả.

Như khi mắt xem hoa, thì có một chủng tử (hạt giống) từ  trong Tạng thức khởi ra hiện hành, làm cho con mắt có tác dụng “thấy hoa”, gọi là “Nhãn thức” (cái biết của mắt). Khi tai nghe tiếng , thì có một chủng tử  từ trong Tạng thức khởi ra hiện hành làm cho lỗ tai có tác dụng “nghe tiếng” gọi là “Nhĩ  thức”  (cái biết của tai). Khi mũi ngửi mùi thì có một chủng tử từ trong Tạng thức khởi ra hiện hành làm cho lỗ mũi biết ngửi mùi, thì gọi là “Tỹ thức” (cái biết của lỗ mũi). Cho đến y Thiệt căn (lưỡi) khởi lên cái biết nếm vị, gọi la øThiệt thức (cái biết của lưỡi), y thân căn khởi lên cái biết cảm xúc các vật cứng, mềm gọi là Thân thức, (cái biết của thân) y Ý căn khởi lên cái biết phân biệt các pháp trần thì gọi là Ý thức.

II CĂN LÀ CHỖ Y CHỈ CỦA THỨC

“Thức” là cái hay phân biệt, còn “Căn” là cái khí cụ để chứa Thức. Nếu “Căn” mà không có “Thức”, thì không thể khởi ra cái tác dụng phân biệt được. Cũng như người chết tuy có “Nhãn căn” mà không thể thấy được.

Còn “Thức” mà không có “Căn”, thì không có cái gì để chứa lại, dù có chủng tử đi nữa, cũng không thể khởi ra hiện hành. Như người nhắm mắt lại, chỉ dùng tai hay mũi để xem hoa, thì không thể thấy được.

III. THỨC THỂ THÌ CHƠN, MÀ THỨC TƯỚNG  LẠI TỤC

Về tướng dụng của Thức tuy có tám món; nhưng nếu đứng về Thể mà nói, thì chỉ có một cái “Thức A lại da”, nay  dẫn một bài kệ trong  Kinh Lăng Già để nói rõ.

Bài kệ nói:

“Tâm, ý, thức bát chủng
Tục cố tướng hữu biệt

Chơn cố tướng vô biệt

Tướng, sở tướng vô  cố.”

Nghĩa là: Tâm, Ý và Thức có tám món; đứng về tục đế thì “tướng” nó có khác, còn về Chơn đế thì “tướng” nó lại không khác; vì Năng tướng và Sở tướng đều không vậy.

Trong bài kệ này nói chữ “Tâm”, tức chỉ cho Thức thứ tám  A lại da. Nghĩa chữ “Tâm” là “nhóm lại và sanh ra”. Vì nó hay chứa nhóm hạt giống của các pháp, rồi sanh ra hiện hành nên gọi là “Tâm”.

Trong bài kệ nói chữ  “Ý” tức chỉ cho Thức thứ bảy là Mạt na. Nghĩa chữ “Ý” suy nghĩ lo lường. Vì nó thường suy nghĩ  lo chấp Thức A lại da làm “Ta”, nên gọi là “Ý”.

Trong bài kệ nói chữ “Thức”, tức là chỉ chung cho sáu Thức trước: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức. Chữ “Thức” nghĩa là “phân biệt”. Vì sáu Thức  này nó có năng lực phân biệt rất thù thắng, cho nên kêu là “Thức”.

IV. TÂM VÀ THỨC KHÔNG HAI

“Thể” của Thức thì một, mà “dụng” của Thức thì lại chia ra có  tám Thức, nếu hiệp lại thì còn ba:Tâm, Ý và Thức. Trong bài kệ nói chữ “tục”, tức là chỉ về phần “dụng” của Thức; có ba Thức hoặc tám Thức v.v… riêng khác. Trong bài kệ nói chữ “Chơn”, là chỉ về phần “thể”, chỉ có một bản thể Thức A lại da, không có ba Thức hay tám Thức riêng khác.

Tại sao thế? -Vì phần “thấy” và phần “bị thấy” đều chỉ là Thức. Như khi mắt xem hoa, thì cái “phân biệt” đó là kiến phần (phần thấy) của Nhãn thức. Còn cái hoa bị phân biệt là  tướng phần (phần bị thấy) của Nhãn thức. Phần “thấy” và phần “bị thấy” đều từ một Thức mà sanh, nguyên nó không thật có; cho nên bài tụng nói: “năng tướng và sở tướng đều không”.- Năng tướng và sở tướng của một Thức còn không, thì làm gì lại riêng có ba Thức hay tám Thức.

Xét một bài kệ này, thì biết Duy thức tức là Duy tâm”. Nên tuy bàn về Thức tướng có phân biệt, nhưng mà thật ra là quy về Chơn tâm vô phân biệt. Có người nghi rằng: Duy thức không bằng Duy tâm; hoặc chê Duy thức chỉ kể suông  những danh từ và hành tướng của Thức mà không đạt đến chỗ chơn tâm thật tướng. Phê phán như thế, không khác nào như người si mà nói việc mộng, lại thêm phân biệt thế này xấu, thế nọ tốt v.v… thật đáng thương xót!

Thức

1-      Thể (chơn): Chơn như (nhứt tâm)

2-      Dụng (tục): Tâm: A lại da

Ý: Mạt na

Thức: Sáu thức trước.

BÀI THỨ NĂM
TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ TƯƠNG ƯNG (HIỆP NHAU)
(CÓ BẢY ĐOẠN)

I. NGUYÊN DO CÓ “TÂM SỞ”

“Thức” là tác dụng của tâm, như bài kệ trước đã nói. Thật ra chỉ có một tâm, nhưng vì tác dụng không đồng, nên hiện ra ba món tục tướng là: Tâm, Ý, Thức; hay tám món tục tướng: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý, Mạt na, A lại da. Nếu chính chắn xét kỹ cái tác dụng của nó, thì chẳng những phân làm ba hay tám mà lại vô số món tục tướng. Theo nhà Duy thức nói: Vì  tám món tục tướng trứơc, nó tự tại hiện khởi, nên gọi rằng “Tâm vương”; còn các món tục tướng tương ưng (hiệp) với Tâm vương mà sanh khởi, thì gọi là “Tâm sở”, Muốn giải thích nghĩa này cho dễ hiểu, tôi xin lập một tỷ dụ dưới đây.

II. LẤY “CỎ CÂY” ĐỂ TỶ DỤ CHỦNG TỬ VÀ HIỆN HÀNH

Chủng tử của Thức có thể so sánh như hạt giống của cỏ cây. Cỏ cây nhờ có hạt giống mới nứt mộng nảy chồi. Gốc rễ cỏ cây ăn bám dưới đất, có thể tỷ dụ như Tạng thức A lại da. Từ gốc cây trực tiếp sanh thân, cây- tỷ dụ như Tạng thức sanh ra Thức thứ bảy là Mạt na. Từ thân cây sanh ra sáu chồi, chồi cây to lớn hơn hết là dụ cho Ý thức thứ sáu; còn năm chồi nhỏ hơn là dụ cho năm Thức trước. Ngoài sáu chồi lớn còn có các nhánh lá nhỏ hơn đều từ trên sáu chồi lớn hoặc từ trên thân cây hay gốc cây sanh ra. Tất cả những nhánh lá lớn nhỏ đều tứ nơi cây mà có, có thể tỷ dụ các Tâm sở của Thức.

Bảy Thức trước, đều từ chủng tử sanh, mà chủng tử thì chứa trong A lại da thức, cũng như thân cây và sáu chồi đều từ hạt giống sanh. Vì chúng nó tự tại sanh trưởng, sinh lực rất mạnh, nên dụ như tâm vương. Còn bao nhiêu nhánh lá đều y thân cây hoặc gốc cây sanh ra, dụ cho các Tâm sở. Chữ “Tâm sở” nghĩa là vật sở hữu của “Tâm vương”.

III. CHỦNG TỬ SANH RA HIỆN HÀNH

Cái quan hệ của tâm vương và Tâm sở so sánh như cỏ cây cho dễ hiểu, nhưng hai bên lại không đồng nhau. Vì nhánh, lá, cây đều từ một hạt giống sanh, còn Tâm vương và Tâm sở mỗi món đều có chủng tử (hạt giống)  riêng khác và đều chứa trong A lại da thức. Mỗi khi một Tâm vương hay một Tâm sở sanh khởi, đều từ hạt giống riêng của nó mà sanh khởi. Không bao giờ có từ chủng tử của Tâm vương mà sanh ra Tâm sở hay từ chủng tử của Tâm sở mà sanh ra Tâm vương. Cũng không bao giờ có chủng tử của Tâm vương này mà sanh ra Tâm vương kia hay chủng tử của Tâm sở này sanh ra Tâm sở kia được. Chỗ này cần phải chú ý, chớ nên lầm lộn.

Dùng cỏ cây  để tỷ dụ cho Thức, tuy không đồng nhau, nhưng Ngài Thanh Biện Bồ tát, làm bộ  Chưởng  Trân luận có nói: “Tùy “năng dụ” và “bị dụ” hai bên có giống nhau phần nào, mượn  làm tỷ dụ, không phải tất cả đều y như nhau được. Như nói: “mặt cô gái tròn trịa như mặt trăng”, không nên chấp “mặt cô gái in hệt như mặt trăng”.

Ở nơi đây cũng vậy, tùy có những nghĩa giống nhau, nên tạm mượn cây, nhánh, lá  để  tỷ dụ Tâm  vương với Tâm sở; không nên chấp tất cả Tâm vương và Tâm sở phải in như cây lá v.v… Bởi thế, nên phàm đọc kinh sách  gặp lời tỷ dụ, nên phải khôn khéo lãnh hội chớ nên chấp nê.

IV. LIỆT KÊ TÊN CỦA 51 MÓN TÂM SỞ

Phàm khi Tâm sở theo Tâm vương khởi, thì gọi là “tương ưng”. Nhưng tám món Tâm vương vì tánh chất nó không đồng nên những Tâm sở tương ưng với Tâm vương cũng có nhiều ít khác nhau. Nay  trước nêu tên của 51 món Tâm sở:

(Học giả nên đọc thuộc các tên, còn nghĩa về say sẽ giải.)

51 món Tâm sở

I. Năm món Biến hành:

1-      Xúc

2-      Tác ý

3-      Thọ

4-      Tưởng

5-      Tư

II. Năm món Biệt cảnh:

1-      Dục

2-      Thắng giải

3-      Niệm

4-      Định

5-      Huệ

III. Mười một món Thiện:

1-      Tín

2-      Tàm

3-      Quý

4-      Vô tham

5-      Vô sân

6-      Vô si

7-      Tinh tấn

8-      Khinh an

9-      Bất phóng dật

10-  Hành xả

11-  Bất hại

IV. Sáu món Căn bản phiền não:

1-      Tham

2-      Sân

3-      Si

4-      Mạn

5-      Nghi

6-      Ác kiến

V. 20 món Tùy phiền não:

a)      Tiểu tùy có 10:

1-      Phẫn

2-      Hận

3-      Phú

4-      Não

5-      Tật

6-      Xan

7-      Cuống

8-      Siểm

9-      Hại

10-  Kiêu

b)      Trung tùy có 2:

1-      Vô tàm

2-      Vô quý

c)      Đại tuỳ có 8:

1-      Trạo cử

2-      Hôn trầm

3-      Bất tín

4-      Giải đãi

5-      Phóng dật

6-      Thất niệm

7-      Tán loạn

8-      Bất chánh tri

VI. Bốn món Bất định:

1-      Hối

2-      Miên

3-      Tầm

4-      Tư

V. CÁC TÂM SỞ TƯƠNG ƯNG VỚI TÂM VƯƠNG CÓ NHIỀU VÀ ÍT

Thức thứ  Tám chỉ tương ưng với  năm món  Tâm sở biến hành.

HỎI: Tại sao không tương ưng với các món Tâm sở khác?

ĐÁP: Vì Biệt cảnh Tâm sở như “Dục”, nó chỉ mong muốn những việc của nó muốn; còn Thức thứ Tám này thì không có mong muốn, nên không tương ưng với “Dục  Tâm Sở”.

– “Thắng giải Tâm sở” là nó rành rõ những việc đã quyết định; còn Thức thứ Tám này thì mơ màng không rành rõ, nên không tương ưng với “Thắng giải Tâm sở”.

-“Niệm Tâm sở”, nó chỉ ghi nhớ lại những việc đã qua; còn Thức này thì ám muội, không thể ghi nhớ, nên không tương ưng với “Niệm Tâm sở”.

-“Định Tâm sở”,  nó khiến cho tâm chuyên chú một cảnh; còn Thức này thì mỗi sát na (tíc tắc) nó duyên cảnh riêng khác nên không tương ưng với “Định Tâm sở”.

-“Huệ Tâm sở” chỉ phân biệt chọn lựa những việc như: Thật, Đức, Nghiệp v.v…, còn Thức này thì nó  mông muội, nên “Huệ Tâm sở” không tương ưng với Thức này.

Thức thứ Tám này, trong nhân thì có thiện và ác, mà trên quả lại thuộc  về tánh Dị thục vô ký, nên nó cũng không tương ưng với11 món Thiện tâm sở (thuộc  về tánh lành) và 6 món Căn bản phiền não, cùng 20 món Tùy phiền não tâm sở (thuộc về tánh nhiễm ô).

Bốn món Tâm sở “Bất định” như: – Ố tác (hối), miên, tầm, tư, thuộc về tánh Vô ký, lại có gián đoạn và không phải chơn Dị thục, nên cũng không tương ưng với Thức này.

Thức thứ Bảy chỉ tương ưng với 18 mónTâm sở là: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái (bốn món trong Căn bản phiền não), năm món Biến hành, tám món Tùy phiền não, cùng với một món “Huệ” trong năm món Biệt cảnh.

HỎI: Tại sao Thức thứ  Bảy này không tương ưng với các Tâm sở khác?

ĐÁP: Bởi vì “Dục Tâm sở” là mong muốn những việc chưa được; còn Thức thứ  Bảy thì dần dần duyên những cảnh đã hiệp, nên không tương ưng với “Dục tâm sở”.

“Thắng giải tâm sở” là biết rõ những cảnh chưa từng xác định; còn Thức thứ Bảy này từ hồi nào đến giờ hằng duyên những việc đã quyết định, cho nên không cùng với “Thắng giải tâm sở” tương ưng.

“Niệm tâm sở” là ghi nhớ những việc đã qua, còn Thức này chỉ duyên nhưng cảnh hiện tại, nên không cùng với “Niệm tâm sơ”û tương ưng.

“Định tâm sở” là buộc tâm chuyên chú một cảnh, còn Thức này thì dần dần tứng sát na duyên cảnh riêng khác, nên không cùng với “Định tâm sở” tương ưng.

Mười một món Thiện tâm sở, vì bản thể nó không nhiễm ô, còn Thức này lại hiệp với nhiễm ô, nên không cùng với 11 món Thiện tâm sở tương ưng.

Đã có  ngã kiến (chấp ngã) nên các kiến chấp khác không sanh, vì trong một tâm niệm không có hai món Huệ phân biệt. Thức này có ngã kiến nên không có bốn món kiến chấp khác (biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ). Thức này vì đã quyết định chấp ngã, cho nên không có khởi “Nghi tâm sở”. – Thức này vì ái luyến nơi ngã (ngã ái) nên chẳng sanh “Sân tâm sở”.

Mười món Tiểu tùy phiền não, như phẫn v.v… vì hành tướng nó thô động, còn Thức thứ Bảy này thì thâm tế, cho nên không tương ưng với mười món Tiểu tùy. Hai món Trung tùy là vô tàm và vô quý thuộc về bất thiện, còn Thức thứ Bảy này thuộc về vô ký tánh, nên cũng không tương ưng với Trung tùy phiền não.

Bốn món Bất định như: “ố tác” (hối) là ăn năn việc làm đã qua còn Thức này thì nhậm vận hằng duyên cảnh hiện tại, không có ăn năn, nên chẳng có tương ưng với “ố  tác”. –“Thùy miên tâm sở” là y nơi thân tâm mê mệt và các trợ duyên bên ngoài mà tạm sinh, còn Thức này từ vô thỉ đến nay, chỉ chấp ngã bên trong, không nhờ các duyên ngoài, cho nên không tương ưng với “Thùy miên tâm sở”. Tầm và Tư hai món tâm sở đều y trợ duyên bên ngoài mà sanh “Tầm” thì suy xét thô thiển, còn “Tư” thì suy xét thâm tế hơn, rồi mới thốt ra lời nói. Thức thứ Bảy này chỉ y bên trong mà sanh, chuyên về chấp ngã, cho nên không cùng với “Tầm, Tư” tương ưng.

Thức thứ Sáu vì nó rộng duyên trong, ngoài và các pháp ba đời, cho nên nó tương ưng với 51 món Tâm sở.

Năm Thức trước chỉ tương ưng với 34 món Tâm sở là: năm món Biến hành, năm món Biệt cảnh, mười một món Thiện, ba món Căn bản phiền não là: tham, sân, si; hai món Trung tùy là: vô tàm, vô quý và tám món Đại tùy phiền não.

HỎI: Tại sao năm Thức trước không tương ưng với Tâm sở khác?

ĐÁP: Vì mạn, nghi, ác kiến ba món căn bản phiền não này đều do hai món: 1-Tùy niệm phân biệt, 2-Kế đạt phân biệt mà sanh.

Lại nữa “mạn” là do so sánh mà sanh, còn “nghi” là do chọn lựa mà sanh. Năm Thức trước đều không có những hành tướng này, cho nên không tương ưng với Mạn và Nghi v.v…Tiểu tùy phiền não 10 món, vì hành tướng no ùthô mạnh, còn năm Thức trước thì tinh tế hơn, nên không cùng với 10 món Tiểu tùy tương ưng. – “Hối” và “Miên” hai món tâm sở này đều do gắng nhớ  và gia hạnh mà sanh khởi; còn năm Thức trước không có các hành tướng này, cho nên chẳng tương ưng. – “Tầm” và “Tư” đều duyên danh từ và câu văn mà sanh, còn năm Thức này không duyên danh từ và câu văn, cho nên chẳng tương ưng.

Tâm vương và Tâm sở tương ưng

Thúc thứ Tám, tương ưng năm món Tâm sở Biến hành.

Thức thứ Bảy, tương ưng mười tám món Tâm sở: bốn món Căn bản, năm món Biến hành, tám món Đại tùy và một món Huệ trong Biệt cảnh.

Thức thứ Sáu, tương ưng với 51 món Tâm sở.

Năm Thức trước tương ưng với 34 món Tâm sở: 5 món Biến hành, 5 món Biệt cảnh, 11 món Thiện, 3 món hoặc Căn bản, 2 món Trung tùy và 8 món Đại tùy.
VI. ĐỊNH NGHĨA CHỮ  “TƯƠNG ƯNG”

Trong 51 món Tâm sở, chẳng những tùy theo Tâm vương sanh khởi, mà gọi là “Tương ưng”, chính Tâm sở với Tâm sở đồng thời sanh khởi, cũng gọi là tương ưng. – Chữ  “Tương ưng” nghĩa là hòa hiệp, hay không trái nhau. Cũng như quan vâng lệnh vua, tớ vâng lệnh chủ, đồng làm một việc, gọi là hòa hiệp không trái. Khi tôi tớ này cùng với tôi tớ kia đồng làm một việc, cũng gọi là hòa hiệp không trái nhau (tương ưng).

Trong Thành Duy Thức Luận, giải nghĩa chữ “Tương ưng” có nói rằng: “Tuy hành tướng khác nhau, nhưng đồng một thời, đồng y một chỗ, đồng cảnh sơ duyên và đồng một việc (sự) thì gọi là “Tương ưng”. Nghĩa là Tâm vương và Tâm sở hoặc Tâm sở và Tâm sở, tuy hành tướng năng duyên mỗi món không đồng, nhưng cả hai đều đồng thời, đồng y  một chỗ, đồng cảnh sở duyên hoặc đồng tự thể sự tướng, thì đều gọi là tương ưng.

Nói “đồng cảnh sở duyên”, nghĩa là: đồng duyên một cảnh. – Nói “đồng sự tướng” nghĩa là: Tâm vương và Tâm sở mỗi món đều y một tự thể, không được nhiều ít và so le. Hoặc Tâm sở và Tâm sở, khi cùng nhau đồng thời, đồng y một chỗ, đồng duyên một cảnh và đồng một sự tướng, thì đều gọi là tương ưng. – Tỷ dụ như khi con mắt thấy hoa, thoạt sanh một tâm niệm tham xem hoa, thế gọi là tham Tâm sở cùng với Nhãn thức Tâm vương tương ưng. – Nếu đồng khi ấy, khởi lên một tâm niệm si mê, thì tâm niệm si mê này, cùng với tâm niệm tham, đồng một sát na, đồng y một căn, đồng duyên một cảnh và mỗu món đều y một tự thể, cũng được gọi là “Tương ưng”. Chỉ Tâm sở với Tâm sở kia tánh chất không đồng và cũng không đồng thời khởi, thì gọi là bất tương ưng. Dụ như khi tham xem hoa, không thể đồng trong một sát na khởi lên tâm sân, bởi vì tánh tham thì ưa muốn, còn tánh sân thì ganh ghét, rất trái nhau; cũng như hai người, một người tánh như lửa, một người tánh như nước, thì không thể làm bạn với nhau được, cho nên cũng không tương ưng.

VII. DẪN SÁCH VỞ NGOÀI ĐỜI, ĐỂ GIẢI THÍCH NỘI ĐIỂN

Hành tướng của mỗi Tâm sở, quyển trước tuy chưa nó rõ, nhưng tôi đã giải thích trong quyền Duy Thức Dị Giảng rồi, cho nên ở đây tôi không nói thêm. Nay tôi phương lược dẫn các sách vở ngoài, để chứng minh một hai đoạn.

Như sách Đại học nói “Tu thân” thật ra là làm cho tâm mình được chơn chánh. Như nói: “ Có giận dữ , thời tâm không chơn chánh; có sợ hãi, thời tâm không chơn chánh; có ưa muốn, thời tâm không chơn chánh; có lo buồn, thời tâm không chơn chánh.”

Bên sách Đại học nói chữ “Tâm”, bên Duy thức học nóichữ “Thức”, tức là “Tâm vương”. – Bên sách Đại học nói: “làm cho tâm mình được chơn chánh” tức là bên Duy thức nói “khiến cho tám Thức Tâm vương làm chủ được tự tại, không chinh nghiêng”, thế gọi là “tu thân” vậy. – Sở dĩ tám Tám thức Tâm vương bị chinh nghiêng không được tự tại và tự chủ, đều doTâm sở kéo dẫn.

Tâm sở có thiện, ác và vô ký ba tánh không đồng. Thiện tâm sở cũng như vị Trung thần, thường giúp với Tâm vương để bình trị thiên hạ. Ác tâm sở cũng như vị gian thần, thường xúi Tâm vương làm nhiễu loạn trong nước. Vô ký tâm sở cũng như các ông Quan bất tài, không thể giúp với Tâm vương làm thiện hay làm ác, nên không có tiếng khen mà cũng không bị ai chê.

Trong sách Đại học nói: “Tâm có giận dữ” tức bên Duy thức nói: “Phẫn tâm sở”. – Trong sách Đại học nói: “Tâm  sợ hãi”, tức bên Duy thức học nói “ Khổ thọ tâm sở” trong năm món Biến hành. (Thọ có năm: -Khổ thọ, -Lạc thọ, -Ưu thọ, -Hỷ thọ, – Xả thọ.)

Phàm có sợ hãi là khổ thọ. Phàm có ưa muốn, tức là “tham tâm sở” trong sáu món căn bản phiền não. Sách Đại học nói: “lo buồn” tức là bên Duy thức nói: “ưu thọ tâm sở”. Bị các Tâm sở nó kéo dẫn Tâm vương, không nghiêng bên này thì cũng ngã bên kia, cho nên không được chơn chánh.

Bên sách Nho nói về “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín” tức bên Duy thức nói về “Thiện tâm sở”. Thầy Mạnh nói: “Tâm trắc ẩn là đầu mối của lòng Nhân; tâm biết hổ thẹn là đầu mối của việc Nghĩa, tâm biết từ  nhượng là đầu mối của Lễ, tâm biết phải chẳng là đầu mối của Trí.”

Bên Nho nói “tâm trắc ẩn” tức bên Duy thức nói “tâm sở bất hại” trong thiện tâm sở. Bên Nho nói “tâm hổ thẹn” tức bên Duy thức nói “tâm sở tàm quý” trong thiện tâm sở. Bên Nho nói “tâm từ nhượng” tức bên Duy thức nói “tâm sở vô sân”. Bên Nho nói “tâm biết thị phi” tức bên Duy thức nói “tâm sở vô vi”.

HỎI: Tại sao biết bốn món trên đều là Tâm sở mà không phải là Tâm vương.

ĐÁP: Tâm vương cũng như ông vua ở trong chín lớp lâu đài sâu xa, chỉ ra hiệu lệnh, chứ không phải tự ra làm các việc được. Phải có Tâm sở thọ mệnh lệnh của Tâm vương mới ra làm các việc như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín, Trí.

Bởi các Tâm vương không tự tạo tác được các nghiệp lành và dữ, chỉ do Tâm sở giúp cho Tâm vương mới tạo thành; mà Tâm sở lúc nào cũng vâng mệnh lệnh của Tâm vương. Bởi thế nên đời xưa các vị Minh quân đều do rành rõ tâm pháp, cho nên nước nhà mới được thạnh trị. Như lời truyền nói: “Vua Nghiêu vua Thuấn duổi (xủ) tay áo, mà thiên hạ vẫn thạnh trị”. Đức Khổng tử cũng nói: “Vua Thuấn ngồi khoanh tay không làm (không cai trị) mà thiên hạ vẫn thạnh trị. Bởi vì vua Thuấn biết y theo Tâm vương mà trị. Cho biết: không làm (vô vi) mà được thạnh trị, là luận theo nghĩa Duy thức; nếu chẳng thuận theo Duy thức, thì quyết không thể thạnh trị được.

Bởi nghĩa lý của Duy thức rất sâu rộng, kẻ sơ học  khó nhập, nên tôi phương tiện dẫn sách ngoài để giảng giải. Mỗi khi dẫn sách ngoài giải thích, thì bị người chê là lời phụ hội, làm cho người đời chấp ngón tay mà quên mặt trăng.

Chỗ này cần phải chú ý: phàm “phụ hội” là lấy chỗ cạn mà phụ cho chỗ sâu, cũng như con ruồi nhờ đậu trên lưng con ngựa mà đi được đến phương xa. Nay Phật giáo cao tột, không còn Pháp nào hơn, cho nên không có cái lý “phụ hội”. Sở dĩ dẫn chứng sách vở thế tục, là phương tiện để dẫn dắt người thấp kém. Phải biết các phương tiện quyền xảo, cũng như cái bè để đưa người qua sông, khi lên bờ rồi thì phải bỏ cái bè. Còn các phương tiện là để đưa người đến chỗ chơn thật, khi người thấy được lý chơn thật rồi, thì phải bỏ những phương tiện. Bởi thế, nên người đọc sách này, mỗi khi gặp dẫn các sách ngoài để giải thích, chớ nên chấp là thật pháp.

BÀI THỨ SÁU
GIẢI THÍCH BỐN PHẦN
(CÓ BỐN ĐOẠN)

I. NÓI VỀ KIẾN PHẦN (PHẦN THẤY) VÀ TƯỚNG PHẦN (PHẦN BỊ THẤY)

Quyển trước đã nói mỗi Tâm vương và Tâm sở đều có bốn phần, song lược nói về kiến phần (phần thấy) và tướng phần (phần bị thấy) rồi, nay lại giải thích thêm. Trong Duy thức nói chữ  “duyên” là chỉ cho cái này với cái kia có liên quan với nhau. Như anh A khởi tác dụng chủ quan  muốn liên quan với anh B, thì cái tác dụng chủ quan của anh A, gọi là “năng duyên”, còn cái tác dụng khách quan của anh B bị duyên thì gọi là “sở duyên”.

HỎI: Tám Thức Tâm vương và các Tâm sở, mỗi món đều có bốn phần như thế nào?

ĐÁP:

1-     Tướng phần, tức là phần bị thấy. Phàm những vật có hình tướng, chúng ta có thể thấy được như: Trời, đất, người, vật v.v… thuộc về phần khách quan, thì gọi là “tướng phần”.

2-     Kiến phần, tức là phần thấy. Tức là cái tác dụng thấy, nghe v.v… của Nhãn thức, Nhĩ thức v.v… của chúng ta vậy; đây thuộc về phần chủ quan. Hai phần này (tướng phần và kiến phần ) ở bên ngoài.

Phàm khi nào Thức khởi lên, thì đều có hai phần: một phần khách quan là cảnh giới bị duyên và một phần chủ quan là năng duyên (phân biệt). Nhờ hai phần này, chúng ta mới có công năng hiểu biết được muôn sự muôn vật trong vũ trụ và muôn sự muôn vật lại có cái tác dụng để cho chúng ta hiểu biết. Thế giới nhờ đây mà thành, xã hội cũng do đây mà lập.

Bên Duy thức gọi là “kiến phần” đồng với bên Triết học gọi là phần “nhận thức”. Bên Duy thức gọi là “tướng phần” đồng với bên Triết học gọi là phần “hiện tuợng”.

II. NÓI VỀ PHẦN TỰ CHỨNG

Thứ ba là “phần tự chứng”, phần này có công năng duyên “kiến phần” và chứng minh cho “kiến phần” có sai lầm hay không. Tỷ như khi chúng ta đọc sách, thì “sách” là dụ cho “tướng phần”, còn “đọc” là dụ cho “kiến phần”. Rồi khởi lên một niệm khảo sát: chúng ta đọc đây là phải hay quấy? Một niệm khảo sát này là dụ cho “phần tự chứng”. Phần “kiến”  (thấy) và phần “tướng” (bị thấy) đều ở ngoài,  còn phần “tự chứng” lại ở trong; trước phải có phần ở trong làm căn bản, rồi sau mới khởi  ra phần bên ngoài được. Như sách Nho nói: “Có bên trong mới bày ra bên ngoài”. Trong Thành Duy Thức luận nói: Từ Thức thể là “phần tự chứng”, chuyển sanh ra in như nhai phần ngoài là “kiến” và “tướng”. Phần “tự chứng” cũng kêu là phần “tự thể” như con ốc hương (oa ngưu) dụ cho phần “tự  chứng”  nó sinh ra hai cái vòi dụ cho “kiến phần” và “tướng phần”.

III. PHẦN CHỨNG TỰ CHỨNG

Phần thứ tư là “chứng tự chứng”. Phần này có công năng duyên qua phần “tự chứng” để chứng minh phần “tự chứng” kia có sai lầm hay không,  nên gọi là “chứng tự chứng phần”. Như đoạn trên đã thí dụ: khi đọc sách, khởi lên một niệm khảo sát việc đọc đây là phải hay quấy. Rồi khởi lên một niệm nữa khảo sát lại sự khảo sát trước của mình đó có đúng hay không? Phần khảo sát tối hậu này gọi là”chứng tự chứng” nó ở trong hết và làm chỗ nương tựa cho phần “tự chứng”.

IV. LÝ DO LẬP RA BỐN PHẦN

Sở dĩ thành lập ra bốn phần, là vì muốn thành lập sở duyên (bị duyên). Bởi “kiến phần” duyên qua “tướng phần”, tướng phần là cái bị duyên (sở duyên) không có tác dụng năng duyên, nên không thể duyên được “kiến phần”, vì thế nên phải có phần thứ ba là “phần tự chứng” duyên qua “kiến phần”. Kiến phần ở ngoài không thể duyên được bên trong và cái tác dụng của “kiến phần” hu vọng, cho nên không thể duyên được thật thể là “phần tự chứng”, vì vậy mà  quyết định phải có phần thứ tư là “chứng tự chứng”, duyên qua phần thứ ba là “tự chứng”.

HỎI: Vậy thì phần “chứng tự chứng” lấy cái gì làm năng duyên?

ĐÁP: Phần thứ ba là “phần tự chứng”, đã ở trong lại có thật thể, cho nên có thể trở lại duyên phần”chứng tự chứng”; bởi thế nên phần thứ ba là “tự chứng” và phần thứ tư là “chứng tự chứng”, hợp tác chung duyên cùng nhau, vì vậy mà thể và dụng của  Thức chỉ lập bốn phần thì đầy đủ, không thêm không bớt.

BÀI THỨ BẢY
NÓI VỀ CHỦNG TÁNH VÀ HUÂN TẬP
(CÓ MƯỜI ĐOẠN)

I. NÓI VỀ HAI MÓN TÁNH

1-     Sẵn có.

2-     Mới sanh.

Bên sách Nho nói “Tánh”, tức bên Duy thức gọi là”Chủng tử” (hạt giống). Chủng tử có hai thứ: Sẵn có và mới sanh. Trong kinh Phật nói: “Tất cả loài hữu tình, từ vô thỉ đến giờ, có rất nhiều giới”. Chữ “giới” tức là biệt danh của chủng tử (hạt giống). Đây là loại “Bản tánh trụ  chủng” (chủng tánh sẵn có) cũng gọi là “Bản hữu chủng tử” (chủng tử sẵn có).

Trong Thành Duy Thức Luận nói: “Cũng có thứ chủngtử, từ hồi nào đến giờ, do huân tập mà có, lại thường thường hiện khởi. Đức Thế  Tôn căn cứ theo loại chủng tử này nên nói: “Tâm của loài hữu tình, là chỗ huân  tập của các pháp nhiễm và tịnh”. Vì nó có thể chứa nhóm vô lượng chủng tử mới, nên gọi là “Tập sở thành  chủng”,(chủng tử do huân tập mà thành) cũng gọi là “Thỉ khởi chủng tử” (giống mới sinh).

Hai loại chủng từ này, mỗi thứ đều có ba tánh: Lành dữ và không lành dữ. Thứ hoàn toàn lành là thanh tịnh, không bị tạp nhiễm gọi là “Vô lậu chủng tử”. Thứ lành hoặc dữ và có tạp nhiễm, thì gọi là “Hữu lậu chủng tử”.

Chủng tử (hạt giống)

1-      Giống sẵn có

a)      Hữu lậu

b)      Vô lậu

2-      Giống mới sanh

a)      Hữu lậu

b)      Vô lậu

II. NĂM MÓN TÁNH KHÁC NHAU

Đức Khổng Tử nói: “Tánh tương cận”, (tánh của người gần nhau) tức bên Duy Thức nói “Chủng tánh sẵn có” (bản tánh trụ chủng). Đức Khổng tử nói: “Tập tương viễn” vì tập luyện nên xa nhau tức bên Duy Thức nói: “ Chủng tánh mới sinh” (tập sở thành chủng).

Thầy Mạnh nói: “Người mới sanh tánh lành”. Nói như thế là chỉ cho giống lành sẵn có thì phải; còn những giống ác sẵn có thì không đúng.

Thầy Tuân nói: “Người mới sanh tánh ác”. Nói như vậy thì chỉ cho giống ác mới sinh là phải, còn những người giống lành mới sanh thì không đúng, vì thầy Mạnh và thầy Tuân nói đến “tánh”,nhưng đều không biết cái nghĩa “chủng tử” (hạt giống).

Duy có ông Cao Tử nói: “Tánh người không phải thiện và ác”. Oâng Dương Tử lại nói: “Tánh người lành và dữ lẫn lộn”. Hai ông này nói “tánh”, thì gần với bên Duy thức nói nghĩa “chủng tử thông cả 3 tánh”. (Thiện, ác và vô ký).

Phật căn cứ theo sự có hạt giống “vô lậu” hay không, mà phân chia tất cả chúng sanh ra làm năm loại chủng tánh:

1-     Vô chủng tánh (không có giống vô lậu): Vì những chúng sanh này, chỉ hay phát tâm làm những việc phát tâm làm những việc phước thiện ở thế gian, như bắc cầu, đắp đường v.v… để mong được cầu phước báu cõi Người và cõi Trời, chỉ tạo phước nghiệp về hữu lậu, không có chủng tử vô lậu, nên gọi là “Vô chủng tánh”.

2-     Thinh văn chủng tánh: Vì những chúng sanh này, chỉ nghe theo lý Tứ Đế của Phật mà ngộ đạo, nên gọi là “Thinh văn tánh”.

3-     Độc giác chủng tánh: Vì những chúng sanh này, chỉ tự mình liễu ngộ 12  duyên sinh, mà được thành đạo, nên gọi là “Độc giác tánh”. –Thinh văn và Độc giác, tuy đều có phát hiện hạt giống vô lậu, nhưng vì hai hạng này chỉ đoạn trừ ngã chấp, chưa đoạn được pháp chấp, chưa đoạn được pháp chấp, nên gọi chung là “Nhị thừa chủng tánh”.

4-     Đại thừa chủng tánh: Vì những người này phát tâm Phật, rộng tu lục độ, đoạn trừ  ngã chấp và pháp chấp, quyết định thành Phật, nên gọi là “Phật chủng tánh”.

5-     Bất định chủng tánh: Vì những chúng sanh này, sẵn có hạt giống vô lậu và hữu lậu, nếu gặp Đại thừa giáo hóa thì thành Phật, còn gặp Nhị thừa giáo hóa thì thành Thinh văn và Duyên giác, vì tánh bất định, nên gọi là “Bất định chủng tánh”.

Năm chủng tánh

Vô chủng tánh (không có giống vô lậu) tức là Nhơn và Thiên.

Thinh văn chủng tánh.

Duyên giác chủng tánh.

Đại thừa chủng tánh (Bồ tát).

Bất định chủng tánh (không nhứt định Đại thừa hay tiểu thừa).

Món đầu gọi là “Vô chủng tánh”, nghĩa là không có chủng tánh vô lậu. Bốn món sau gọi là “Hữu chủng tánh” nghĩa là có chủng tánh vô lậu.

Đức Khổng Tử nói: “Duy có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu, thì tánh không đổi dời”. Trong kinh Phật nói: “Không chủng tánh” tức là đức Khổng Tử chỉ cho “kẻ hạ ngu, tánh không đổi dời”. Trong kinh nói “Thinh văn, Duyên giác và Phật chủng tánh”, tức là đức Khổng Tử nói “bậc Thượng trí, tánh không dời đổi”.

Cũng có thể nói: Những hạng “Vô chủng tánh” là vì họ mê chấp  ở nơi ngã và pháp vậy. Hàng Thinh văn và Duyên giác tuy phá trừ được “ngã chấp” nhưng còn “pháp chấp” , nên cũng còn thuộc về hạng hạ ngu không dời đổi. Duy có bậc Đại thừa Bồ tát đã phá trừ ngã chấp và pháp chấp, đặng “Nhất thiết chủng trí”, nên gọi là “bậc Trí không dời đổi”.

Đức Khổng Tử nói: “Tánh tương cận, tập tương viễn” (Tánh của mỗi người thì gần nhau nhưng vì sự huân tập mà xa nhau) đó là chỉ cho những người gần gũi Đại thừa thì huân tập theo Đại thừa, còn gần gủi Tiểu thừa thì huân tập theo Tiểu thừa, tánh không nhất định, nên gọi là “Bất định chủng tánh”.

III. CHỦNG TỬ HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Chủng tử tuy chứa trong Thức thứ Tám, nhưng không phải có hình thể riêng khác, nó chính là tướng phần của Thức thứ Tám. Tánh chất của chủng tử hữu lậu thì đồng với tánh chất của Thức thứ Tám là vô ký (không nhất định thiện hay ác). Nếu căn cứ theo cái nhân đã tạo trong quá khứ và cái quả sẽ sanh trong vị lai của chủng tử hữu lậu mà luận thì thông cả ba tánh là: Thiện, ác và vô ký. Còn tánh chất của chủng tử vô lậu thì thuần thiện không thuộc về ác và vô ký, cho nên không đồng tánh chất với Bản Thức (Thức thứ Tám). Trong Thành Duy Thức Luận nói: “Các chủng tử hữu lậu cùng với Bản thể của Thức thứ Tám không khác, vì đều thuộc về tánh vô ký. Nhưng nhân  và quả của chủng tử đều có thiện, ác và vô ký. Còn các chủng tử vô lậu thì không phải thuộc về tánh vô ký như Thức Dị thục  (Thức thứ Tám), vì nhơn và quả của chủng tử vô lậu là thuộc về tánh thiện, nên chỉ gọi là “Thiện”.

Tánh chất của chủng tử:

Hữu lậu chủng:  – Nhân và quả của hữu lậu chủng tử, thì thông cả 3 tánh: Thiện, ác và vô ký.

– Khi chủng tử ở trong Tạng thức, thì đồng tánh vô ký với Dị thục thức.

Vô lậu chủng:    – Tánh thuần thiện.

– Không đồng tánh với Dị thục thức.

Đoạn này có thể làm tỷ dụ: Như nước chứa trong biển , cùng với biển không khác; cũng như chủng tử chứa trong Tạng thức, cùng với Tạng thức không khác. Còn nước ở trăm sông (là cái nhân để chảy về biển), thì tánh chất của nó mặn, lạt, trong, đục không đồng; dụ như cái nhân của chủng tử có ba tánh: Thiện, ác và vô ký. Đến khi nước  trăm sông chảy về biển, thì đồng tánh với nước biển. Dụ như các pháp khi huân vào Dị thục thức, thì đồng tánh vô ký như Dị thục thức.

Nếu nước biển chảy ra trăm sông, thì thành tánh nước sông, có trong, đục, mặn, lạt không đồng, là dụ cho khi chủng tử khởi ra quả (hiện hành) cũng có ba tánh là: Thiện, ác và vô ký.

Duy có các loại châu ngọc quý báu chứa trong biển, thì trước sau đều quý, không phải tánh chất tạp nhiễm của biển có thể so sánh được. Dụ như các chủng tử vô lậu chứa trong Tạng thức, nhân và quả đều thuần thiện, không phải đồng tánh chất tạp nhiễm với Tạng thức.

Tạng thức (biển)

1- Hữu lậu chủng (dụ nước biển)

a) Các pháp huân vào Tạng thức (sông chảy vào biển).

b) Chủng tử khởi ra hiện hành (biển chảy ra sông).

Đồng có ba tánh: Thiện, ác và vô ký (đều hữu lậu)

2- Vô lậu chủng (dụ châu ngọc)

Tánh thuần thiện vô lậu, khác với Tạng thức (như châu ngọc, không đồng tánh tạp nhiễm với biển).

IV. TÁNH NGƯỜI CHẲNG PHẢI VỐN LÀNH

Thế tục truyền nhau học quyển Tam tự kinh, câu khởi đầu nói rằng: “Người mới sinh, tánh vốn lành” (nhơn chi sơ, tánh bổn thiện) tức là y theo thuyết Thầy Mạnh nói “người tánh lành”.

Khi đã gọi là “tánh”, thì quyết định không dời đổi. Nếu quả thật “tánh người vốn lành”, tại sao trong thế gian còn có người ác? Lại nữa, “tánh người đã vốn lành”, thì không cần phải giáo hóa, tại sao đức Khổng, thầy Mạnh và các vị Nho gia đời sau còn chép kinh sách rất nhiều để lại dạy đời làm gì? Và tánh của người nếu đều là Thiện, thì trong Tam tự  kinh nên nói rằng “tánh đồng nhau” mà không được nói “tánh gần nhau” (tánh tương cận). Lại nữa, nếy “tánh người quyết định là lành”, thì nó không thay đổi, cũng như ngọc Kim cương không hoại; tại sao trong Tam tự kinh nói: “Vì tập luyện mà nó xa nhau” (tập tương viễn)?

V. TRONG TAM TỰ KINH NÓI “VÌ TẬP LUYỆN NÊN XA NHAU” (TẬP TƯƠNG VIỄN) TỨC LÀ BÊN DUY THỨC NÓI NGHĨA CHỮ “HUÂN TẬP”

Trong Tam tự kinh nói: “Tánh người gần nhau, vì tập luyện nên xa nhau” (tánh tương cận, tập tương viễn). Đó là theo thuyết của đức Khổng Tử, so với lý Duy Thức không trái. Nhà Duy thức nói: “Tánh của Thức A lại da là vô phú vô ký”. Có thể nói: “Đó là nghĩa “tương cận”  (gần nhau) như bên sách Tam tự kinh. Thức A lại da này lại hàm chứa tất cả hạt giống (chủng tử) lành dữ; rồi từ hạt giống này lại phát khởi hiện hành (phát hiện ra hành tướng)  sanh ra tất cả các pháp. Các pháp hiện hành trở lại huân tập vào Tạng thức, thành ra chủng tử; rồi từ chủng tử đó, lại khởi hiện hành nữa v.v… Bởi cùng nhau huân tập như vậy, nên từ “tánh gần nhau” (tánh tương cận) rồi lần hồi “xa nhau” (tập tương viễn), đó cũng là lẽ tất nhiên vậy.

VI. HUÂN SANH, HUÂN TRƯỞNG

Nay nói mộ tỷ dụ, để chỉ rõ hình trạng của sự huân tập. Như hiện nay chúng ta nghe Phật pháp: từ Nhĩ thức nghe tiếng nói pháp, rồi huân tập vào Tạng thức. Nếu trong Tạng thức từ hồi nào đến giờ không có chủng tử (hạt giống) Phật pháp, nay bắt đầu từ đây, dần dần huân vào mới thành hạt giống vô lậu (phật pháp) thì gọi là “huân sanh” (huân tập mới sanh). Còn trong Tạng thức nếu đã sẵn có hạt giống Phật pháp, hôm nay do nghe Phật pháp huân thêm vào Tạng thức, làm cho trưởng thành hạt giống vô lậu, thì gọi là “huân trưởng” (huân tập trưởng thành). Ngoài ra như nghe những tiếng dâm ô v.v… huân tập vào Tạng thức thành hạt giống hữu lậu vậy.

Huân tập

Huân sanh (mới sanh): mới nghe Phật pháp.

Huân trưởng (trưởng thành): có thể giảng Phật pháp được.

VII. CHỦNG TỬ KHỞI HIỆN HÀNH CÓ CHẬM VÀ MAU

Chủng tử khi mới huân sanh, lực lượng còn yếu, như hạt đậu chưa già, dù gặp trợ duyên cũng không thể phát khởi ra hiện hành được. Còn chủng tử huân tập đã lâu, được trưởng thành, thì lực lượng nó rất mạnh, cũng như hạt đậu đã già, vừa gặp trợ duyên thì liền phát khởi ra hiện hành.

Trong thế gian những người mới nghe Phật pháp, không thể  giảng liền lại được, vì trong Tạng thức của họ từ hồi nào đến giờ không có hạt giống Phật pháp, hôm nay  mới vừa huân sanh, nên không thể  khởi liền ra hiện hành (quả) được.

Còn người nghe Phật pháp được đôi ba kỳ, có thể nói lại được, thì biết người này, trước kia đã có huân sanh hạt giống vô lậu (Phật pháp), hôm nay lại huân trưởng, cho nên mới phát khởira hiện hành được.

Nếu như người mới vừa nghe Phật pháp qua một lần, mà liền giảng lại được, như đức Lục Tổ Huệ Năng nghe tụng Kinh Kim Cang, liền được đại ngộ v v…  thì biết những bậc này, đã sẵn có hạt giống vô lậu rất mạnh, cho nên khi gặp thuận duyên, một phen huân tập vào, liền phát khởi ra hiện hành.

VIII. NIỆM PHẬT HUÂN THÀNH HẠT GIỐNG PHẬT (VÔ LẬU)

Do nghĩa huân tập này, nên cũng có thể nói rõ lợi ích sự niệm Phật, không luận người nào, hoặc sẵn có hạt giống vô lậu hay không có, miễn bảo họ niệm một câu “A di da Phật”, thì cái niệm này liền huân vào Tạng thức. Nếu người nào trong Tạng thức không có hạt giống vô lậu, thì nó huân vào làm cho sanh ra, còn người nào trong Tạng thức đã có hạt giống vô lậu, thì nó huân vào làm cho trưởng thành. Huân tập như vậy, từ một niệm cho đến ngàn muôn niệm, từ một ngày cho đến ngàn muôn ngày, lần lần huân tập hạt giống vô lậu mới phát sinh hay trưởng thành.

Khi hạt giống vô lậu chứa đầy trong Tạng thức rồi, thì không còn chỗ nào dung chứa giống hữu lậu nữa, cố nhiên hạt giống hữu lậu phải tự tiêu diệt, lúc bấy giờ chỉ thuần một thứ vô lậu. Cũng như đất ruộng khi cấy mạ lúa đầy hết rồi, thì cỏ không thể phát sanh được. Do nghĩa này nên người đời thường nói: “Dùng niệm Phật để trừ vọng niệm”.Nói như vậy là không rõ nghĩa “niệm Phật”. Vì phương pháp “niệm Phật” thường thời để khởi “chánh niệm”, làm cho vọng niệm không thể xen vào.

IX. CHỦNG TỬ VÀ HIỆN HÀNH CÙNG NHAU LÀM NHÂN, QUẢ

Chủng tử và hiện hành thay đổi nhau làm nhân, quả. Như trong Tạng thức của chúng ta đây đã sẵn chứa chủng tử Phật pháp (nhân), cho nên nay mới khởi hiện hành là nói pháp cho chúng sanh nghe (quả). Như thế gọi là “Chủng tử sanh hiện hành”.

Lại nữa, chúng sanh hiện nghe pháp là “nhân”, huân vào Tạng thức thành hạt giống Phật là “quả”. Nên gọi là: “Hiện hành huân chủng tử”. Cho biết: Chủng tử và hiện hnàh có thể cùng nhau làm nhân làm quả.

Nhân quả đối nhau

1.  Chủng tử sanh hiện hành:

Nhân: Chủng tử

Quả: Hiện hành

2.  Hiện hành huân chủng tử:

Nhân : Hiện hành

Quả: Chủng tử

X. NHÂN VÀ QUẢ ĐỒNG THỜI VÀ KHÁC THỜI

Phàm chủng tử hay hiện hành tự nó sanh hay trợ giúp nhau sanh, đều gọi là “nhân, quả” cả. “Nhân” với “Quả” có thể đồng thời trực tiếp sanh hay khác thời gián tiếp sanh. Như  “chủng tử sanh hiện hành” và “hiện hành huân chủng tử”, thì chủng tử với hiện hành quyết phải đồng thời và tương ứng nên gọi là” đồng thời nhân quả”. Trong Thành Duy Thức đã nói: “Chủng tử sanh hiện hành, hiện hành huân chủng tử, ba pháp (chủng, hiện, hành) đắp đổi sanh nhau, như cái cân giá hai đầu, bên này cao thì đồng thời bên kia thấp, nên gọi là “nhân quả đồng thời”.

Khi pháp “hiện hành” này với pháp hiện hành kia, giúp nhau sanh khởi, thì gọi là “hiện sanh hiện”; cũng là “đồng thời nhân quả”.

Còn khi chủng tử với chủng tử, đồng loại sanh nhau, thì gọi là “chủng sanh chủng”. Chủng tử trước diệt, chủng tử sau  mới sanh, tít tắc tương tục. Như người đi đường, phải chân trước bước  đi rồi, chân sau mới bước đến, không thể đồng thời được, nên gọi là “dị thời nhân quả”.

Nhân và quả
1.  Nhân quả đồng thời và trực tiếp
Chủng sanh Hiện

Hiện huân Chủng

Hiện sanh hiện
2. Nhân quả dị thời và gián tiếp

Chủng sanh chủng

Dịch giả: HT. THÍCH THIỆN HOA